Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   
Thieu Khang To Su-tt nguyen tang

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Kính tặng Thượng tọa Giảng sư Thích Nguyên Tạng
và chư Tôn Đức tăng ni cùng quý Phật tử nghe Pháp về Ngũ Tổ Thiếu Khang
20.00 chiều thứ năm 19/9/2024 Âu châu / 4.00 sáng thứ sáu 20/9/2024 Úc châu


Ngũ Tổ Thiếu Khang tạo thiện duyên
Độ hàng thơ ấu hạnh cần chuyên
Một đồng một niệm trì danh Phật
Ba độc ba đường thoát khổ liền
Nhàm chán Ta bà lìa dính mắc
Hân sanh Tịnh độ đến uyên nguyên
Nhất tâm miên mật thường tinh tấn
Khuyến tấn hàm linh Pháp rộng tuyên.

Nam Mô A Di Đà Phật
Brisban, Queensland 20/9/2024
Tâm Quang Tiền Anh Thơ


tt nguyen tang-23

Tùy Cơ Giáo Hoá
(Bát vĩ đồng âm)
-Kính tặng TT. GS Thích Nguyên Tạng và quý Phật Tử tham dự thời Pháp Thoại trên Zoom về Tổ Thiếu Khang- Vị Tổ Thứ 5 Tịnh Độ Tông và kính gởi tặng TT và Trang Nhà Quảng Đức bản dịch Lược Truyện Đại Sư Thiếu Khang Tổ Thứ Năm Tông Tịnh Độ.
-Kính họa bài: Khuyên Người Niệm Phật của PT. Tâm Quang.

Phương tiện tùy cơ hóa chúng duyên
Thiếu Khang ngũ Tổ vận tâm truyền
Noi gương Thiện Đạo hành hương nguyện
Hướng cõi An Bang lễ tượng nguyền
Kiếp Thạch dù mòn lòng chẳng chuyển
Ô Long vẫn giữ chí thường chuyên
Trì danh Phật hiệu luôn khuyên khuyến
Dẫn dắt bao người diệu pháp tuyên…!

Tu Viện An Lạc, California 12 giờ khuya, 19-09-2024
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Kính họa)


tt nguyen tang-00


HOẰNG PHÁP XƯA – NAY

Kính họa y vần lại bài thơ Khuyên Người Niệm Phật của Tâm Quang,
Kính mừng và rất hoan hỷ khi TT Thích Nguyên Tạng đã giảng giải về Ngũ Tổ Thiếu Khang

Niệm Phật nhất tâm là thắng duyên

Tri hành hiệp nhất phải thường chuyên

Long Sơn mỗi niệm hiện hình Phật (1)

Tân Định ấu thơ niệm thưởng tiền (2)

Tịnh độ đạo tràng hằng tấn bước

Ta bà ác trược lìa căn nguyên

Thiếu Khang ngũ Tổ xưa chuyên dạy (3)

Nguyên Tạng thời nay Pháp rộng tuyên (4)



Chùa Pháp Hoa SA, 21/9/2024 (19/8/Giáp Thìn)

TK, Thích Viên Thành

Ghi chú:

(1) Tại Đạo Tràng Tịnh Độ Ô Long Sơn: Thiếu Khang Đại Sư mỗi câu niệm Phật đều có thấy Phật hiện ra nơi miệng.

(2) (3) Nhờ có túc duyên với Phật và khi xưa ở tại Tân Định, Thiếu Khang Đại Sư đã thưởng tiền cho trẻ thơ biết niệm Phật, từ đó cả làng phát tâm thờ cúng niệm Phật rất nhiều.

(4) Ngày nay TT Thích Nguyên Tạng đã thành lập Trang Nhà Quảng Đức, rộng tuyên Pháp Phật ra khắp năm châu, cũng lợi ích vô biên.





tt nguyen tang-17b



Thiếu Khang Ngũ Tổ

 Cảm hoạ bài thơ KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT của cư sĩ Tâm Quang Brisbane 
Kính dâng Thượng toạ Giảng sư Thích Nguyên Tạng

Thiếu Khang Ngũ Tổ lắng trần duyên
Trí huệ thời thơ vốn ứng liền
Đến bởi thiền môn công hạnh tỏ
Thương vì cõi thế Pháp tông truyền
Di Đà nguyện lực Tâm kinh sáng
Tịnh độ nương cầu bổn tánh viên
Nguyên Tạng giảng sư nay khởi thuyết
Soi vầng tuệ nhãn… thắm hương liên…

SG, 20/09/2024
PT. Minh Đạo









🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

- 🌹Thiếu Khang Liên Tông Ngũ Tổ (thơ)
- 🌹Khuyên Người Niệm Phật (thơ)

- 🌹Lược truyện Đại Sư Thiếu Khang, Tổ Thứ Năm Tông Tịnh Độ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 59472)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 8771)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 8925)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11239)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 11043)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9317)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9875)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11581)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9609)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 12038)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]