Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học mãi trong đời!

27/05/202407:37(Xem: 2153)
Học mãi trong đời!




hoa dep

Học mãi trong đời! 



Kính bạch Thầy, vào hoàn cảnh hiện tại này nếu viết một bài để chia sẻ quan điểm mình về một vấn đề đang nóng sốt trên mạng xã hội truyền thông là người không có trí tuệ nên có lẽ nói ít , nghe nhiều và im lặng như Chánh pháp là phương cách tốt nhất . ...




Ngôn ngữ Việt, chữ “Mùa” tự thân rất huyền ảo 

Mô tả được chiều dài, rộng, sâu của thời gian 

Nào mùa gặt, mùa thi, 

mùa nhãn, mùa mưa, mùa nắng khô khan 

Ôi đứng cạnh bên chữ Mùa, 

có đôi khi ước lệ nhưng rất độc đáo! 

Thời đại công nghệ, sống xa thiên nhiên, 

tiếp xúc nhiều trên mạng ảo ! 

Trong phòng kính với không khí đã điều hoà 

Cần gì biết đến mùa nào đã vào độ giao thoa 

Và cái quãng “nửa mùa” của kiếp nhân sinh, 

dù chịu nhiều đau đớn nhưng mấy ai biết sợ ! 

Vì mang đến nhiều cảm động sâu sắc đáng nhớ ! 

Hết rồi những nông nổi ngông nghênh của đầu mùa, 

Cũng chưa nếm cái xơ xác mệt mỏi của cuối mùa,

Nó quyến rũ khi nhìn lạ bằng tư duy chiêm nghiệm 

Tuyệt đối  không được ẩn mình dưới dạng phản biện (1) 

Sẽ mang tiếng nửa mùa khi thái độ nước đôi, ăn theo 

Đeo bám một sự kiện, 

phát ngôn tiêu cực, phán đoán lại nghèo!

Suy ngẫm tự vấn lại 

bất cứ vấn đề nào cũng cần học theo lời dạy của Phật (2) 

Đừng biện minh vì  nửa mùa,

nên gặp  phải dây dưa phiền phức.! 

 Huệ Hương 

—————-%%%%%%—————

(1)Phản  biện xã hội không phải là sự chửi mắng, phá phách lộn nhào tất cả mà là những đóng góp thiết thực, nghiêm túc, giàu hàm lượng tri thức, làm tăng khả năng cải tạo thực tại theo hướng tốt đẹp hơn. 

(2) Thiên nhân hỏi Phật: 

Thanh kiếm nào sắc bén nhất? 

Chất độc nào tàn hại nhất? 

Ngọn lửa nào dữ dội nhất? 

Bóng đêm nào đen tối nhất?”

Đức Phật trả lời:

“Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất.

Dục vọng là chất độc tàn hại nhất.

Đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất.

Vô minh là bóng đêm đen tối nhất”.

 
***



Tản mạn về Hiểu và Biết! 

Đừng nghĩ mình quá thông minh, 

về một loại trải nghiệm nào đó ! 

Thật ra để  xác quyết một  nhận thức, 

có 4 cấp độ phải đi qua (1) 

Mỗi người có riêng 

thang tiêu chuẩn cho mình đấy mà 

Để có thể tự hào, 

mình đạt bao nhiêu  phần trăm thành thạo ! 

Cũng đừng vội cho rằng bạn thực sự “hiểu” thấu đáo 

Khi phán xét hành vi ai đó trong tình huống bất ngờ 

Sẽ ngộ nhận khi chưa rõ nguồn cội, căn cơ 

Hiểu và Biết rất khác nhau về triết lý sống ! 

Mỗi một câu châm ngôn, 

cần thực hành theo kỷ năng chủ động!

Đừng vội cho mình đã hiểu 

khi chỉ biết mà chưa làm,

Dù biết nhiều phương pháp 

nhưng không hiểu rõ ngọn ngành 

Nhất là trong thế giới công nghệ, 

đừng chỉ nghe nói thôi mà chưa trải nghiệm 

Tiêu chuẩn giải quyết tốt nhất …là đã từng thực hiện! 

Nếu cứ bình luận mọi thứ bằng con mắt chủ quan

Thì đúng vào hoàn cảnh thực tại 

mọi thứ sẽ không chính xác hoàn toàn.

Do vậy: “Đừng kết oán với tiểu nhân, 

không nịnh bợ quân tử”!

Giữa hiểu và biết, lằn ranh cần khi hữu sự ! 

Huệ Hương 

—————————%%%%%%—————-

((1) - Chưa biết gì về nó - Đã biết về nó thông qua đọc, nghe— Đã hiểu, đã làm qua, hoặc đã trải nghiệm nó—-Đã đọc và thực hành nhiều về nó dẫn đến thành thạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2010(Xem: 12663)
Có lần tôi đi ngang Qua vỉa hè Ðồng Khởi Một bà ôm chiếc gối Ðứng hát như người say
18/09/2010(Xem: 12852)
Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng Đất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ
18/09/2010(Xem: 12195)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
16/09/2010(Xem: 7166)
Chị ơi nếu chị đã yêu Ðã từng lỡ hái ít nhiều đau thương Ðã xa hẳn quãng đời hương Ðã đem lòng gởi gió sương mịt mù
16/09/2010(Xem: 10570)
Nhìn ra trăng nước vơi đầy, Nhìn đời một giấc mộng dài ngắn thôi! Đáy lòng vằng vặc gương soi, Thăng hoa nhân quả đón người thăng hoa!
13/09/2010(Xem: 13832)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
10/09/2010(Xem: 58435)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 8537)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 8700)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 10922)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]