Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đốt lá

28/05/201316:04(Xem: 1642)
Đốt lá
Đốt lá
Edie Cuttler
Nhị Tường dịch

---o0o---

Ông tôi, rất yêu mùa thu. Mỗi năm vào cuối tháng mười, ông hay gom những chiếc lá rụng trên sân thành đống bên đường rồi đốt.


Dọc theo các con đường, có thể trông thấy những đống lá đang cháy. Tôi thường tự hỏi có phải nghi lễ tống táng những chiếc lá này đã có kế hoạch từ trước hay không. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ nghe ông tôi gọi điện cho bất kỳ ai để nói, “Thế là, hôm nay là ngày chúng ta sẽ găp nhau bên đường nhé”. Không, không có điều gì đại loại như thế diễn ra. Khi những cơn gió đã lặng, những ngọn lửa bắt đầu cháy lên lúc chiều tà, và tiếp tục vài giờ nữa trong hoàng hôn. Những đốm tàn vẫn còn có thể thấy rõ khi những đứa trẻ chúng tôi vào trong nhà.


Việc đốt lá đã trở thành một sinh hoạt của gia đình, một phần của mùa thu mà tôi vẫn mong đợi từng năm. Những người lớn cào suốt cả ngày, cố giữ không để cho bọn trẻ vui nhộn chạy vào và dẫm lên trước khi nó được gom vào bên đường. Từ thời thơ ấu, tôi đã rất thích nghe những tiếng lách tách của lá cháy cũng như nhận biết sự quyến rũ và nguy hiểm của ngọn lửa.


Những người bạn láng giềng chuyện trò và bình luận về thời cuộc. Đàn ông thích nói về những chuyện như thế. Bà tôi nướng những chiếc bánh và mời những người bạn già. Những người khách vẫn cứ lưu luyến chưa muốn về dù lửa đã tàn, họ nói về mùa đông đang tới. Ông tôi, đứng bên ngoài, chặn những chiếc lá bướng bỉnh, giữ cho khỏi phải đốt lại những chiếc lá thoát ra ngoài.


Khi còn là một đứa trẻ, tôi chưa bao giờ hỏi vì sao ông yêu thích việc đốt lá. Tôi cho rằng mọi người đốt lá vào tháng 10 và ông làm công việc đó là đương nhiên. Khi trưởng thành, tôi bỗng thấy chính mình ngồi bên lề đường chuyện trò với ông trong buổi hoàng hôn. Và tôi bỗng nhận ra rằng đó không chỉ là một công việc nhỏ mọn hàng năm cho ông. Ông có lần kể cho tôi nghe những lần ông cố đã đốt lá trên mảnh đất nhỏ của họ ở vùng đồi Pennsylvania. Ông cố của tôi là một thợ mỏ và có rất ít thời gian để vui đùa cùng với gia đình. Ông tôi và mười anh chị của ông đều trông đợi cái khoảnh khắc quí báu ấy vào dịp ông cố đốt những chiếc lá.


Ông tôi là người trầm lặng và không thích nói nhiều. Sau nhiều năm làm việc ở những hầm mỏ lộ thiên, ông vẫn giữ một dáng dấp lực lưỡng, nhưng đi đứng chậm chạp và luôn có mục đích. Ông và bà là nơi nương tựa bất biến nhiều năm cho tôi khi cha mẹ tôi và tôi sống đời di dân trong thời chiến. Ông bà tôi hiếm khi đi đâu. Ngôi nhà, tập quán sinh hoạt của họ luôn là chỗ dựa bền vững mà tôi níu giữ thân thiết nhất khi mình lớn lên.


Thế rồi đầu một mùa hè, bà nội mất. Mùa thu đó ông dọn đến với bố mẹ tôi. Với những luống hoa, những sở thích , cùng với con cháu, ông dường như hài lòng. Nhưng một buổi cuối tuần khi từ trường đại học trở về, tôi nhận ra ông đang cào những chiếc lá vào bên đường. Mẹ không nói với ông. Tôi nhận ra rằng mình sắp phải là người báo tin buồn. Tôi ra ngoài và giải thích rằng nơi đây, trong thị trấn mới này có luật cấm đốt lá. Tất cả những đám khói đó sẽ bị xem là ô nhiễm môi trường và chính quyền lo lắng về việc hỏa hoạn. Không nói một lời, ông bỏ đi, đôi vai còn thấp hơn lúc đám tang bà. Ông đặt cái cào dựa vào vách và bước vào trong. Những chiếc lá vẫn nằm bên đường cho đến khi những cơn gió cuối thu thổi chúng bay vào trong sân.Một cảm giác buồn bã dậy lên trong tôi trong mùa thu đó. Cả tôi nữa, tôi cũng đã mất đi một điều gì đó không thể thay thế được. Bởi vì những mùa thu sau đó, ông chỉ tỉa cành, xén cây và làm những việc vặt khác chứ không hề cào lá nữa,


Vào năm tôi có mang đứa con thứ 2, được biết ông bị ung thư. Bác sĩ không nghĩ rằng rằng ông sẽ kịp đón lễ Tạ Ơn. Ông gầy hơn và đi đứng chậm chạp hơn bao giờ hết, nhưng tất cả chúng tôi đều dối ông và dối chính mình, rằng ông trông khỏe và chuẩn bị kỳ nghỉ lễ.


Vào giữa tháng 10, tôi đưa ông ra trang trại tôi vừa mua được. Không khí trong lành và mùa hè Ấn độ đang cao điểm. Ông đi bộ vài dặm với Adam, đứa cháu đích tôn, như thể đang kiểm tra đất đai, với những bước chân đo và đầu ngẩng cao. Từ trong sân tôi nhìn thấy ông như hạnh phúc với đứa cháu 4 tuổi hiếu động.


Khi họ trở về, tôi nói với ông rằng ở nơi đây là ngoại ô, chúng tôi sẽ không bị phạt khi đốt lá và ông có vui khi giúp tôi một tay?Lần đầu tiên sau một thời gian dài ông cười thật tươi, ôm chặt lấy tôi và nói: “Cảm ơn cháu, ông sẽ rất vui khi giúp cháu”. Lệ ngập tràn mắt tôi, và sự thân thiết giữa chúng tôi vẫn luôn bền chặt như bao giờ.


Tôi cào, Adam đuổi theo những chiếc lá còn ông giám sát cẩn thận đặt chặn bằng những hòn sỏi. Ông giảng giải cho Adam mối nguy hiểm của lửa. Bài học vốn thường được nghe và yêu thích trong câu chuyện kể trước đi ngủ nhiều năm trước đây.


Thế rồi ông đánh diêm và đống lá đầu tiên bừng cháy. Những sắc màu xoay vòng lung linh. Những chiếc lá cố trốn thoát bị ông gom lại bằng chiếc cào sắt. Đống lửa cháy nhiều giờ trong buổi chiều.


Ông nói bánh và cà phê đêm đó là những món tuyệt hảo cuối cùng cho một trong những ngày đẹp nhất mà ông từng có sau một thời gian dài. Ông ra đi trong giấc ngủ sau đó một tuần.


Vài ngày sau, tôi nhận một lá thư từ Ban Vệ Sinh, thông báo về việc luật cấm đốt lá. Tôi đã không nói dối ông thật sự; họ đã không phạt.


Tôi sẽ luôn nhớ ông và cả….những đống lá đang cháy.



(dịch từ internet)


--- o0o ---
Vi tính: Cát Tường - Diệu Tường
Trình bày: Nhân Văn - Linh Thoại
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 1843)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó như là thực tế của cuộc sống và hiểu cuộc sống thỉnh thoảng là như vậy? Hay là, bạn sẽ bắt đầu phàn nàn về tất cả những bất công ấy?
28/05/2013(Xem: 2561)
Đứa con đầu lòng của tôi, một cháu gái, ra đời ngày 27-7-2002. Tôi cứ tưởng rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng để sinh cháu. Tôi đọc sách và các bài báo viết về việc sinh con và chăm sóc trẻ. Phòng dành riêng cho cháu đã được chuẩn bị sẵn sàng.
24/05/2013(Xem: 2078)
“Một hạt cát rung rinh vũ trụ, Một cánh hoa thắm cả ngàn thu, Dòng sinh hóa lúc tan, lúc tụ, Cả Thiên hà vui cuộc Viễn Du.” Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả
23/04/2013(Xem: 4747)
Thiền Quán, Con Ðường Hạnh Phúc (It's Easier Than You Think) là một quyển sách vui tươi và rất dễ đọc. Tác giả trình bày giáo lý của đức Phật và phương pháp tu tập, bằng các mẩu chuyện về những kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Bà Sylvia Boorstein là một nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) và cũng là một giáo thọ nổi tiếng trong cộng đồng tu học của người Tây Phương.
22/04/2013(Xem: 5797)
Thiền duyệt có nghĩa là sự an vui trong thiền tập. Khi mới bắt đầu tập thiền, tôi tưởng muốn an tâm và phát triển định lực ta cần phải có một sự cố gắng vất vả ghê gớm lắm. Tôi còn nhớ trong khóa tu thiền đầu tiên, tâm tôi cứ suy nghĩ lung tung và chu du đi khắp mọi nơi. Ðến một lúc bực mình quá, tôi tự nhủ là nếu nó xảy ra lần nữa thì tôi sẽ đập đầu vào tường cho biết!
22/04/2013(Xem: 5340)
Bác sĩ Quách Huệ Trân là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất nhiệt thành và tận tâm trong công việc. Lòng từ bi và thuần thành của bà không những đã đem lại sự khích lệ to lớn cho bệnh nhân mà còn cảnh giác cho những người khỏe mạnh, làm cho nhiều người phát tâm học Phật và niệm Phật. Sau đây là bài nói chuyện với các bạn học ở Huệ Trí Phật Học Xã của Đại học Trung Nguyên, nội dung rất phong phú cảm động.
16/04/2013(Xem: 1527)
Basho là một vị thiền sư thi sĩ Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 17, ông cũng được công nhận như một nhà thơ Haiku nổi tiếng nhất của mọi thời đại. Có lần, Basho chia sẻ về nghệ thuật làm thơ của mình như sau, “Trong khi viết, ta đừng để mình bị ngăn cách với thực tại, dầu chỉ là một khoảng cách mỏng như một sợi tóc. Ta chỉ có thể hiểu được cây thông từ ngay chính cây thông, ta chỉ có thể học cây trúc từ chính ngay cây trúc… và cái thấy ấy tự nó sẽ sáng tạo nên bài thơ của mình.”
10/04/2013(Xem: 2279)
Năm tôi mười ba tuổi, vào một buổi tối mùa hè như thường lệ, tôi cùng lũ bạn trong xóm trai có, gái có cùng nhau chơi đá bóng trước sân nhà rộng như sân banh. Cuộc chơi thật hào hứng sôi nổi, tiếng reo hò vang vọng một góc phố. Nhờ khỏe, chạy nhanh, tôi luôn giành được banh về dưới chân tôi. Tôi đang co chân đá trái bóng về phía thằng Tèo, chợt có tiếng mẹ tôi từ trong nhà gọi với ra: - Thơ ơi, vào đây mẹ bảo! Tôi ngừng cuộc chơi, chạy vào: - Dạ, mẹ gọi gì con ạ? - Bà Bắc Hải nhờ con qua viết giùm bà bức thư. Tôi phụng phịu: - Mẹ nhờ chị Quỳnh đi. Con đang chơi mà! Mẹ tôi lắc đầu: - Không, bà Bắc Hải nhờ đích tên con. Con nên qua giúp bà! Miễn cưỡng vâng lời mẹ, tôi vừa đi vừa vùng vằng, phụng phịu.
09/04/2013(Xem: 10470)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 5814)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]