Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những lời hay trong lẽ Đạo

02/04/201313:00(Xem: 4381)
Những lời hay trong lẽ Đạo

 

lotus_12NHỮNG LỜI HAY TRONG LẼ ĐẠO


Thiện Phúc
---o0o---

·Những người con Phật là những người có lỗi biết nhận và biết sửa.

·Người con Phật luôn biết tu tâm , sửa tánh và hướng thượng.

·Người con Phật, không còn có kẻ thù nào cả, nếu có chăng thì chúng là tham, sân, si mà thôi.

·Người con Phật luôn tìm và kết thân với tinh tấn, phục thiện, thức tỉnh, nhẫn nhục và trí huệ.

·Người con Phật luôn có tình thương nên không màng đến giàu nghèo. Người luôn màng đến giàu nghèo không phải là người con Phật.

·Ít nói chuyện quấy của người thật là khó làm, tuy nhiên người con Phật quyết tâm làm cho bằng được chuyện khó làm này.

·Nhà nên lợp vào lúc trời chưa mưa, người nên tu lúc hãy còn linh mẫn.

·Phàm phu khó buông bỏ thị phi phải quấy, nhưng người con Phật quyết tâm buông bỏ tất cả để cho thân tâm hằng thanh tịnh.

·Người thật sự là con Phật chỉ luôn thấy lỗi của mình, chứ không thấy lỗi của người.

·Người con Phật luôn tử tế với mọi người, ngay cả những người nhục mạ mình.

·Người không biết bố thí không phải là con Phật .

·Phàm phu thì thật là khó bỏ những thói quen tập nhiễm, chỉ có Phật mới hoàn toàn xả bỏ những thứ ấy. Người con Phật quyết học theo Phật chứ không học theo phàm phu

·Người con Phật luôn giữ gìn giới đức và đạo hạnh.

·Người con Phật quyết không làm khổ một ai .

·Người con Phật không bao giờ làm cho ai lo sợ và bất an.

·Người con Phật quyết không chạy theo những cái vui sướng giả tạm của phàm phu.

·Người con Phật luôn sống đời đơn giản, tịnh hạnh, không bon chen đua đòi, không say mê ái nhiễm và không làm nô lệ cho dục vọng.

·Người con Phật luôn sống vượt lên khỏi những đam mê ái nhiễm thấp hèn như những đóa sen vượt lên từ trong bùn.

·Người con Phật coi tiền tài danh lợi như nước chảy qua cầu, hoặc như gió thoảng mây bay. Có đó rồi hết đó, biết vậy để đừng ham tìm cầu và đừng luyến tiếc khi bị mất mát.

·Người con Phật không bao giờ bị ràng buộc bởi ăn sang, mặc đẹp, nhà cao, cửa rộng...

·Người con Phật chân chánh không bao giờ vướng mắc vào cố chấp của bản ngã.

·Người con Phật quyết chí đi vào đại lộ giải thoát mà Đức Từ Phụ đã xây tự năm nào để thoát cho ra khỏi căn nhà lửa Tam giới ngũ dục, ra khỏi cảnh sanh, lão, bệnh, tử, và ra khỏi những vô minh phiền não.

·Chúng sanh như người bệnh, thiện tri thức như bác sĩ, lời dạy của thiện tri thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh.

·Người tu thì không nói chuyện dong dài, cũng không bàn luận thế sự tạp nhạp.

·Tu hành là tìm lại Bản Lai Diện Mục. Pháp môn mà ta cần có để tu tập chính là Pháp ở trong tâm.

·Tu là tu cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

·Tu là diệt trừ tham, sân, si để đạt đến chỗ thân, khẩu và ý đều thanh tịnh.

·Tu là biết mình sai mỗi khi khởi tâm động niệm.

·Nghe ai nói ta tốt mà lấy làm vui, ai nói xấu thì lấy làm khó chịu thì phải coi chừng vì ta chưa thực tu đấy.

·Hay nói xấu kẻ khác, hay nói người khác sai thì hãy coi chừng vì ta chưa biết tu đấy.

·Có hai thứ hành trang thừa thải mà người tu không nên có : Mắt hay nhìn sắc đẹp và tai hay thích nghe chuyện thị phi.

·Không dứt được tham, sân, si thì sẽ không bao giờ phát trí huệ.

·Chỉ cần một niệm tham khởi lên là vẫn còn luân hồi sanh tử.

·Người tu mà biết bớt đi một chút tham, hoặc một vọng niệm là biết mình đang rút ngắn đường giải thoát.

·Còn cứng đầu, cố chấp là chưa tu.

·Có tài trí mà không tu thì chỉ suy nghĩ lăng xăng.

·Tu là biết rằng hể tạo thêm nghiệp chướng là tự mang thêm phiền não, không có chánh niệm thì vọng niệm lấn lướt.

·Một cái tâm sợ hãi thì làm gì có tâm an định.

·Không có cái gì không làm được, chỉ sợ mình không quyết chí làm mà thôi.

Hãy luôn nghĩ rằng ta cũng có khả năng tu và khả năng thành Phật.

(Trích Đạo Phật trong đời sống của Thiện Phúc)




--- o0o ---
Vi tính: Thanh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5784)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
05/04/2013(Xem: 5604)
Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạy vì Đức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này ...
06/10/2012(Xem: 1697)
Nơi này trời đã bắt đầu vào Xuân từ mấy tuần trước, vậy mà sáng nay thức dậy nhìn ra ngoài, thấy tuyết phủ trắng sân nhà. Vào những ngày tháng giao mùa thì trời đất không đoán biết được. Thành phố tôi ở có bốn mùa rõ rệt, và mùa xuân có hoa nở thật đẹp. Một buổi sáng trên con đường đến sở làm, chợt thấy những hoa vàng, đỏ, tím xuất hiện đầy trên những cành cây, bụi cỏ bên đường, mà dường như hôm trước chỉ là những cành cây khô trụi lá. Triết gia Ralph Waldo Emerson có viết rằng “The Earth laughs in flowers”, mặt đất cười bằng những đóa hoa. Mùa xuân, vũ trụ chung quanh tôi đang nở trăm ngàn những nụ cười đầy màu sắc. Mỗi đóa hoa là một nụ cười tươi, là một hạnh phúc nhỏ trên con đường chúng ta đi.
01/07/2012(Xem: 1620)
Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.
24/06/2012(Xem: 1594)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong. Danh tiếng cũng là một trong năm món dục được chúng sinh ưa thích, tham đắm cần phải loại trừ. Cả hai phương diện danh và thực này nếu tương ưng nhau thì quá tốt, nếu có thực mà không danh thì càng hay, nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa.
20/06/2012(Xem: 1695)
Trong các việc làm phước thiện thì biên chép và ấn tống kinh điển luôn được khuyến khích và ca ngợi, vì lợi lạc của nó đối với người làm phước thật nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn. Thời xưa, khi các phương tiện ấn loát còn thô sơ thì chép kinh thành nhiều phiên bản để tụng đọc là hình thức phổ biến.
02/05/2012(Xem: 5633)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
01/05/2012(Xem: 10663)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]