Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Thơ: Những Câu Thơ Tu Tập

10/08/202419:23(Xem: 3007)
Tập Thơ: Những Câu Thơ Tu Tập




phat thuyet phap 2



TẬP THƠ
NHỮNG CÂU THƠ TU TẬP
Tác giả: Cư Sĩ Tâm Lương Dào Mạnh Xuân

🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính thưa Quý bạn đọc,

Chúng tôi trình bày phần dưới đây vì muốn người đọc thơ cần phải hiểu sơ qua về niêm luật thơ.
Vì hiểu niêm luật, khi đọc thơ, thấy đúng niêm luật mới thấy thú vị và hứng khởi để đọc tiếp. Trước khi
vào phần niêm luật, xin được ghi:
*Thanh Bằng gồm dấu Huyền và dấu Ngang.
*Thanh Trắc gồm những dấu: Sắc, Nặng, Hỏi, Ngã.
(A): Niêm Luật Thơ Lục Bát: Xin xem ví dụ:
thơ Truyện Kiều:
(Câu 1): Trăm năm(2) trong cõi(4) người ta.(6)
(Câu 2): Chữ tài(2) chữ mệnh(4) khéo là(6) ghét nhau.(8)
(Câu 3): Trải qua(2) một cuộc(4) bể dâu (6)
(CÂu 4): Những điều(2) trông thấy(4) mà đau (6) đớn lòng.(8)
Nhận xét:
Quy tắc cơ bản của Cặp Câu Lục Bát là các chữ 2, 6, 8 mang thanh BẰNG,
chữ 4 mang thanh TRẮC. Các chữ còn lại tùy ý.
Đuôi câu 1 chữ 6 (ta) Vần với chữ 6 câu 2(là).
Đuôi câu 2 chữ 8(nhau) Vần với chữ 6 đuôi câu 3 (dâu).
Đuôi câu 3 chữ 6 (dâu) Vần với chữ 6 câu 4(đau).
(B):Niêm Luật Thơ 8 chữ. (Niêm luật thơ 9 chữ như thơ 8 chữ.)
(B.1): Để cho câu thơ đọc lên có âm điệu, chúng tôi đã dùng cách gieo vần như thơ LỤC BÁT ở chữ 6 và
8. Ví dụ:
(Câu 1):Một người gặp thất bại hay thành công.(8)
(Câu 2):Tất cả do Phước tích trong(6) cuộc đời.(8)
(Câu 3):Thành công nhiều, Phước có, lần lần vơi.(8)
(Câu 4): Biết vậy, TU PHƯỚC, tức thời(6) Phước tăng.
Quan sát 4 câu thơ trên ta thấy:
● Chữ 8 câu 1(công) vần với chữ 6 câu 2 (trong).
● Chữ 8 câu 2(đời) vần với chữ 8 câu 3 (vơi).
● Chữ 8 câu 3 (vơi) vần với chữ 6 câu 4 (thời).
● Nếu không CÙNG VẦN thì phải cùng THANH.
● Các chữ còn lại không bắt buộc.
(B.2): Ở thơ 8 chữ, chữ cuối câu 1 có thể mang thanh TRẮC. Ví dụ:
Đủ duyên, Con về Hành Hương Đất “Phật”,
Niềm tin vào Đạo càng “thật” sâu “dày”,
Khởi tâm nể kính bạn Đạo, Cô, “Thầy”,
Tinh tấn tu tập cả “ngày”, lẫn đêm,
Cách gieo vần cũng giống phần trên: “Phật” vần với “thật”
: “dày” vần với””Thầy”
: “Thầy” vần với “ngày”
Nhận xét: Nếu làm thơ lục bát, gặp trường hợp ta không thể tìm chữ thanh BẰNG ở các chữ 2, 6, 8 thì
hãy chuyển thành thơ 8 chữ. Xin mời đọc “Một Ngày Ở Bồ Đề Đạo Tràng” trang 164 trong sách này.
(B.3): Ở thơ 8 chữ, nhiều tác giả không áp dụng CÙNG VẦN ở những chữ 6 và 8 như đã trình bày ở trên.
Vì thơ 8 chữ có nhiều cách gieo vần khác nữa nên tùy theo sở thích mỗi người, họ dùng cách nào cũng
được.
3
(C): Niêm luật thơ 7 chữ, 8 câu.
Với “Thơ 7 chữ, 8 câu”. Xem ví dụ:
Thương vợ (Trần Tế Xương)
(1): Quanh năm(2) buôn bán(4) ở mom(6) sông.
2): Nuôi đủ(2) năm con(4) với một(6) chồng,
3): Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
(4): Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(5): Một duyên, hai nợ, âu đành phận.
6): Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
7): Cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
(8): Có chồng hờ hững cũng như không.
(C.a): Nếu chữ 2, câu (1) là thanh BẰNG:
(a1): Thì nhóm (1): bốn câu 1, 4, 5 và 8: các chữ 2 và 6 đều thanh BẰNG.
: Còn chữ 4 phải thanh TRẮC.
(a2): Và nhóm (2): bốn câu 2, 3, 6 và 7 : các chữ 2 và 6 đều phải thanh TRẮC.
: Còn chữ 4 thanh BẰNG.
(a3): Còn về VẦN: * Chữ cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải cùng vần.(vần “ông)
* Chữ cuối các câu 3,5 và 7 không bắt buộc về VẦN.
(a4): chữ 5 và 7 phải khác THANH. Nếu không được vậy thì vẫn có thể dùng cùng THANH.
Ví dụ: “ Một mảnh tình riêng ta với ta.”// “ta” và “ ta” cùng THANH. (Qua Đèo Ngang: thơ Bà Huyện
Thanh Quan)
(C.b):Nếu chữ 2, câu (1) là thanh TRẮC:
(b1): Thì nhóm (1): bốn câu 1, 4, 5 và 8 : các chữ 2 và 6 đều thanh TRẮC.
: Còn chữ 4 phải thanh BẰNG.
(b2): Và nhóm (2): bốn câu 2, 3, 6 và 7 : các chữ 2 và 6 đều phải thanh BẰNG.
: Còn chữ 4 thanh TRẮc.
(b3): Còn về VẦN: * Chữ cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải cùng vần.
* Chữ cuối các câu 3,5 và 7 không bắt buộc về VẦN.
(b4): chữ 5 và 7 phải khác THANH. Nếu áp dụng đúng quy luật này thì khi đọc một bài thơ 7 chữ, 8 câu
(hay 4 câu) ta nghe rất êm tai.
(C.c):Còn thơ 7 chữ, 4 câu: áp dụng niêm luật như 4 câu đầu.
(D):Niêm Luật Thơ Song Thất Lục Bát:
Xin mời đọc ví dụ trong Chinh Phụ Ngâm:
Thuở Trời Đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy.
Ta thấy: “bụi” cùng THANH với “nỗi”. // “Chuyên “vần với “trên”. // “Trên vần với “nên”.
Trong suốt “TẬP THƠ: NHỮNG CÂU THƠ TU TẬP” nếu có những sai sót về niêm luật hoặc những
khiếm khuyết khác, kính mong quý vị thông cảm.

Xin chân thành cảm ơn quý vị. Trân trọng

SAN JOSE, CALIFORNIA ngày 06 tháng 08 năm 2024

Tâm Lương Đào Mạnh Xuân




hoa_sen


HỌC HẠNH NHẪN NHỤC
Hay HẠN CHẾ SÂN HẬN 


Giận, Sân một niệm khởi lên,
Muôn ngàn nghiệp chướng chực bên liền liền.
Vậy điều cần nhớ trước tiên:
Luyện tâm NHẪN NHỤC để yên mọi bề.

Dù ai bêu xấu, mắng chê …
Ta xem như thể không hề chi đâu:
Chú tâm hít thở thật sâu,
Hoặc là niệm Phật nhiều câu chí thành,

Bị oan ức, Phật dạy rằng:
Không bào chữa, nghiệp dễ dàng tiêu tan.
Thực hành: SÂN biến rất nhanh,
Còn không, nhớ thuộc rành rành lời răn:

Trách mình trước, hãy trách nhân.
Cũng làm cơn giận bội phần bớt ngay.
Hay ta tạo ác trước đây,
Nên nay quả báo lộ bày chớ chi!

Còn điều này nữa, nhớ ghi:
Có ai mắng chửi, vội chi giận hờn,
Họ buông những tiếng độc mồm,
Chối từ không nhận, cõi lòng nhẹ đi.

Làm điều này lợi những gì?
Sẽ trừ được họa, một khi im lời.
Tâm hồn an ổn thảnh thơi,
Phát sinh trí huệ, cuộc đời vui tươi.

Còn xem “TA” lớn tựa trời,
Ai mà đụng đến, tức thời nổi sân.
Ấy người ngã mạn, kiêu căng,
Độc tài, cố chấp, hung hăng làm đầu,

Gây người thân lắm khổ đau,
Chửi thề, la lối nặng sao tâm hồn.
No không ngon, giận mất khôn.
Điều hay ấy phải thường ôn trong lòng.

Cả rừng công đức mênh mông,
Đốm SÂN hiện, đốt sạch bong chẳng còn.
Có người SÂN giết vợ, con,
Gây bao án nặng, chẳng còn tính nhân,

Lại đưa lắm bệnh vào thân:
Bệnh tim, mất ngủ bần thần canh thâu,
Huyết cao nữa,... khổ làm sao!
Quá SÂN, đứt mạch máu đầu, chết ngay.

Lửa SÂN thiêu đốt ngày ngày,
Não phiền, tức giận,… vò giày tâm ta.
Nổi SÂN miệng sẽ phóng ra,
Bao nhiêu lời ác, nghiệp ta lãnh phần.

Người SÂN, chết khổ vô ngần,
Đoạ ba đường ác, muôn ngàn đắng cay.
Ôm SÂN, quá khổ thế này!
Hãy mau cố bỏ, chớ chầy nữa chi.
Hãy làm có lợi tức thì:
Thân, tâm bớt bệnh còn gì sướng hơn.

Thành tâm kính mong Quý Bạn Đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố thực tập hằng ngày HỌC
HẠNH NHẪN NHỤC Hay HẠN CHẾ SÂN HẬN để đạt được mục đích là Dẹp Bớt Cái TA. Nếu được
vậy, chúng tôi xin đem công đức có được này hồi hướng tất cả Pháp giới chúng sanh, tương lai đều sanh
về Tịnh độ. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành.
Phần đọc thêm:
Hãy luôn nhớ: chớ chê “nghịch cảnh” của người.(9 chữ)
Có khi gặp QUẢ BÁO ngay đời này thôi.
Nhục Mạ: tội ác khẩu nặng lắm, chẳng chơi!
Một lời nói chín chắn, thảnh thơi tâm hồn!

Tâm Lương Đào Mạnh Xuân

🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️



pdf icon-2
Tập Thơ Những Câu Thơ Tu Tập_Tâm Lương Đào Mạnh Xuân









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2023(Xem: 4433)
Say mê ngũ dục hại thân tâm Danh sắc vây quanh kín lục căn Lục phủ da bì xương máu mủ Cớ chi vì chúng mãi tham sân Giới quy nuôi dưỡng tâm an lạc Duyên hợp vô thường tạo tác nhân Phật pháp dung thông vô lậu hoặc Tư tu trạch Pháp dứt trầm luân
01/06/2023(Xem: 9087)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
01/06/2023(Xem: 6854)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
26/05/2023(Xem: 4515)
Kính bạch HT. Thích Đồng Trí Viện chủ Tu Viện Viên Chiếu, CA. Hoa Kỳ Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Hoa Kỳ từ năm 2012 Bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt Nam Tông, Bắc Tông, Tổ Sư Thiền, Thiền Minh Sát Tuệ.
25/05/2023(Xem: 5807)
Vĩnh viễn chia tay rồi…không còn ngày gặp lại, Đoạn đường ngày trước cùng chung bước tri âm Dăm tháng sau cùng, ……….bịnh già chúng mình phải tự lo thân Chỉ thăm hỏi nhau đôi lần qua điện thoại!!
21/05/2023(Xem: 2794)
Thiền đường điện Phật ngát trầm hương Chuông vẳng xua tan ảo mộng trường Kệ ngọc ngân âm vơi khổ não Kinh vàng vọng tiếng chuyển sầu thương An yên một dạ về chơn thể Tĩnh tại năm căn hướng diệu thường
21/05/2023(Xem: 2691)
“Thủ nhất thanh, Thượng vĩ bệnh” Vững bước đi về cõi tịnh an Vững niềm tin Phật kết thiền tâm Vững lòng thoả nguyện xây bờ thiện Vững chí kiên nguyền giữ bến chân Vững ở nơi đời gìn nghĩa trọng Vững ngồi chốn đạo giữ tình thâm Vững chân dạo khắp trần gian mộng Vững trái tim nồng nuôi đức ân…!
19/05/2023(Xem: 3196)
Kính đa tạ Cổ Đức có thơ chỉ dạy BÁM VÍU (1) Luôn khuyên điều cốt lõi Phật Pháp thôi Toàn bộ Tập đế ( Tham ái) tạo có mặt trên đời Cuối cùng BUÔNG lại là rốt ráo cứu cánh !
19/05/2023(Xem: 4135)
Chúng ta đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu chúng ta có các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Thế giới này là thế giới của ngũ uẩn, cuộc sống này là cuộc sống của ngũ uẩn. Do bị phiền não và vô minh nên tâm bị ngũ uẩn chi phối, dẫn dắt tạo ra những thế giới đầy những lẽ vô thường, bất an. Sự sống của các thân ngũ uẩn là sự sống của tham, sân, si; khi tham sân si có mặt thì thân ngũ uẩn vô thường sẽ có mặt, ngược lại khi tham sân si được đoạn diệt thì thân ngũ uẩn vô thường này cũng sẽ được chấm dứt.
19/05/2023(Xem: 3796)
Thơ là cõi mênh mông, thi nhân là người gởi hồn vào cõi mênh mông đó. Để đi vào hồn của thi nhân một cách trọn vẹn là điều không phải dễ. Có người đã nói: “Tu sĩ phải có tâm hồn nghệ sĩ thì mới sâu sắc phong phú.” Vốn có tâm hồn nhạy cảm, tác giả của tuyển tập thơ đã khéo vận dụng phân chia thời gian qua nhiều phân đoạn, nhiều góc nhìn để tâm hồn được trang trải, được hòa quyện theo từng cung bậc của cảm xúc. Chỉ một từ KHI, mà tác giả đã khéo phân chia trên 30 cung bậc khác nhau như: những khi, đến khi, có khi, nhiều khi..v.v…, để tâm hồn nương vào đó mà cảm nhận giải bày từng trạng thái của tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]