Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   


ht dong tri
ht dong tri-2ht dong tri-5ht dong tri-4
THIỀN TỊNH SONG TU


Kính tặng Hòa Thượng
Giảng Sư Thích Đồng Trí


Tự xưa Nam Bắc thừa truyền
Tổ Thầy phương tiện Tịnh Thiền song tu
Rõ ràng phiền não, chân như
Đang là nhân quả cộng trừ thù ân

Trước tiên tự lực tinh cần
Quyết tâm trả dứt nợ nần trần ai
Dốc lòng học Đạo Như Lai
Hai đường cứu cánh hiện nay thịnh hành

Một là niệm Phật chí thành
Nương nhờ tha lực vãng sanh Di Đà
Tránh xa xấu ác tồi tà
Sáu căn nhất niệm lánh xa cảnh trần

Giới quy thúc liễm tâm thân
An nhiên tịch tĩnh dần dần tuệ sanh
Tịnh Thiền hai lối song hành
Tiệm ly lậu hoặc loanh quanh bao đời

May thay được kiếp làm người
Được nghe Phật pháp đắp bồi thiện căn
Hành trì niệm Phật Pháp Tăng
Niệm và hồi hướng niệm ân đất trời.


Tampere, Phần Lan 18.4.2024
Minh Đạo
***


Nương Thầy Nghe Pháp

Kinh điển ngàn xưa mãi truyền
Bao đời nguyện thế nương thiền công phu
Dần theo Phật tánh chân như
Phiền lo đã dứt đức từ mãi ngân

*

Tu hành nguyện lực luôn cần
Thong dong nghiệp giảm sẽ dần khổ ai
Tâm bình chẳng có khứ lai
Luôn thầm nguyên học ngày mai sẽ thành

*

Đừng cầu sớm đạt, qua nhanh
Tinh cần chẳng thối tâm lành vị tha
Lòng an đạo chánh nào ma
Sáu đường khổ não rõ xa chốn trần

*

Sát Na niệm chánh đừng sân
Lâu dần tánh lặng sẽ lần hiển sanh
Giao hoà sự lý mà hành
Càng xa sáu nẻo thoát nhanh bao đời

*

Duyên trần nay được làm người
Nương Thầy nghe Pháp sáng ngời chiếu đăng
Qui y theo Phật Pháp Tăng
Sống đời đạo hạnh ai ngăn được nào…


Sài Gòn, 19/04/2024
PT. Minh Đạo
(Kính hoạ)





ht dong tri



Tính tha lực và tự lực
trong “ Thiền Tịnh Song Tu “

 

 

Những điều học được rất quý báu qua bài pháp thoại “ THIỀN TỊNH SONG TU”với HT. Thích Đồng Trí trong chương trình Truyền bá giáo lý của Hội đồng Hoằng pháp Âu Châu tối thứ năm 18/4/2024.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Kính bạch HT Giảng Sư Thích Đồng Trí , Viên chủ tu viện Viên Chiếu, Saccramento, USA  kiêm Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Hoa Kỳ từ năm 2012.

 

Kính bạch TT. Thích Hạnh Tấn, chủ nhiệm ban Truyền bá giáo lý / Hội đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN Âu Châu

 

Kính bạch chư tôn Đức hiện diện trong Zoom hôm nay

 

Kính thưa quý đạo hữu có mặt  trong đạo tràng vấn đáp Phật  pháp qua Zoom hôm nay ( 46-50 người )

 

 

 

Con, Phật tử Huệ Hương  - thuộc Trang nhà Quảng Đức / Úc Châu từ lâu đã được  học từ Cổ Đức rằng: Muốn có quan niệm lý luận học tập thì phải lấy “một pháp  môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, và một  phương  pháp cần có chính là  “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.

Nay con kính xin tạm được ghi chú thêm “Nghe Pháp thoại ngàn lần, tự mình nhận ra , thấm nhuần được sự uyên thâm vi diệu của nguyên  lý Đạo  và sẽ chuyển hóa được những quan niệm sai lầm từ bản thân mình.”

 

Đó là kinh nghiệm và trải nghiệm hỷ lạc đến với  con mỗi khi sau hai giờ pháp thoại từ những danh tăng chân chính hiện đại như Hoà Thượng Giảng Sư với những chủ đề thật sự liên quan đến Phật Pháp, dù rằng con biết nếu chỉ nghiên cứu thôi mà không áp dụng vào đời sống hiện tại của mình thì chỉ đa thư loạn tâm thôi.

 

Thật ra nếu mỗi tuần chỉ cần nghe hai bài pháp thoại rồi để nó  từ từ mà thấm vào như sương mát mẻ sẽ được lợi lạc hơn nghe thật nhiều mà chẳng  tư duy thực hành rốt ráo  thì cũng giống như cơn mưa rào, nước chỉ trôi đi mà không thấm được đất.

 

Điều lợi lạc hơn nữa là từ những cốt lõi mà Giảng Sư đã gợi ý, nếu mình cố gắng đi vào chi tiết ngọn ngành có lẽ sẽ mở ra một khung trời chân lý đích thực luôn tồn tại  bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, đúng như các Thiền Sư  đã dạy :

 

  Điểu ngữ, thiền minh giai đạo lý

 Sương đầu, diệp lạc thị thiền-na

 

Dịch là :

 

  “Chim hót ve kêu đều đạo lý

Sương mai lá rụng thảy thiền-na” .

 

Đó cũng chính là niềm ao ước của con được ghi lại cặn kẽ những điều mà vừa nghe qua và cũng có thể chia sẻ đến có những đạo hữu chưa có dịp nghe được, để rồi những chi tiết con ghi lại  đó không phải chỉ  giúp con  thỏa mãn hài lòng với tư tưởng, quan niệm kiến thức mà là có thể giúp con  sống sâu sắc hơn, tich cực hơn với các lời dạy của Chư Phật, Tổ vậy.

 

Kính trân trọng,

 

Quả đúng như vậy có tham dự trực tiếp trên Zoom  chúng con có thể chỉ nghe qua một lần nhưng có thể ghi chép lại và với những điểm nào chưa ghi kịp nhưng đã tập trung nghe thì có thể nhớ trong đầu, sau đó  nhờ những Facebook, livestream mà học hỏi thêm nghiên cứu thêm để tự mình giải đáp trọn vẹn, (lấy thí dụ khi nghe hành trạng của HT Giảng Sư Thích Đồng Trí, con và quý đạo hữu thính pháp hôm nay sẽ càng tin chắc rằng chủ đề  “ Thiền Tịnh song tu” mà Ngài thuyết giảng  chính là những gì  HT Giảng Sư đã trải nghiệm, chiêm nghiêm, thu thập suốt 49 năm, và dù gặp hoàn cảnh giao thời 1975-1981 Ngài đã hạ thủ công phu học hỏi giáo lý sau những giờ làm  việc ngoài đồng mà không hề mỏi mệt ).

 

Cũng như chúng con đã biết được Thầy bổn Sư của Ôn chuyên về Tịnh Độ, nhưng Ôn đã bắt đầu bước vào Thiền Tông từ những ngày vào Saigon và đến Mỹ . Ôn cũng đã tán dương ban hoằng pháp Âu Châu đã chọn một đề tài mà hiện nay có rất nhiều tranh cãi đang gây sự ngộ nhận lớn trong giới tu tập, cư sĩ tại gia mà hầu như quên rằng Phật giáo Việt Nam từ ngàn xưa đã thích ứng hoà hợp giữa Thiền,Tịnh, Mật ( điển hình những thời kinh tụng công phu khuya và công phu chiều) .

 

Chúng con cũng học rằng ngay khi tâm được thanh tịnh trong sáng thì quốc độ ta ở cũng sẽ thanh tịnh, mà câu tiêu biểu rất ngắn gọn này “tâm tịnh thì độ tịnh” chứa đựng trong đó biết bao là đạo lý cao quý.

 

Ngài đã  giới thiệu các cõi ” Ngũ bất hoàn thiên” mà chỉ người học Thiền mới biết đó là năm tầng trời trên cùng trong Đệ Tứ Thiền Thiên, còn gọi là Tịnh Cư Thiên là nơi bậc thánh nhân Tam Quả Thanh Văn sống, ( A Nà Hàm )

 

Năm tầng trời này còn gọi là Ngũ Tịnh Cư Thiên. do chẳng đọa trong ác đạo nên gọi là Ngũ Bất Hoàn Thiên. Đó là:

 

1. Vô Phiền Thiên ;cõi trời này không còn khổ vui, không còn hết thảy phiền não xen tạp.

 

2.Vô Nhiệt Thiên: không còn hết thảy nhiệt não.

 

3. Thiện Kiến Thiên: Do định huệ thấy mười phương đều trong lặng, không còn đắm trước vào trần cảnh.

 

4.Thiện Hiện Thiên :sự thấy biết rõ ràng tinh diệu hiện tiền, thấy hết thảy sắc tướng là không, chẳng bị chướng ngại.

 

5. Sắc Cứu Cánh Thiên: Lìa bỏ hết thảy các sắc cực kỳ nhỏ nhiệm, là chỗ thù thắng nhất trong Sắc Giới.

 

Ngài cũng nhắc đến đại kiếp, trung kiếp, tiểu kiếp

 

Theo đó tiểu kiếp được tính theo thọ mệnh của loài người trên địa cầu này. Từ mức thọ mệnh dài nhất là 8.4000 tuổi, cứ quá 100 năm, giảm một tuổi, giảm tới khi thọ mệnh người chỉ còn 10 tuổi, giai đoạn này gọi chung là giảm kiếp. Rồi, từ thọ mệnh 10 tuổi, qua 100 năm, tăng thêm một tuổi, cho đến khi đạt mức thọ mệnh 84.000 tuổi, gọi chung là tăng kiếp. Quá trình thời gian một lần giảm một lần tăng như vậy gọi là một tiểu kiếpmà  sự thấy biết của một người phàm phu như chúng ta không thể hiểu nổi tại sao Đức Phật nói đến cảnh Cực lạc Tây Phương ( theo kinh A Di Đà ) Cõi Cực Lạc cách cõi Ta Bà của chúng ta mười nghìn tỷ cõi Phật,

( nên biết một cõi Phật là ba ngàn đại thiên thế giới, và ba ngàn đại ngàn thế giới vốn là vô lượng (một tỷ thế giới) nên gọi là cách  rất xa chúng ta.

 

Ngài Giảng Sư cũng dẫn chứng tại sao khoa học ngày nay đã gọi dải thiên hà là Milky Way, Galaxy Way(một dải sáng được nhìn thấy rõ nhất khi bầu trời quang đãng gọi là Milky Way) . Nó có đường kính 100.000 năm ánh sáng và độ tuổi khoảng 13,2 tỷ năm, theo Live Science và thế giới chúng ta là một trong hàng tỷ tỷ dải thiên hà ấy.

 

Ngài cũng định nghĩa thế nào là cõi Tịnh Độ và lời giải thích của Lục Tổ Huệ Năng trong kinh Bảo Đàn đủ chứng tỏ sự thâm hiểu về Thiền Tịnh đã đến mức cao siêu thế nào mà nếu chúng sinh không học giáo pháp Phật cũng khó suy lường.

 

Cũng cần nhắc lại cảnh giới của Chư Phật chính là Thường Tịch Quang, nơi mà cõi phàm thánh của thế giới Cực Lạc không còn, cõi phương tiện không có, cõi thật báo không còn, chỉ còn lại thường tịch quang. Thường tịch quang không có gì cả, trong thường tịch quang không có hiện tượng vật chất, không có tinh thần hiện tượng, cũng không có hiện tượng tự nhiên, Đó chính là Niết Bàn.

Con kính xin trích đoạn lời Ôn dạy trong phẩm 2 Pháp Bảo Đàn Kinh :

 

“ Thích sử hỏi thêm:

 

- Đệ tử thường thấy tăng, tục niệm Phật A Di Đà, nguyện sanh Tây phương, xin Hòa thượng nói rõ có được sanh cõi kia chăng? Mong Ngài phá nghi cho.

 

Sư bảo:

 

- Sử quân hãy khéo lắng nghe, Huệ Năng sẽ nói cho.

 

Thế Tôn ở trong thành Xá-vệ nói Tây phương để dẫn hóa, kinh văn rõ ràng, cách đây chẳng xa. Nếu luận về tướng để nói thì số dặm có mười muôn tám ngàn. Tức mười điều ác, tám điều tà trong thân, đó là nói xa. Nói xa là vì người hạ căn, nói gần là vì bậc thượng trí. Người thì có hai hạng, pháp không có hai thứ. Mê ngộ có khác mà thấy có chậm mau. Người mê niệm Phật cầu sanh về cõi kia, người ngộ thì tự tịnh tâm mình. Do đó Phật nói: “Tùy tâm mình tịnh tức cõi Phật tịnh”.

 

Này Sử quân! Người phương Đông chỉ tâm thanh tịnh tức không có tội. Còn tuy người phương Tây mà tâm chẳng tịnh cũng có tội. Người phương Đông tạo tội niệm Phật cầu sanh phương Tây, người phương Tây tạo tội niệm Phật cầu sanh cõi nào? Người phàm ngu chẳng rõ tự tánh, chẳng biết Tịnh độ trong thân, nguyện Đông nguyện Tây, người ngộ thì ở đâu cũng một thứ. Do đó Phật nói: “Tùy ở chỗ nào cũng hằng an vui”.

 

Sử quân tâm địa chỉ không điều bất thiện thì Tây phương cách đây chẳng xa. Nếu ôm lòng bất thiện thì niệm Phật vãng sanh cũng khó đến.

 

Nay khuyên thiện tri thức, trước trừ mười điều ác tức đi được mười muôn. Sau trừ tám điều tà, bèn qua tám ngàn. Niệm niệm thấy tánh, thường thực hành ngay thẳng thì đến như khảy tay liền thấy Đức Di Đà.

 

Sử quân chỉ thực hành mười điều thiện, đâu cần nguyện vãng sanh. Chẳng đoạn tâm mười điều ác, Phật nào đến đón! Nếu ngộ đốn pháp vô sanh, thì thấy cõi Tây phương chỉ trong sát-na. Chẳng ngộ mà niệm Phật cầu sanh thì đường xa, thế nào đến được! Huệ Năng sẽ vì mọi người dời cõi Tây phương đến đây trong khoảng sát-na liền thấy ngay trước mắt, mọi người muốn thấy chăng”

 

Hăn nhiên chúng ta cũng biết “Thiền Tịnh song tu” không phải là một pháp môn mới mẻ mà từ lâu đã được HT Thích Thiền Tâm giới thiệu và cổ súy  áp dụng nơi các thiền môn hoặc cư sĩ tại gia.

 

Có Thiền không Tịnh độ

Mười người, chín lạc lộ.

Ấm cảnh khi hiện ra

Chớp mắt đi theo nó.

2. Không Thiền có Tịnh độ

Muôn tu muôn thoát khổ.

Vãng sanh thấy Di Đà

Lo gì chẳng khai ngộ.

3. Có Thiền có Tịnh độ

Như thêm sừng mãnh hổ.

Hiện đời làm thầy người

Về sau thành Phật, Tổ.

4. Không Thiền không Tịnh độ

Giường sắt, cột đồng lửa!

Muôn kiếp lại ngàn đời

Chẳng có nơi nương tựa.”

 

Và HT cũng nói đến tha lực, tự lực mà các bài giảng trước đã nhắc đến …về nan hành và dị hành qua hành trạng tổ  Đạo Xước,  Thiện Đạo.

 

Như vậy :  Người tu pháp môn Tịnh Độ cần biết  tu pháp nhiếp phục cả sáu căn. Cả sáu căn đều quy về nơi Nhất niệm , không để tán loạn rong ruổi theo ngoại duyên. Tịnh niệm thường nối tiếp luôn, không xen một niệm gì khác đây cũng gọi là Thiền.

 

Hơn thế nữa Pháp môn niệm Phật chính là chuyển biến cái tâm thể của chúng sanh bằng cách không cho tâm thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt, v.v… mà chỉ đem tâm thể ấy duyên mãi với danh hiệu A Di Đà Phật.PKhông bao lâu người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc, cảm ứng với nguyện lực của Đức A Di Đà. Đây là do công năng của Thiền Tịnh song tu.

 

Ngài Giảng Sư  cũng nhắc đến 4 cảnh giới Bốn cõi Tịnh Độ:

1) THƯỜNG TỊCH QUANG TỊNH ĐỘ- Đây là cảnh giới mà Pháp thân Phật an trụ."cõi Tịnh Độ này đủ cả 3 đức quý báu của Phật là Thường, Tịch và Quang, cho nên gọi là "Thường Tịch Quang Tịnh Độ".

Cảnh Tịnh Độ này không có hình sắc mà chỉ là chơn tâm. Vì bản thể chơn tâm, hay tánh viên giác "thường vắng lặng, chiếu soi và thanh tịnh", nên gọi là "Thường Tịch Quang Tịnh Độ".

 

2) THẬT BÁO TRANG NGHIÊM TỊNH Độ - hành giả trải qua 3 số kiếp tích công lũy đức, do phước báo tu hành nhiều đời dồn chứa lại, làm trang nghiêm cảnh giới chơn thật nên gọi là "Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ". Cảnh giới Tịnh Độ này, là chỗ ở của Báo thân Phật. Kinh Quán Vô Lượng Thọ về lời sớ có chép: "tu tập chơn thật, cảm đặng quả báo tốt đẹp, cho nên gọi là Thật Báo Trang Nghiêm".

 

3) PHƯƠNG TIỆN HỮU DƯ TỊNH Độ. Cõi  Tịnh Độ này không phải là cứu cánh rốt ráo, mà chỉ là phương tiện.

Đây là cõi Tịnh Độ của hàng Nhị thừa. Các vị này, tuy đã dứt được kiến hoặc và tư hoặc trong 3 cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), nhưng còn dư lại 2 hoặc, là vô minh hoặc và trần sa hoặc chưa trừ được, nên gọi là "hữu dư". Đã là "hữu dư" tức là chưa phải hoàn toàn cứu cánh, nên gọi cõi Tịnh Độ này là "Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Độ".

 

4) PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ TỊNH Độ, đây tức là cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà ở Tây phương.Đã gọi là Tịnh Độ, hay Cực lạc, tất nhiên có đủ các đức thanh tịnh, trang nghiêm, không có 4 ác thú. Nhưng đây vì Phật, Bồ Tát và các Thượng thiện nhơn (Thánh) cùng sống chung với các chúng sanh mới vãng sanh, chưa chứng được quả Thánh (phàm) nên gọi là "Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ".

 

Ngài cũng nhắc đến 3 điều quan trọng mà người tu Tịnh Độ cần phải có là Tín, Hạnh, Nguyện và nhất là dù tu Thiền hay tu Tịnh đều phải có thiện căn và nỗ lực hành trì.

 

Và phải nhớ rằng Lời Phật dạy chỉ là phương tiện dẫn mình đến Hoá Thành, sau đó muốn đạt đến Bảo Sở (cứu cánh) phải có được Tuệ Giác Bát Nhã, do đó đừng có dùng thế trí biện thông chỉ để nghiên cứu rồi dính mắc vào tri kiến, tri giải nên chư Tổ luôn dạy rằng sự tu hành phải gồm đủ lý, sự. Nếu chấp lý bỏ  sự thì rơi vào chỗ không ngoa rồi không cần tu, không cần giữ Giới luật. Còn như chấp sự, mê lý thì thành quả rất cạn cợt vậy.

 

Ngài Giảng Sư đã dẫn chứng nhiều thí dụ để khuyên chúng ta nên Thiền Tịnh song tu vì gồm đủ sự lý, tánh tướng nên tránh được những thiên chấp, sai lệch, do đó kết quả vừa bảo đảm lại vừa cao.

 

Ngài cũng dựa vào hành trạng của thiền sư vào thế kỷ 20 - Thiền Sư Sùng Sơn (1927-2014) để chứng minh rằng “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”, đó là lời dạy của Đức Phật để chúng sanh giữ tâm luôn thanh tịnh, định tĩnh, sáng suốt giữa thế gian vô thường để khi trong sinh tử luân hồi ta vẫn tìm thấy Niết Bàn tịch tịnh vì không còn phân biệt thiền, tịnh thì khi ấy Tâm ta và tâm Phật đồng.

 

Tam nghiệp hằng thanh tịnh,

Đồng Phật vãng Tây phương.

 

Kính bạch Hòa Thượng Giảng Sư,

 

Bài giảng quá  súc tích dù chỉ được tóm tắt trong 60 phút hơn bởi vì Giảng Sư đã nhuốm chút bệnh sau sự ra đi của thân mẫu Ngài trong tuần qua.

 

Chúng con  thành kính phân ưu  về sự mất mát từ mẫu và thành tâm cầu chúc hương linh thân mẫu Ngài  nhanh chóng vãng sanh cực lạc quốc .

 

Sau đó là 30 phút còn lại cho các câu hỏi của MC Quảng Huệ, đạo hữu Thuý Ngã, đạo hữu Diệu Như - Nhật Hưng và bài thơ kính tăng Ngài Giảng Sư của đạo hữu Phương Biên Minh Đạo.

 

Đặc biệt  những câu hỏi này đều có ích lợi cho người thính pháp hôm nay vì cũng giải nghi một số vấn đề như:

 

Câu hỏi của MC Quảng Huệ vừa tóm tắt những điều chính yếu được Giảng Sư trình bày vừa nêu câu hỏi hiện tại các chùa đã thực hiện thiền tịnh song tu chưa? Và phần đông các bác tu theo trì danh niệm Phật đều lớn tuổi nên không cần học giáo lý phải không?

 

Đáp: vẫn cần học giáo lý để không mê tín

 

—Câu hỏi của chị Thuý Nga  nhắc lại thế nào là Quán tượng niệm Phật và Quán tưởng niệm Phật trong 4 phương pháp niệm Phật mà HT đã trình bày

1. Trì danh niệm Phật

2. Quán tượng niệm Phật

3. Quán tưởng niệm Phật

4. Thực tướng niệm Phật

 

Đáp ; Quán tượng là đứng trước tôn tượng của Ngài nhớ đến ân Đức Ngài hoặc chỉ nhìn hình ảnh Ngài cho đến khi thấy mình và Phật là một

Còn quán tưởng niệm Phật là dùng 16 pháp quán của kinh Vô lượng thọ

 

—Câu hỏi của MC Quảng Huệ : Dưới cái nhìn  của Lục Tổ Huệ  Năng và của HT  Thượng Nhất Hạnh “ tịnh độ là đây” có phải là đó là thiền tịnh song tu không?

Đáp : Đúng là thiền tịnh song tu nên biết Đức Phật đã chỉ dạy vô lượng pháp môn phương tiện, nhưng tựu trung đều là nhằm mục đích xoay được cảnh vật bên ngoài đó là sống trong một niệm tỉnh giác hiện tiền .

Qua kinh sách, qua sự giảng dạy của các bậc Đạo sư, phần đông có thể ngộ lý, được kiến giải, tri giải

Trong các công án thiền vẫn có những công án :”Ai là người niệm Phật” – “Phật là ai ?” Do đó áp dụng Thiền tịnh song tu là chính là chuyển biến cái tâm thể của chúng sanh bằng cách không cho tâm thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt, v.v… mà chỉ đem tâm thể ấy duyên mãi với danh hiệu A Di Đà Phật.

 

——-Câu hỏi của đạo hữu Diệu Như - Nhật Hưng:Trong đời sống hằng ngày đôi khi mình đã biết tu niệm Phật để lòng an nhưng khi nghe tiếng thị phi vẫn còn nổi Bồ đề gai thì làm sao diệt được tâm sân đó và nếu tin người khốn khổ quá muốn giúp đỡ nên đã cho mượn tiền đến lúc họ quỵt mình  trắng tay thì làm sao không cho giận tức phiền não?

Đáp : Người tu tập là người đã có chút tuệ giác, hoặc phải nhớ rằng đừng nên tin ai trong cuộc sống thế tục, tâm phải bất động giữa dòng đời vạn biến, nếu muốn cho ai mượn tiền mình chỉ nên dùng 1/6 tài sản ( lương tháng , hay tiền để dành ) như lời Phật dạy cho người cư sĩ tại gia, nếu lỡ bị gạt cũng nên tịnh tâm và thấy mình bị nghiệp quả mà thôi..

 

Lời kết:

 

Kính bạch Ngài Giảng Sư HT Thích Đồng Trí , con rất hoan hỷ khi nghe có pháp thoại của Ngài ( Bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt Nam Tông, Bắc Tông, Tổ Sư Thiền, Thiền Minh Sát tuệ ) dù phải thức dậy trước 4 giờ sáng ( tính theo giờ Úc Châu).

 

Thật là một bài pháp thoại tuyệt vời và súc tích đã giải nghi được những thắc mắc của những đạo hữu trong đạo tràng về Thiền và Tịnh đồng thời không còn vướng mắc tranh cãi gì khi nghe ai đó chỉ trích pháp môn mình đang tu..

 

 Con đã tư duy rất nhiều năm và đồng thuận với những lời dạy và trình bày của HT Giảng Sư rằng:

 

Nếu chúng ta không thấy được mục đích của Thiền, cứu cánh của Tịnh  đều quay về Sự Lý viên đung, Sự sự vô ngại đều chỉ quy về một mà cứ mãi phân biệt hơn thua nhau về pháp môn phương tiện thì chắc chắn rằng không bao giờ chúng ta thành tựu được pháp tu nào cả,

 

Vì sao vậy ? Giữa chúng sanh luôn có  sự tương giao với nhau thì giữa Phật và chúng sanh lẽ nào không có sự tương ứng? Vì tâm, Phật, chúng sanh đồng nhất thể nên khi tâm này khởi niệm Phật thì Phật hiện tiền trong tâm. Đó là sự cảm ứng tương giao không thể nghĩ bàn.

Tin vào Phật lực thì được Phật hộ trì; Phật có cõi Tịnh và năng lực nhiếp hóa chúng sanh; chúng sanh  thừa hưởngPhật lực mà được vãng sanh; đó là lý đương nhiên, do sự kết hợp giữa tha lực và tự lực mà thành tựu.

 

Tu Thiền song song với Tịnh độ thì tránh được sự biếng nhác giải đãi vì phải tự mình nỗ lực, gắng gỏi công phu, phải phát tâm bỏ nhiễm về tịnh, bỏ ác theo thiện, như vậy tha lực kết hợp với tự lực sẽ đưa đến hoàn bị, kết quả tốt và bảo đảm vậy. Hơn thế nữa Thiền nặng về lý, Tịnh nghiêng về sự. Đó là vì phương tiện mà phân chia ra như vậy chứ thật ra bao giờ cũng phải viên dung sự lý, tánh tướng thì mới hợp đạo mầu.

Trong tinh thần đó Tha lực là đại nguyện của Bồ-tát còn tự lực là sự “nhất tâm xưng danh” của chúng sinh, tức tha lực chỉ phát sinh khi có yếu tố tự lực.

 

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật. Dù cho đặt nặng yếu tố nỗ lực tự thân thì trong bước đường tu tập ta không hẳn hoàn toàn không nương vào tha lực. Còn nếu chỉ dựa dẫm vào tha lực mà không chịu tu tập thì đó là mê tín, tà kiến, không đúng với tinh thần Phật pháp.

 

Kính chúc HT Giảng Sư Thích Đồng Trí pháp thể khinh an, thọ mạng miên trường, giới hạnh trang nghiêm, huệ đăng thường chiếu để hộ trì Chánh Pháp, phổ độ chúng sanh và dìu dắt hàng đệ tử chúng con trên bước đường tu tập và hành đạo

 

Kính chúc đạo tràng Zoom Online  thuộc ban truyền bá giáo lý của Ban hoằng pháp Âu Châu luôn vạn sự cát tường tinh tấn học Đạo và đòi dào sức khỏe

 

Kính tri ân Giảng Sư

giúp chúng con hiểu rõ :NAN TÍN CHI PHÁP “(1)

 

Tha lực, tự lực

trong Thiền Tịnh song tu phải viên dung

 

Trong buổi hoàng hôn của Đạo pháp,

của kiếp vô thường  mong manh, mông lung

 

Cần buông bỏ tất cả mọi suy nghĩ tạp niệm.

Kết hợp Thiền Tịnh mà tu ngay nơi phương tiện

 

 Gọi là tịnh vì niệm Phật nhiếp được cả sáu căn

Gọi là thiền nhờ câu niệm Phật , thiện ác chẳng phân

 

"Vừa tọa Thiền, vừa niệm Phật,

Triệu người tu, triệu người chứng Phật quả.! (2)

 

Sẽ đạt đến cứu cánh bằng cách thấy ra Chân ngã !

 

Dẫu biết trong cuộc sống này

rất khó đạt được cảnh giới Niết Bàn

 

Nhưng …

Thế giới Cực Lạc rất xa lại cũng rất gần (3)

 

Vì thế  tu như thế nào

để ngày càng thanh tịnh trong sáng !

 

Chỉ cần kết hợp Thiền, Tịnh

phát huy chánh niệm tỉnh giác là đúng !

 

Úc Châu 19/4/2024

Phật tử Huệ Hương - Trang nhà Quảng Đức

 

—————————————————-    ——-    ——-

 

(1) một hòn đá to sẽ chìm khi quăng vào nước, nhưng dễ nổi trên sông khi được đặt lên một chiếc thuyền.

 

(2) "Vừa tọa Thiền, vừa niệm Phật,

Triệu người tu, triệu người chứng Phật quả.

Có tọa Thiền, không niệm Phật,

triệu người tu, hiếm người không lạc lối"

 

(Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền Sư)

 

(3) Tam nghiệp hằng thanh tịnh,

 

Đồng Phật vãng Tây phương.

 

 

 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2010(Xem: 8716)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 10966)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10748)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9099)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9636)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11334)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9387)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11800)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9499)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12456)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]