Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoa học & Tâm linh (thơ)

30/09/202416:48(Xem: 1255)
Khoa học & Tâm linh (thơ)


khoa hoc

Khoa học & Tâm linh 


Nhân đọc bài viết khoa học về sự tương quan giữa khối óc và trái tim , kính dâng Thầy bài thơ cảm tác . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Dưới cái nhìn trí tuệ trong thời đại mới.

Người Phật Tử phải thể hiện được…

Bát Chánh Đạo trong sự sống! 

Dùng pháp chăn trâu mang Đạo Phật vào đời 

Tư duy đa chiều theo khoa học sẽ rạng ngời (1) 

Bằng thể hiện 

phương thức phù hợp xã hội phát triển!



Bằng mài dũa, ứng dụng,  hành trì 

kiến thức đã được chiêm nghiệm! 

Nhưng cũng cần 

có một căn cơ tốt thiện lương 

Nền tảng cho năng lượng của yêu thương 

Mà Trái tim  là nơi sản sinh ra các ý nghĩ! 



Chi phối mọi tác động

phức tạp tinh tế giữa Bi, Dũng,  Trí 

Sớm không màng danh lợi, thấu đạt lẽ huyền vi

 Soi rõ bản thân, vạch con đường hành trì 

Kiến tạo cuộc đời bình yên, thoát phiền não 



Đạt mục tiêu khôn ngoan hơn (smarter)

thuận lợi hơn  trên đường đạo! 

Đọc, hiểu kinh sách, khả năng tiếp thu nhanh

Luôn cảm thấy lòng mình trong sáng nhẹ nhàng, 

Không cố chấp theo quan điểm tiêu cực hay tích cực 

Ít  khó chịu với người khác do sân si, bức xúc ! 

Có lẽ người Phật tử thời đại này nên dồi trau

Cân bằng khoa học và tâm linh mới thoát khổ đau 

Mời suy ngẫm, áp dụng vào thời đại mới ! 

-“Chỉ có Tâm linh mới đóng góp vào việc lấp đầy những khoảng trống do những hạn chế mà Khoa học.

-Thiếu vắng Tâm linh thì kiến thức Khoa học không có bến đỗ. Kiến thức Khoa học sẽ chỉ là công cụ vinh thân.

-Khoa học đi cùng với Tâm linh, cũng tức là đi cùng với nhân bản, với lòng vị tha, thì sẽ là một sức mạnh đưa văn minh loài người đến tuyệt đỉnh. 

“Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Religion without science is blind). Einstein



Huệ Hương 

***************************************


(1) Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngõ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Ông đã phát biểu Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân, tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại, đấy sẽ là Đạo Phật




Như  mới hôm qua….




Ngồi nơi đây, nghe  lòng ắp đầy kỷ niệm! 

Thời gian hun hút trôi qua …

mấy chục năm mãi lang thang

Phương trời xa vọng, 

còn đâu những tiếng cười vang

Như vừa mới hôm qua 

mà giấc mơ vội biến tan thành khói !

Có phải con người 

là sinh vật phải hoà nhập xã hội 

Dùng lòng tin tạo sự gắn kết hoà đồng 

Trong quá trình tương tác, nhìn thấu cảm thông 

Luôn cố gắng truyền cảm hứng, động lực tích cực 

Dù rằng  “trong vô thức luôn tiềm ẩn nhiều cảm xúc” 

Chớ đè nén,  cần giải phóng ra khỏi bản thân 

Chỉ khi thoải mái, mới chứng tỏ khả năng 

Biết cách cân bằng, 

tự bảo vệ trước mọi hoàn cảnh! 

Đừng bỏ cuộc, rời xa khi đôi lúc  chán nản 

Dũng cảm, tiến nhanh

 xem mọi việc bắt đầu lại như mới hôm qua 

Mặt tốt mọi vấn để cần phải tìm ra 

Bằng cách …

buông bất cứ gánh nặng nào đang kềm hãm! 

Giải tỏa hết những cảm xúc tiêu cực bi thảm 

Với góc nhìn sâu sắc, reset lại game chơi 

Cho mình một cơ hội chiến thắng sự chơi vơi 

Như tôm hùm thực sự lớn lên bằng cách lột vỏ 

Mạnh mẽ thoát khỏi bản chất cũ, không gò bó!

Huệ Hương 

******************


Khát vọng bẩm sinh!

Bản năng tự nhiên chúng sinh ai chẳng muốn ?

“Vượt qua khổ đau, mong cầu hạnh phúc” !

Khát vọng bẩm sinh này, chừng nào

thực hiện được mới tài

Đừng quên “mọi kế hoạch sẽ thay đổi khi có thiên tai”

Thuận theo ý trời? Con đường duy nhất để tồn tại ?

Làm sao duy trì nghị lực được bền vững mãi?

Trước mắt như hư ảo mù sương,

đến một lúc chợt nhận ra

Phải chăng …

chúng ta đều đang uống thuốc đó mà!

Đừng hiểu lầm tình trạng mình có,

tự siết chặt vào cái bẫy nào cả (1)

Tuy mọi hiện tượng đều vô thường,

nhưng lại quan hệ nhân quả!

Có thể thực hiện được khát vọng bẩm sinh chăng ?

Có thể tư duy đa chiều

với tầm nhìn trong vài chục năm?

Mà nền tảng cho mọi sự phát triển

chính là “ĐẠO ĐỨC TỐT”

Hoà thuận, kiên nhẫn, nhân ái

là phương cách đúng đắn nhất!

Dù cảm xúc luôn thể hiện cực đoan ,

Chỉ có tự cải thiện mới chuyển hóa bình an

Trong thời đại công nghệ hiện đại rất phức tạp !

Để trở thành đại bàng, hưởng lợi lạc

cần sự thực tập đạo Phật!

Không phải của riêng ai, đó là gia tài chung

Quý báu trong nhân loại, khi hiểu rõ cách dùng

Mời tu tập, thực hành “Bát Chánh Đạo “

sẽ thoả mãn mọi khát vọng!


Huệ Hương


**************************

(1) Guy de Maupassant “ Sự hiểu lầm của người khác giống như sợi dây trói buộc bạn. Bạn càng quan tâm, càng biện hộ, sợi dây càng siết chặt, khiến bạn dần ngạt thở giữa sự tự nghi ngờ và tiêu hao bản thân “


***********



Nỗi đau khi không đủ trí tuệ.



Còn gì đau hơn khi biết,

mình đã bỏ qua một quyết định đúng đắn!

Vì không thể trở thành,

người đáng ra phải trở thành

Vì không đủ ý chí,

để theo đuổi sự lựa chọn đã dành

Nỗ lực cá nhân,

muốn cải thiện vươn lên vẫn chưa đạt tới !

Không đủ trí tuệ,

phán đoán nào cũng ngông cuồng nóng vội!

Và sự cống hiến đều rỗng tuếch,

nước chảy bèo trôi

Nếu ví cuộc đời là đại lộ,

chạy mãi, khi nào biết ngừng thôi ?

Muốn chứng tỏ thực lực,

ai tin tưởng công nhận!

Trong thời đại công nghệ hiện đại,

muốn có kiến thức phải tiếp cận!

Hiểu rõ chiến lược, rèn luyện kỹ năng

Thói quen làm việc không ngừng nghỉ

phát triển bản thân

Nếu không thông tuệ sáng suốt,

làm gì đạt được thành tựu?

Hãy trả lời một câu hỏi không bao giờ xưa cũ!

“Thế nào là vô nghĩa

và ý nghĩa của cuộc đời này”

Khi mỗi người ai ai cũng có 24 giờ một ngày

Nỗi đau vì không đủ trí tuệ,

chưa bao giờ trả lời được !

Vì đáp số không phải duy nhất mà phụ thuộc !

Vào cách xác định tầm nhìn tương lai từ ngày hôm nay

Mời chiêm nghiệm vài lời dạy của các bậc anh tài :

1- Maxwell Winston Stone : Đừng sợ khi phải đối mặt với cái chết mà hãy sợ nếu bạn sống một cuộc đời không ý nghĩa.

2- Cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn khi ta biết nhìn lại mình của ngày hôm qua.(Maxwell Winston Stone)

3- Mark Twain: "Sau 20 năm nữa bạn sẽ thất vọng hơn với những gì bạn đã không làm hơn là với những gì mình đã làm. Vì vậy hãy sắn tay áo lên và bước vào thử thách. Nếm trải nó. Khám phá nó. Và mơ ước”.

Rất ao ước dần dần khôn ra

khi đọc nhiều lần, suy nghĩ và ứng dụng!

Huệ Hương









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 12505)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11436)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 10585)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 10772)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9724)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 9512)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 8638)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 9555)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9277)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10069)
Bảy tình (thơ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]