Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô thường (chùm thơ của Giáo Sư Nguyễn Khuê)

15/08/202409:53(Xem: 2773)
Vô thường (chùm thơ của Giáo Sư Nguyễn Khuê)

giao su nguyen khue

Người đưa đò 

1. Đưa đò

Nửa thế kỷ qua một chiếc đò

Việc đời sớm mặc kẻ đôi co

Bến sông đưa khách lòng thanh thản

Gác mái lâng lâng chắng chút lo.


2. Con đò

Đò là để qua sông
Lên bờ bỏ đò lại

Người qua sông đi mãi

Bến cũ chiến đò không.


3. Đò ngang

Một chiếc đò ngang mấy chục năm

Đôi bờ đưa khách vẫn âm thầm

Giờ đây ván nát đò tơi tả

Sào cắm sông trăng lặng lẽ nằm.


4. Giã từ bến sông

Ông lái đò suốt một đời chở khách

Trên sông đưa lớp lớp người qua

Chợt một hôm soi mình mặt nước

Thấy mái đầu đã tuyết sương .

Rồi một chiều từ giã bến sông

Bên bờ để lại chiếc thuyền không

Hoàng hôn tím ngát bên sông lạnh

Mây trắng trời cao thanh thản trộng...


5. Về đâu

Sẽ về Tịnh độ Di đà

Hay là vẫn chốn Ta Bà tái sinh?

Về đâu? - Duyên nghiệp minh minh

Luân hồi cõi thế lại xin đưa đò.


6. Từ Covid-19 đến biến chủng Delta

Nàng Covid mười chín
Biến chủng thành Delta
Covid kết người già
Delta thích lớp trẻ

Covid vốn thơ ngây
Phòng chống đã tất tả
Delta thêm dạn dày
Dập dịch càng vất vả

Dịch bùng phát khắp nơi
Chưa từng thấy trên đời
Ai gây ra kiếp nạn
Con người hay Ông Trời?

Thương cho kẻ khó nghèo 
Sống trong thời đại dịch
Cách ly và phong toả
Cuộc sống càng gieo neo.




7. Vô thường

Hoa tàn hoa lại nở
Triều xuống lại triều cường
Âm với dương đắp đổi
Đời là chuỗi vô thường

Sương mai đầu ngọn cỏ
Lấp lánh dưới vầng dương
Một thoáng sương tan biến
Chỉ vô thường là thường

Mây bay khắp bốn phương
Biển xanh cảnh tang thương
Sao dời và vật đổi
Chỉ vô thường là thường

Mọi vật đều như thế
Việc người chẳng khác chi
Có khi thành khi bại
Có lúc thịnh lúc suy.

Nguyễn Khuê


giao su nguyen khue-2

Hoài Niệm Ân
Kính họa chùm thơ của GS. Nguyễn Khuê, Thầy dạy Hán Văn của những năm xa xưa.
Kính niệm ân Thầy. Cầu Phật gia hộ cho GS luôn bình an khỏe mạnh.



Ông Giáo

Ông giáo thuở xưa dạy học trò
Nghiêm từ cẩn mật chẳng so đo
Đúng giờ đúng khắc lời sang sảng
Giảng giải câu từ chữ Hán cho.

Người Thầy

Người Thầy mẫu mực suốt bao năm
Đưa các trò qua bóng nhủ thầm
Kiến thức truyền trao không mệt nghỉ
Bảng đen phấn trắng trải tình thâm

Cõi Đạo
(Bát vĩ đồng âm)

Thuyền từ đưa tiễn khách phong trần
Vượt thoát sông mê thẳng giác ngàn
Cửa Phật thâm huyền yên bến lặng
Đèn thiền sáng tỏ tịnh sương giăng
Như nhiên hiển hiện khơi chơn tuệ
Tịch tĩnh phô bày mở diệu tâm
Nhật nguyệt trên không soi mấy độ
Tăng nhân trì niệm dưỡng lòng an…!

Quy Hướng Phật Đà

Một lòng quy hướng Phật Đà
Nguyền mong ra khỏi Ta Bà tử sinh
Đến đi tự tại phân minh
Về miền Tịnh Độ sen linh chín tầng..!


Tu Viện An Lạc, California, 15-08-2024
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền ( Kính họa)





giao su nguyen khue

ĐƯA ĐÒ
Kính cảm tác chùm thơ của Giáo Sư Nguyễn Khuê


Đưa đò một thuở khách sang sông
Gác mái sao nghe chạnh chút lòng…
Bến cũ người qua nay có ngóng?
Thuyền nhừ đáy thủng lúc còn trông!
Lao xao phận kiếp như đời hỗng!
Lẵng lặng trần duyên chẳng nghĩa hồng!
Ngẫm cả… thôi thì nhìn gió lộng…
Xa dần … cứ rứa vậy mà thông…

SG, 15/08/2024
PT. Minh Đạo





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2021(Xem: 6017)
Phúc cho ai tuổi nào ... còn Sư Phụ .... thầm gọi ! Để nghe thân thương trân quý biết dường bao Trồng người cần thêm tố chất Đạo ... rực rỡ sắc màu Ngày Thầy giáo hãy tôn vinh trân trọng !
17/11/2021(Xem: 5733)
Gọi tên rằng ÚT BẠCH LAN Nụ hoa lan trắng đoan trang diệu thù Vô thường lã cánh phù du Lan hoa thanh tịnh công phu nhẹ nhàng Áo quan trắng toát bạch lan Ngang qua phố thị , người than tiếc rằng : Tâm người lấp loáng ánh trăng Hồn đơn thanh tịnh sáng hằng hà sao
14/11/2021(Xem: 5008)
Tôi học Phật để đi tìm an lạc Tu sửa tâm lánh ác làm điều lành Vào trong chùa có kẻ còn đua tranh Huống chi xã hội điều không tránh khỏi Tôi học Phật từ bi làm cốt lõi Ngoài ra còn học hỏi Văn Tư Tu Lấy tuệ giác để phân tích loại trừ Kẻo không sẽ tu mù trong bể học
14/11/2021(Xem: 5328)
Trước giờ khởi hành ...vang vang tiếng vọng ! “ Sống tốt cuộc đời mình, sẽ được an toàn “ Hương đức hạnh tích tụ sẽ tỏa lan Hãy tinh tấn cố gắng vượt lên ...đột phá !
10/11/2021(Xem: 7501)
Thư giản trong âm nhạc ... tăng nguồn năng lực Để xua tan não phiền hệ lụy chốn nhân gian Để trân quý kiếp người được có đủ giác quan Để đồng cảm chia sẻ .... tiếng hát cao vút Gợi nhớ đến Pháp học ...tâm thái hạnh phúc! Chỉ có trường đời ...tìm được giác ngộ mà thôi Đừng vội vã chạy theo ảo tưởng xa vời Luôn nhớ nghĩ Bồ đề tâm ....trong giấc mộng
08/11/2021(Xem: 5046)
Sách đọc ngàn quyển ...giúp ứng xử nhạy bén ! Huynh đệ đạo hữu ... ngày trước có duyên Gặp nhiều Phật tử tâm, tánh thiện hiền Mỗi mỗi người kiệt tác... tạo hoá vẽ ! Thơ văn xướng họa, đổi trao chia sẻ Nhận ra chí hướng lòng hoan hỷ vô biên Đồng hành thành tín nương tựa nhà thiền Kinh kệ sáng chiều công phu hạ thủ !!
07/11/2021(Xem: 4950)
Niềm an bình thoát ra khi lòng thanh tịnh, Phẩm chất tâm hồn vạn hữu bản lai đồng Êm đềm mát trong ...đáy sâu tĩnh lặng dòng sông Như biết rõ hướng đi, điểm phải đến ! Chữ Đức ...quan trọng khi vận hành sinh mệnh ! Hoà nhập không hoà tan, sinh hoạt hằng ngày Uyển chuyển linh động chấp nhận đổi thay Vai trò mẹ có 2 con kẻ bán ô, người bán nón .
06/11/2021(Xem: 13112)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6629)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
05/11/2021(Xem: 17131)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]