Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Lễ Mẹ (12/5/2024)

12/05/202405:55(Xem: 2329)
Ngày Lễ Mẹ (12/5/2024)


Me_Tam_Thai_2014 (1)

NGÀY LỄ MẸ

 

Thế là ngày lễ mẹ lại về, thế nhân rộn ràng với bao lời chúc, với hoa tươi và những món quà… Những  người con lại có phút giây xao lòng hay chạnh lòng nghĩ về mẹ, tưởng nhớ mẹ. Những nghệ sĩ lại viết thêm bài nhạc, bài văn hay bài thơ mới về chủ đề mẹ. Đời sống hiện đại hôm nay vô cùng hối hả và bận rộn, nhiều khi con người ta vô tình lơ đễnh quên đi ơn nghĩa mẹ cha. Ngày lễ mẹ là một ngày lễ đầy tính nhân văn cao cả, giúp đánh động tâm mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ về mẹ ( về đấng sinh thành nói chung).

 Các bà mẹ trên đời đều vĩ đại cả, theo như một danh nhân phương tây từng nói:” Mẹ là món quà tuyệt vời nhất mà thượng đế ban tặng cho loài người”. Dân gian ta thì thiết thực hơn, gần gũi hơn, thân mật hơn:

” Mẹ già như chuối ba hương

   Như xôi nếp một như đường mía lau”, hoặc đơn giản hơn nữa: “ Không chi bằng cơm với cá, không gì bằng má với con”. Người mẹ thân thiết, ngọt ngào và thơm tho như chuối ba hương. Mẹ như đường mía lau, như bát cơm với cá… Không còn gì gần gũi hơn và thiết yếu hơn những món trên. Mẹ, chính là người tạo ra những món trên và cũng là hiện thân như những thứ ấy. Những đứa con lớn lên nhờ những món này, nhờ sự mang nặng đẻ đau, nhờ sự chăm sóc của mẹ. Những đứa con lớn lên, đủ lông đủ cánh bay xa bốn phương nhưng có mấy ai quên: chuối ba hương, đường mía lau, bát cơm có cá kho… hay nói cách khác có ai quên được người mẹ tần tảo sớm hôm để rồi có mình hôm nay! Cũng người dân quê, cái tình, cái nghĩa, cái tâm hồn lân mẫn nhớ mẹ, thương mẹ:

“ Mẹ già như chuối chín cây

  Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi”

 Mẹ là một đề tài vô tận, một nguồn cảm xúc vô biên để cho thế nhân sáng tác. Đã có vô số những bản nhạc, bài thơ, tác phẩm văn, tranh, ảnh, tượng… về mẹ và sẽ có những sáng tác mới vẫn đang và sẽ tiếp tục tôn vinh người mẹ, ca tụng mẹ. Dẫu có thế nào đi nữa cũng khó mà diễn tả hay nói cho trọn công lao của mẹ ( cha mẹ nói chung). Những sáng tác của người nghệ sĩ chỉ là nét chấm phá, chỉ là phản ảnh được từng khía cạnh nào đó mà thôi. Làm sao có thể mô tả trọn vẹn được? Biển cả mênh mông không thể dùng chung rượu mà lường, hư không bao la, không thể dùng thước thợ may để đo. Ai đó đã viết nên câu này ( giờ thường thấy ở những dòng thư pháp):

” Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

   Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Công ơn của mẹ mang nặng đẻ đau, vất vả nuôi con tháng ngày. Mẹ suốt đời quan hoài lo lắng, vui với những gì người con đạt được trên đường đời; khổ đau với những mất mát thất bại và lại tiếp tục hỗ trợ cho con, cho dù sức đã yếu, lực đã tàn, dù đã gần đất xa trời...Có những người con cũng biết nghĩ về mẹ, nhưng cũng không hiếm những người con bất hiếu:

“ Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

   Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”

Mẹ nuôi con, thương con vô điều kiện, nhưng con thương mẹ thì tính toán đo lường hơn thiệt, nặng nhẹ  mưu toan.

 Những bà mẹ trên đời đều vĩ đại, tuy nhiên với cái môi trường sống khác nhau, tập quán văn hóa khác nhau mà những bà mẹ phương tây và phương đông có cách thương và hành xử khácnhau. Những bà mẹ Việt gần như cả đời hy sinh cho chồng con, nuôi nấng dẫn dắt đứa con từ tấm bé cho đến khi rưởng thành:

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

 Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

 Khó đi mẹ dắt con đi

 Con thi trường học mẹ thi trường đời”

Sự trưởng thành, sự thành công của người con trên đường học vấn, công danh sự nghiệp là nhờ mồ hôi nước mắt của người mẹ đổ ra trên đường đời.

Những bà mẹ phương tây cũng yêu con cái rất mực, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ con cái, nhưng những bà mẹ phương tây trông rất cứng rắn, dứt khoát không có lối nhẫn nại, mềm mỏng như người mẹ Việt. Người mẹ phương tây cũng không quá vất vả trong việc nuôi con và cũng không có cái lối suốt đời hy sinh cho con.

 Ngày lễ mẹ, nhớ mẹ, nghĩ về mẹ. Những người con xa chắc không khỏi chạnh lòng, khoảng cách xa diệu vợi làm sao sớm hôm thăm hỏi, chăn sóc khi ốm đau, khó mà phụng dưỡng dù chỉ là tối thiểu...Hoàn cảnh quốc độ xa xôi làm sao vượt qua được? Âu cũng là cái khổ trong tám khổ mà Phật đã nói:” Ái biệt ly khổ” là vậy! Khi những đứa con trưởng thành cũng là lúc cha mẹ dần già đi, khi những đứa con tóc xanh thì mẹ tóc dần phai màu. Mỗi đứa con là một giọt máu đào, là một khúc ruột rút ra. Khi những đứa con vô minh bất hiếu với mẹ cha thì cũng chính là tự hại lấy thân mình, tự rước họa về sau cho chính bản thân.

 Truyền thống phương đông con ngườui ta ít biểu lộ tình cảm, thường che giấu cảm xúc của mình, rất ít khi người mẹ hay người con nói “ Mẹ yêu con, con yêu mẹ” kiểu như người phương tây. Người mẹ Viêt ít khi nào nói yêu thương như người mẹ phương tây, biểu hiện kín đáo, tình cảm ẩn giấu đằng sau những câu nói, câu hỏi tưởng chừng như vu vơ, tỷ như:” Con ăm chưa? Con có mệt không? Con mới về? Con chuẩn bị đi?...” những lời nói đơn sơ, mộc mạc nhưng chứa đầy ắp tình yêu thương, lo lắng, quan tâm. Hoặc tình cảm biểu hiện bằng việc làm như: nấu nồi cơm với món ăn mà con thích, vá cái áo, sửa soạn túi hành trang… tất cả những việc ấy chứa cả một trời yêu thương, chứa cả tấm lòng của người mẹ.

 Hoàn cảnh nước Việt đôi khi lại rất trớ trêu. Có một thời những bà mẹ Việt đau khổ vì những đứa con của mình rứt ruột sanh ra. Cùng một mẹ, một nhà nhưng thằng lớn thì vào bưng kháng chiến, thằng nhỏ thì làm sĩ quan quốc gia. Những đứa con thù nghịch nhau, sẵn sàng bắn giết nhau. Bà mẹ ở thế kẹt, chỉ biết khóc thầm và ôm nỗi đau:” Con ta giết con ta”, Khi thời thế đổi thay, thằng lớn lại có quyền uy danh phận thì thằng nhỏ lại phải chịu tù đày. Không biết thế gian này có nơi nào khác,  bà mẹ phải chứng kiến nỗi đau những đứa con giết nhau như thế! Những năm gần đây, có những hình ảnh về bà mẹ Palestine ôm con thơ đứng trước ngôi nhà để ngăn chặn xe ủi của người Israel. Những chiếc xe ủi hạng nặngvô cảm cán nát cả người mẹ bồng con và ngôi nhà của họ. Những cái chết kinh hoàng của những bà mẹ Palestine làm chấn động lương tâm của những người tiến bộ trên toàn thế giới. Hình ảnh những bà mẹ ôm con hoặc ở tư thế quỳ khom lưng che chở cho đứa con trong những trận động đất ở Nhật Bản, Iran làm xúc động bao trái tim nhân loại. Những người mẹ che chở cho con đến hơi thở cuối cùng.

 Ngày lễ mẹ ở Mỹ vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng năm, đã được quy định thành luật từ năm 1914 bởi tống thống Woodrow Wilson. Thế giới có nhiều quốc gia có ngày lễ mẹ nhưng khác ngày và khác tuyền thống, tuy nhiên nhìn chung là đều tôn vinh người mẹ. Việt Nam không có ngày lễ này nhưng có lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan cũng có thể xem như là lễ mẹ, ngày lễ tưởng nhớ mẹ hiện tiền cũng như mẹ quá vãng, tưởng nhớ cả cửu huyền thất tổ. Ngày nay, nhờ sự giao thoa của các nền văn hóa nên ở xứ mình giờ những ngày lễ của phương tây cũng rất thịnh hành, không chỉ ngày lễ mẹ mà còn có những ngày lễ khác như: Lễ tình nhân, lễ Halloween…Lễ Vu Lan vốn có xuất phát từ tích Mục Kiền Liên của nhà Phật, là một ngày lễ vừa có tính truyền thống vừa pha tính dân gian… Người dân Việt ngày xưa rất thật thà, rất tâm thành, thương cha mẹ biểu hiện bằng hành động:

“ Đêm đêm con thắp đèn trời

  Cầu cho cha mẹ sống đời với con”

Và việc thể hiện lòng yêu thương cha mẹ cũng rất thiết thực, rất cao cả

“ Đói lòng ăn hạt chà là

   Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng’

Hột chà là làm sao mà ăn được? Nhưng với người con có hiếu thì chẳng việc gì mà không thể, sẵn sàng làm mọi việc vì mẹ. Người dân quê không biết sáo ngữ, không văn vẻ bóng bẩy, chẳng miệng lưỡi  nhiều. Người dân quê rất đơn giản, thật thà chất phác, thậm chí quê mùa, nhưng đằng sau những lời nói bình dị, những việc làm thông thường ấy là sự yêu thương đằm thắm và sâu sắc, là một tâm hồn mẫn cảm rung động.

Trong giai thoại thiền của Nhật Bản có một câu chuyện về mẹ rất hay, rất nhân bản. Chuyện kể rằng:” Có anh thanh niên nọ học Phật đã lâu, anh ta muốn biết Phật là gì, Phật là ai… nên cất công đi khắp nơi để tham học. Ngày tháng dần qua mà anh ta vẫn không hiểu ra, cho đến một hôm anh ta gặp một vị thiền sư và vị ấy bảo anh ta hãy quay về nhà và người đầu tiên anh ta gặp ấy chính là vị Phật. Anh ta nghe lời quay về, khi về đến nhà, thấy người mẹ ra mừng rỡ ra mở cửa trong khi chân còn mang đôi dép lộn. Anh ta chợt ngộ rằng: Mẹ chính là một vị Phật!”. Câu chuyện này cũng có ý nghĩa gần với câu ca dao của Việt Nam:

“ Tu đâu cho bằng tu nhà

   Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”

me tam thai-thay nguyen tang





Ở đây không nói chuyện tu cao thấp, cái ý chính: Cha mẹ cũng chính là Phật trong nhà, trước khi muốn tu đạo thì phải có hiếu, trước khi muốn thành vị gì thì cũng phải là một người con hiếu trước đã! Đạo Phật là đạo hiếu, phải có hiếu làm nền móng sau đó mới có thể phát triển những mặt khác.

 Nước Việt là nước văn minh nông nghiệp lúa nước, con người sống quây quần trong những cộng đồng làng, xã, dòng tộc… rất ít khi rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, nếu đi ra khỏi làng đã cho là xa; đi khỏi tỉnh  lại xa hơn; đi khỏi miền thì xa thẳm. Nếu một ai đó vì điều gì đó mà phải đi xa, mỗi chiều về nhớ mẹ thì trong lòng buồn không biết bút mực nào tả nổi

“ Chiều chiều ra đứng ngõ sau

   Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Người đi xa ra ngõ nhìn về quê mẹ, có thể là cô gái lấy chồng xa, có thể người ly hương, có thể là kẻ mưu sinh ở phương trời… Tình mẹ là cái tình thiêng liêng cao quý, nhưng cuộc đời vốn muôn màu muôn vẻ. Tâm con người bất đồng nên cũng có những diện mạo khác nhau. Đời có những người mẹ hiền con thảo nhưng cũng có không ít những người con bất hiếu những người mẹ dữ dằn. Sử Tàu ghi rõ những việc bà Lữ Hậu, Võ Hậu, Từ Hy giết con chỉ vì tham lam quyền lực. Sử Việt ta chưa từng ghi có việc này. Tuy nhiên có những  bà mẹ ác như dì ghẻ thì chuyện dân gian có  nhiều, Ngày nay ở xứ mình có những bà mẹ buộc đứa con mình đẻ ra bán dâm, đi ăn xin, bán vé số cho đến hành hạ tàn nhẫn, cũng may là những trường hợp thiểu số này không nhiều.

 Những bà mẹ Việt xưa nay rất chơn chất thật thà, rất đơn sơ giản dị cả đời lo cho chồng con quên cả thân mình. Sử Việt nghìn năm đương đầu với giặc Tàu, trăm năm chống giặc Tây, Những bà mẹ Việt bao lần ầm thầm gạt lệ tiễn chồng con ra trận, người đi rất ít quay về. Những bà mẹ âm thầm ôm nỗi đau, nỗi nhớ thương da diết. Những bà mẹ muôn đời nặng tình nghĩa, đầy ắp tình thương. Những bà mẹ hiền hòa chơn chất nhưng một khi đất nước nguy nan thì lại can đảm lạ thường. Những bà mẹ luôn là hậu phương vững chắc để hỗ trợ cho chồng con ở tuyến đầu.

Những bà mẹ Việt Nam

Sống nghĩa tình, sống nặng về tình cảm

Hy sinh cả đời vì con

Những bà mẹ của thế gian này

Đẻ đau mang nặng, vất vả mưu sinh

Thương yêu chăm lo cho những đứa con của mình

Tình mẹ thiêng liêng cao quý

Bút mực khó chép ghi

Chữ nghĩa nào tả được

Những bức tranh càng chẳng vẽ nên hình

Dẫu có dựng tượng đồng bia đá

Cũng không khắc được biển cả công lao

Những bà mẹ trên đời đều vĩ đại

Tạo nên thế giới con người

Ơn mẹ suốt đời và mãi mãi

Ngày lễ mẹ

Tâm nhân thế nao nao

Nhưng nào chỉ một ngày hôm nay

Bóng dáng mẹ còn hoài trong tâm tưởng

Mẹ là biểu tượng của tình thương

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, tháng ngày nhớ mẹ

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 5552)
Sách đọc ngàn quyển ...giúp ứng xử nhạy bén ! Huynh đệ đạo hữu ... ngày trước có duyên Gặp nhiều Phật tử tâm, tánh thiện hiền Mỗi mỗi người kiệt tác... tạo hoá vẽ ! Thơ văn xướng họa, đổi trao chia sẻ Nhận ra chí hướng lòng hoan hỷ vô biên Đồng hành thành tín nương tựa nhà thiền Kinh kệ sáng chiều công phu hạ thủ !!
07/11/2021(Xem: 5459)
Niềm an bình thoát ra khi lòng thanh tịnh, Phẩm chất tâm hồn vạn hữu bản lai đồng Êm đềm mát trong ...đáy sâu tĩnh lặng dòng sông Như biết rõ hướng đi, điểm phải đến ! Chữ Đức ...quan trọng khi vận hành sinh mệnh ! Hoà nhập không hoà tan, sinh hoạt hằng ngày Uyển chuyển linh động chấp nhận đổi thay Vai trò mẹ có 2 con kẻ bán ô, người bán nón .
06/11/2021(Xem: 13850)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 7237)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
05/11/2021(Xem: 17690)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
03/11/2021(Xem: 6544)
Trưởng thành khi Tâm có Đạo ! Này em ... Trưởng thành không liên quan gì đến tuổi ! Là khả năng buông bỏ ước vọng đảo điên Tự tin cương quyết điều chỉnh nỗi oan khiên Sẽ toả sáng được khí chất người có giáo dưỡng ! Tâm luôn có Đạo ... để lại ấn tượng ! Rất chân thành, khiêm nhượng biết cúi đầu Đồng cảm trong vấn đề tế nhị chuyên sâu Tích cực, năng động, thông minh luôn hoà nhã ! Vẻ đẹp tâm hồn ... biểu trưng được tất cả ! Không oán trách cuộc đời ... khí khái bao dung Này em ... Trưởng thành....ứng xử sâu sắc biết nhu, cương Ứng dụng tâm đạo vào cuộc sống ...Chánh niệm tỉnh giác ! Cuộc đời một chiều khó quay lại ... đừng để mất mát ! Chấp nhận cuộc đời ...như chiếc gương soi Hãy cười nhìn nó ... đáp trả lại nụ cười thôi ! Chỉ cần bấy nhiêu ... là trưởng thành em nhé !! Huệ Hương
02/11/2021(Xem: 5916)
Thiền trong mỗi lúc Tác giả: Tường Vân Nhân quả nghiệp duyên có ở đời Đừng làm xấu ác nhé người ơi Thiện lành gieo tạo vun bồi đức Quán triệt nội tâm sẽ thảnh thơi Tự tại thong dong từng bước chân Hành vi cử chỉ sáng trong ngần Thân đâu tâm đó đời thanh thản Chánh niệm thường xuyên giữa cõi trần Đi đứng nằm ngồi luôn nhẹ nhàng Tâm tư dừng lại chớ lang thang Bình an thẩm thấu từng hơi thở Thực tại thế nào biết rõ ràng Tỉnh thức nhận ra ngay hiện tiền Từ trong hơi thở rất bình yên Dù đời sóng gió luôn xao động Các pháp diệt sanh mỗi lúc thiền.
30/10/2021(Xem: 6402)
Hạnh phúc đến từ các giác quan ! Kính dâng Thầy bài thơ lấy ý từ chìa khoá vàng Thầy đã ban tặng " thu thúc lục căn ...luôn chánh niệm tỉnh giác " . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Ai cũng có quyền hạnh phúc ... nhưng đôi khi cần giới hạn ! Vì chúng thường đến từ các giác quan Chỉ cần Chánh niệm ...sẽ thư thái nhẹ nhàng Với nhiều loại hạnh phúc giản đơn , vô hại! Hạnh phúc chỉ đi liền khổ đau khi quá tải Bất cứ niềm vui nào ...phải biết chỗ nên dừng Chế ngự bản thân ... chớ kích đông điên khùng Niềm hạnh phúc an toàn ... .......thực sự xuất phát từ Trí Tuệ !
28/10/2021(Xem: 5634)
Lá đã chuyển màu nhưng chưa trọn vẹn Như đang còn hứa hẹn với thời gian Thì mưa rơi làm lá sớm phai tàn Đành im lặng không than không hờn trách.
25/10/2021(Xem: 5857)
Kính dâng Thầy bài thơ khi học về Chánh kiến là phải có cái nhìn đúng với chánh pháp là phải thấy vô thường, vô ngã và khổ để rồi diệt cái cái nhân làm cho mình khổ ...Đó là Vô minh và Ái dục mà vô minh lại đến từ mọi sự chấp thủ do tập khí , thói quen lâu ngày làm thành kiết sử . Vì vậy chúng sinh mãi mãi là phàm phu nếu không chịu tu tập để nhìn ra sự thật ( chân đế) . Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân Thầy về những bài pháp thoại Tổ Sư Thiền đã làm nhân cho sự hiểu biết của con rõ ràng hơn trong những bài kinh Trung Bộ từ kim ngôn Phật thuyết được ghi lại. Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Có khi ....phải thất bại nhiều lần mới trải nghiêm được ! Phải biết TẤN, THỐI khi sống giữa thế gian Vì mọi vấn đề gắn kết chặt chẽ tương quan Học được " THẾ SỰ MÔN TRUNG BẤT XẢ NHẤT PHÁP ! **
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]