Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi dòng cảm niệm khi phiên tả bài giảng của TT Nguyên Tạng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa"

25/09/202408:14(Xem: 5547)
Đôi dòng cảm niệm khi phiên tả bài giảng của TT Nguyên Tạng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa"
Thieu Khang To Su-tt nguyen tang
tt nguyen tang-17a

Đôi dòng cảm niệm
khi phiên tả bài giảng của TT Nguyên Tạng
về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa"





Nam Mô A Di Đà Phật


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Thầy

 

Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem lại và chỉnh sửa trước khi online.

Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm, nhờ vậy con hiểu thêm được ít nhiều về giáo lý Phật Đà để thêm vào vốn liếng quá ít ỏi của con.

Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng: Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như những khi con ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.

Qua hành trạng của vị Tổ thứ năm nay, ngoài câu niệm Phật, con còn thấy được tình của người Mẹ thương con, mà có lẽ được dẫn dắt qua tiểu sử của Ngài để ca tụng về tình Mẹ cao quý mà không bút mực nào tả xiết, chính người Mẹ đã hiểu, thương con và dẫn dắt con vào con đường Đạo.

Ngài còn hướng dẫn chúng con xa lìa đời ác trược, cũng như nhắc nhở chúng con về lòng hiếu thảo, kính dưỡng Mẹ Cha làm con rất cảm động.

Ngoài ra Thầy đã khéo léo nhắc nhở cho chúng con, kể cho chúng con nghe về hành trạng của Chư vị Tổ Sư qua các thời đại. Trong đó Thầy nhắc tới  tổ thứ chín là Ngài Phục Đà Mật Đa  và Tổ thứ tám là Phật Đà Nan Đề

Khi gặp được Sư Phụ là Phật Đà Nan Đề, Ngài Phục Đà Mật Đa ngồi bật dậy hỏi:

" Cha mẹ chẳng phải thân,

Ai là người chí thân?

Chư Phật phi đạo tôi,

Cái gì là Phật đạo?"

Ở trên cuộc đời này ai là người thân nhất ngoài cha mẹ? trong đạo Phật cái gì là cao nhất? Đạo rốt cuộc là gì?

 

Tổ Phật Đề Đà Na đáp:

" Lời người cùng thân tâm

Cha Mẹ không thể sánh

Hạnh ngươi cùng đạo nghiệp

Chư Phật chính là tâm

Ngoài cầu Phật có tướng

Cùng người không chút giống

Nếu biết bổn tâm ngươi

Chẳng hợp cũng chẳng lìa"

Nói về thế gian thì Cha Mẹ không có gì sánh bằng, còn xuất thế gian thì thân nhất chính là  tâm của mình. Chỗ tột cùng của Đạo chính là tâm. Chư Phật chính là tâm, đó là chỗ rốt ráo cuối cùng.

 

Ngoài ra con cũng rất cảm động khi thấy Thầy đọc bài kệ khuyến tấn người niệm Phật, nhắc đến mẹ Tâm Thái, người Mẹ suốt đời tần tảo vì con mà đã có lần con nghe Thầy kể, Mẹ phải đi mười cây số mỗi ngày, nhỏ mồ hôi trên cánh đồng để cấy lúa nuôi các con, Mẹ tận tụy xỏ từng cọng chiếu để có tiền nuôi đàn con sớm mồ côi cha từ bé, tất cả tình yêu Mẹ dồn cho các con, Mẹ cũng đã ươm hạt giống Bồ Đề cho các con từ thuở ấu thời. Có lẽ vì bao cảnh đời nghiệt ngã mà Mẹ trải qua để cho Mẹ cảm nhận được Tứ Thánh Đế của Đức Phật, sanh ra cuộc đời này là khổ, để rồi từ đó nhận ra con đường, chấp nhận để rồi xả ly.

Ngồi nghe pháp thoại, con thấy Thầy đọc từng chữ, từng câu của Mẹ Tâm Thái, mắt Thầy nhắm lại như tưởng nhớ tới Người, lúc đó con cảm động nên viết:

Thầy ơi, Thầy niệm Di Đà

Con nghe sao thấy thật là dễ thương

Hình mẹ Tâm Thái tấm gương

Trong Thầy ẩn hiện tình thương Mẹ hiền

A Di Đà Phật triền miên

Niệm đi, niệm mãi oan khiên hết liền

Niệm Phật con thấy Mẹ hiền

A Di Đà Phật gắn liền trong con

Thương Mẹ đức hạnh vuông tròn

Mẹ ơi, ân Mẹ như hòn núi cao

A Di Đà Phật khát khao

Như con khát Mẹ tình nào cho con

Kính Mẹ hạnh nguyện vuông tròn

Thương đời dẫn đạo không mòn Mẹ ơi!

A Di Đà Phật muôn nơi

Xa lìa bể khổ qua đời Lạc Bang

Bao năm người đã lang thang

Tìm về bờ giác chốn vàng người đi

Niệm Phật người thoát sân si

Niệm Phật người biết lối đi đường về

 

Bài pháp thoại về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Trung Hoa" với con thật vi diệu, hình ảnh người Cha, người Mẹ tận tụy suốt đời bên con, không quản nhọc nhằn, dù bao năm tháng cưu mang, nuôi con khổ nhọc, chỉ  mong cho con nên người.

Bài tường thuật con viết, con chỉ bỏ đi những chỗ dư thừa và viết lại cho gọn, con viết lại tất cả những bạn đồng tu làm MC, đặt câu hỏi v.v... để mai này khi có ai đó đọc sẽ nhớ lại hình ảnh ngày hôm nay như một kỷ niệm êm đềm, để tìm lại tình Thầy Trò thân thương mà quên đi ngoài kia bao cảnh đời khổ đau hoạn nạn, để cùng cầu nguyện cho thế giới hôm nay, cho Việt Nam ngày mai tươi sáng.

 

Con nghe pháp thoại, viết bài quên đi cảnh bão lụt nơi quê nhà. Hôm nay con vừa xem, sau 13 ngày nơi làng Nủ, con thấy cảnh một người đàn ông mất cả mẹ và vợ con mình, mắt anh nhìn hoang dại, anh đi tìm kiếm ở trong vùng lầy kia... Người ta mang thức ăn biếu, anh cũng không nhận và chỉ xin bốn chiếc áo quan, và rồi hôm kia anh nằm mộng, thấy bé út 1 tuổi của anh báo mộng, từ mờ sáng tinh sương, anh đã ngồi đó chờ đợi, và rồi người ta đã vớt được thi thể cháu dập nát, cả làng đã mang chiếc quan tài, chiếc áo quan lớn hơn cháu, họ bỏ vào tấm mền mới tinh, in những bông hoa vàng, đỏ bỏ vào  chiếc áo quan chôn cháu, cả làng nước mắt đầm đìa. Ôi tình thương của người cha cao quý đã tạo nên sự cảm ứng mà tìm thấy xác con mình bé bỏng, thật linh thiêng!

Giữa cảnh tang thương họ để lên chiếc áo quan một bát cơm và một trái trứng cúng cho cháu, những nắm hương họ đốt lên cho cháu, khói nhang lan tỏa giữa cảnh tan hoang, tạo nên khung cảnh u buồn với những oan hồn vất vưởng ẩn hiện trong lớp khói mây của miền rừng núi,  nhưng con tìm thấy trong đó những dòng nước mắt, họ mừng cho anh tìm thấy xác của tất cả thân nhân, anh đã bế đứa con út, dù không còn sự sống. Con tìm thấy tình người trong cảnh tận cùng của khổ đau.

Con theo làn khói nhang của người dân làng Nủ, con niệm Đức A Di Đà, cầu cho mọi tang thương qua khỏi, cho người dân làng Nủ, hơn ba mươi nóc nhà đã vùi sâu theo con lũ. Con cầu cho các hương linh được thoát vòng sanh tử về miền Tịnh Độ. Con kính mong khi Phật tử về Thầy cùng Tăng Đoàn cầu nguyện cho họ mau siêu thoát:

Một lòng con niệm Di Đà

Cho người trần thế chan hòa niềm vui

Bao nhiêu sự khổ thối lui

Bao nhiêu hạnh phúc vui câu Di Đà

Nguyện cho khắp cả mọi nhà

A Di Đà Phật thoát xa nỗi sầu

 

 

Nam Mô Thiếu Khang Ngũ Tỗ Liên Tông Tịnh Độ Tôn Sư tác đại chứng minh
Offenback, Tây Đức 24/9/2024
Đệ tử Diệu Danh


🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

tt nguyen tang-11tt nguyen tang-23tt nguyen tang-21
Chúng ta thấy rằng cuộc đời của Ngài Thiếu Khang rất là kỳ đặc, sanh ra cho tới năm bảy tuổi Ngài không nói tiếng nào hết, tới năm bảy tuổi bà mẹ mới dẫn Ngài đi chùa, bản tánh của người mẹ rất thương con, dù con không nói được tiếng nào nhưng bà vẫn nói chuyện, vẫn tâm sự với con, dẫn vào Chánh điện lễ Phật chỉ vào tượng Phật hỏi mới biết con mình biết nói, Bà rất cảm động vui mừng vì không ngờ con mình im lặng bảy năm trời hôm nay mới mở miệng nói, mà nói đúng tên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vị Giáo chủ của cõi Ta Bà, thật là tuyệt vời. Khi đọc tiểu sử của Ngài Thiếu Khang Thầy nhớ tới câu chuyện của Tổ thứ chín của Thiền tông Ấn Độ là Tổ Phục Đà Mật Đa (Buddhamitra) đệ tử của Tổ Phật Đà Nan Đề, sanh ra sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khoảng ba trăm năm. 

🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Kính mời xem tiếp bài phiên tả 






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2021(Xem: 7093)
Kính bạch Thầy, do các bài thơ trình pháp về Tổ Sư Thiền càng về sau càng đi về công án nên con rất thích sưu tầm và tư duy . Nhân có trong tay 43 công án của Vua Trần Thái Tông do Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh ghi lại con có bài thơ sau như bắt đầu tìm hiểu thêm . Kính mời Thầy xem cho vui vì con mới bắt đầu a b c để đi vào từng bước một . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Thượng đường giảng dạy chư Tổ Sư . Bao nhiêu công án ... quả không dư ! Tiếc ... trí vô sư chưa hiển lộ , Chừng nào rốt ráo được chữ NHƯ ? Giáo kinh, ngữ lục chưa niêm được ! Chưa hết phân vân ... vốn phàm tư! Khi nào vượt qua chỗ thấy biết Kệ tụng 4 câu ... ngộ THÁI HƯ !!!
14/04/2021(Xem: 12676)
Ai đã từng làm bạn với Lưu Linh, một anh chàng uống rượu như hũ chìm trong các điển tích thơ văn? Ai đã từng làm “thơ say“ truyền cảm xúc cho những người chưa từng biết uống rượu ? Kể ra chắc nhiều vô số! Nhưng siêu đẳng vẫn là thi sĩ họ Vũ tên gọi Hoàng Chương với bài thơ say bất hủ, chỉ cần đọc lên hai câu là đã thấy tinh tú quay cuồng rồi: Em ơi, lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi... say với ai?
10/04/2021(Xem: 6427)
Kính bạch Thầy , bài trình pháp có quên 4 câu thư pháp về chữ Tâm của Thầy đọc thật hay ... Con chợt nghĩ ra bài thơ sau để bổ túc Nghe pháp thoại hết hiểu lầm .. Tâm và Tri Giác ! Giúp rõ ràng phân biệt đâu vọng, đâu chân ! Nhiều câu thơ thâm thuý ...đã xuất thần Kính ghi lại ... mời tri âm tri kỷ thưởng thức : “ Chữ Tâm độc tự thế mà hay Thành bại nên hư bởi chữ này Tuổi trẻ gắng lên ... Già cố giữ Cuộc đời gói gọn cả vào đây “
10/04/2021(Xem: 5510)
Giữa canh tư ngồi thu mình yên lắng, Vạn vật chung quanh ...dường như có linh hồn? Thắp ngọn nến hồng, lung linh tiếng vô ngôn Thông cảm cho phận người Canh cô, Mậu quả!
07/04/2021(Xem: 8040)
Nghe tiếng chim Cu phương trời viễn xứ Chạnh lòng ta miền cố xứ xa xôi ! Áo vai mỏng, gót mòn đời lữ thứ, Nẽo mây ngàn còn đọng bóng chiều trôi.
04/04/2021(Xem: 7241)
Theo Kinh Bi Hoa, tiền thân của Bồ Tát Phổ Hiền là Thái tử Năng Đà Nô, con thứ tư của Vua Vô Tránh Niệm. Nghe lời phụ vương, Thái tử phát tâm cúng dường Đức Phật Bảo Tạng cùng chư Tăng trong ba tháng An cư kiết Hạ. Quan đại thần là Bảo Hải mới khuyên Thái tử hồi hướng công đức về đạo Vô Thượng Bồ Đề, cầu thành Phật hơn là phước báu hữu lậu nhân thiên. Thái tử nghe lời và trước Đức Phật Bảo Tạng, đã phát nguyện hồi hướng Đạo Vô Thượng Chánh Giác, phát Bồ Đề tâm, tu tập vô lượng hạnh nguyện Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, cầu chứng ngôi Phật đạo và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Phổ Hiền Như Lai.
04/04/2021(Xem: 4898)
Sống giữa dương trần tựa chốn tiên, Thênh thang chẳng vướng dạ an ghiền. Sáng lên Đường luật vui bằng hữu, Chiều xuống bồ đoàn tĩnh chút duyên. Được thế cơ may đừng để cạn, Hờn chi phận mỏng phải mang phiền. Xuân qua hạ đến thời thay đổi, Hiểu rõ từng ngày giảm thụy miên. (*)
03/04/2021(Xem: 7783)
Quán Thế Âm Bồ Tát Chánh Pháp Minh Như Lai Phụ tá Di Đà Phật Cõi Cực Lạc phương Tây
02/04/2021(Xem: 5121)
Dòng thời gian! Kính bạch Thầy , tháng tư lại về (nhất là ngày 2/4 năm nào ) được đi hành hương Japan, Korea, Taiwan 16 ngày chung với các bạn của đạo tràng Quảng Đức lần đầu tiên . Kỷ niệm khó quên ....nhưng năm nay chuyện tương lai khó đoán ...nên con có bài thơ này kính dâng Thầy như gọi là tri ân cho sự thuận duyên của Pháp và Kính tặng tất cả những bạn đã đồng hành chung ... Bốn ngày lễ kéo dài mùa Phục Sinh lại đến ! Dòng thời gian lặng lẽ cứ trôi nhanh Hơn một năm ...kinh tế thế giới đóng khoanh Vì hậu quả đại dịch ...phong tỏa mở rồi bế!
01/04/2021(Xem: 10309)
Bài chúc Tết của NS Hoài Linh gây xôn xao MXH: Tự làm thơ hơn 7000 chữ, nhắc đủ 63 tỉnh thành với kiến thức sử địa quá uyên thâm! Trong dịp đầu năm mới, đông đảo các nghệ sĩ trong showbiz Việt đã gửi những lời chúc bình an, sức khoẻ đến với người hâm mộ. Thế nhưng ấn tượng và được netizen chia sẻ nhiều nhất chính là bài thơ chúc Tết được đầu tư và vô cùng sáng tạo của NS Hoài Linh. Ngoài tài làm thơ, NS Hoài Linh còn chứng minh có kiến thức lịch sử và địa lý uyên thâm khi chúc Tết theo đặc trưng từng tỉnh thành ở Việt Nam. Từ những thành phố lớn, đến vùng núi xa xôi, loạt danh lam thắng cảnh, lịch sử thành lập hay đặc nét riêng vùng miền đều được NS Hoài Linh đưa vào bài thơ mang tên Chúc Xuân một cách tài tình. Ngay lập tức, màn chúc Tết có tâm nhất Vbiz của NS Hoài Linh được người hâm mộ "thả tim" và chia sẻ rầm rộ trên MXH. Sau hơn 1 giờ đăng tải, bài thơ chúc Tết hơn 7000 chữ và gần 500 câu của NS Hoài Linh đã nhận được 86 nghìn lượt yêu thích, hàng chục nghìn bình lu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]