Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạ ơn Tam Bảo (thơ)

29/06/202307:03(Xem: 3264)
Tạ ơn Tam Bảo (thơ)

phat thanh dao

Tạ ơn Tam Bảo

Hãy tạ ơn Đời, Tam Bảo trong cách sống đạo đức
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cho rằng:
“Tinh tuý Đạo Phật nằm trong chính khả năng
Giúp đỡ người khác có thể …
bằng không hạn chế tối thiểu gây tổn hại”!
Ngẫm nghĩ tư duy ..”Sự và Lý phải vô ngại! “
Hậu quả tiếp cận đôi lúc chán nản trưởng sinh
Thiếu sáng suốt, cảm xúc tiêu cực dễ bất bình
Cần tuyệt đối chớ để giác quan vướng mắc!
Cũng không bốc đồng khi bị khống chế tam độc
Hành xử như bác sĩ bình đẳng vượt thân, quen
Từ bi nhiệt tình không lưu ý chê,khen
Ý thức cách mình đang hành động,
nói năng với người khác !
Hãy tạ ơn nghiệp duyên được hành trì Chánh pháp !
Khắc ghi lời Phật dạy về một chữ Duyên (1)
Tiền nghiệp mang mang phúc, họa theo liền
Muốn tạ ơn đời, Tam Bảo ….
bạn ơi Chánh niệm, tỉnh thức !!
Lòng nhân ái cần nỗ lực hơn để thúc đẩy đạo đức!
Huệ Hương
—————————
(1) Phật trí vô biên - Phật lực vô cùng - Phật tâm vô lượng - Không thể độ người vô duyên

Sống khôn khéo và sáng tạo!

Một lần Thầy dạy, về KHẢ NĂNG THẤU CẢM ( Empathy )
Nhìn thấy cơ hội thích hợp là SỐNG THÔNG MINH
Với trái tim cởi mở, quan hệ tốt phát sinh
Phá trừ ngã chấp, tà kiến được,
mới hoàn thành mọi phương án !
Không dừng lại nửa chừng chỉ vì bất mãn
Mà vững tin khả năng, trọn vẹn phát huy
Tiến lên, bước đi theo chân lý thực thi
Mỗi hoàn cảnh, mỗi giai đoạn càng kinh nghiệm!
Nỗ lực trong kiên nhẫn TUỲ CƠ ỨNG BIẾN
Tự tìm hiểu chính mình, để thật sự từ bi
Đặt mình vào vị trí người …kiểm soát tư duy
Hài hoà, bao dung xuất phát từ Trí Tuệ!
Nghệ thuật thu phục lòng người …
sống khôn khéo, sáng tạo tinh nhuệ!
Tự lực tự cường trên khối óc, đôi chân
Chính trực, cân bằng hoàn toàn về nội tâm
Thương và Ghét làm rắc rối cảm xúc!
Nhận ra được chúng,sẽ tự do hạnh phúc!
Huệ Hương

***


Kiến thức là sự bổ sung và so sánh.

Từ khi tập thói quen,
dành nhiều giờ hơn cho việc nghe pháp thoại.
Dần dần hiểu được chú giải mỗi bài kinh
Thì ra …
từng giọt nước rơi nhiễu xuống đầy bình
Mãi mãi VĂN, TƯ, TU vẫn là phương cách Chánh!
Lại chiêm nghiệm …
“Kiến thức rất cần vì bổ sung và so sánh”
Đừng sợ “Sở tri chướng” nếu biết lúc nào buông
Không ngu xuẩn ôm mang kiến chấp theo luôn
Phật Tổ muôn đời nhắc:
“ Làm gì có cái CỦA TA mà nắm” !
Nhưng phải cần học…
từ tiểu - trung- đại để sẵn sàng chấp nhận
Thích ứng vào mỗi thời đại …
……Sự khổ và Lý duyên sinh
Và hạnh phúc là ….
niềm an lạc thoát khỏi mọi sự tác thành
Do đắm chìm trong mê thích, ghét bỏ từ tham ái!
Giáo pháp Đức Thế Tôn siêu việt,
ẩn chứa trong kho tàng vĩ đại
Những bậc chân tu nhiều kiếp đạt đến chữ NHƯ
Phận phàm phu căn cơ thấp chớ thấy có dư
Học, học, mãi ….trải hà sa a tăng kỳ kiếp
Hãy nương tựa Tam Bảo dù bạn đã mẫn tiệp!
Nhớ lời giáo hoá Lục Tổ Huệ Năng (1)
Tu tâm đồng hành với kiến thức tiến thăng
Chiêm ngưỡng được vẻ đẹp muôn màu của Sự Sống
Nhớ là chỉ Buông….
Ngã chấp, kiến chấp, tham ái và dục vọng !
Chứ đừng phủ nhận kiến thức…
ai hỏi gì cũng không biết …Thua rồi
Thời đại công nghệ số …phương tiện tuyệt vời
Để bước sâu vào Biển Pháp mênh mông vô tận!
Huệ Hương
——————————————————————
(1) trong Kinh Pháp Bảo Đàn
Lục Tổ nói:
"Nay ta vì thiện tri thức truyền Vô tướng Tam Quy Y Giới. Khuyên các thiện tri thức, nên Quy Y Tự Tánh Tam Bảo: Phật tức là Giác, Pháp tức là Chánh, Tăng tức là Tịnh.
Tự tâm quy y Giác thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lià tài sắc, gọi là Lưỡng Túc Tôn.
Tự tâm quy y Chánh, niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn.
Tự tâm quy y Tịnh, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là Chúng Trung Tôn.
Nếu tu hạnh này là Tự Quy Y.
Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y Tự Tánh Tam Bảo, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là Tự Quy Y vậy.
Thiện tri thức, xưa nay tam thân Phật ở trong Tự Tánh mọi người đều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy Tánh bên trong, chỉ hướng ra ngoài tìm tam thân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật."
***

Nghệ thuật sống với Chánh Pháp!

Trộm nghe lời dạy từ Cổ Đức:
1- CẦN NHẤT NỘI TÂM SÁNG SUỐT AN BÌNH
Làm một việc gì ( thiện tâm, thiện chí, thiện nguyện )thì lương tâm không có gì để buồn phiền .
Tốt nhất luôn luôn có thái độ trầm tỉnh sáng suốt để tuỳ cơ ứng biến chứ không nên định sẵn một điều gì theo tiêu chuẩn đúng sai một cách chủ quan.
Phúc, lộc xuất phát từ cái tâm, lòng luôn chính trực thẳng ngay, sẽ có phúc lớn!
Đời người có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nghĩ thông sẽ biết đủ.
Đời người rất ngắn, tại sao không dùng thái độ tích cực để đối diện với mọi vui buồn của cuộc sống?
Cứ sống cho thật tốt, còn chuyện thị phi sẽ có luật nhân quả trả lời đích đáng.
2-MUỐN TRỞ THÀNH HÀNH GIẢ THẬT SỰ CẦN PHẢI LUÔN SỐNG TRONG CHÁNH NIỆM.
Muốn thoát cái khổ trước mắt phải sống với Chánh Niệm.
Muốn chấm dứt sanh tử luân hồi, không bị sa đọa nữa phải sống với Chánh Niệm.
Và khi thành A La Hán rồi, thành Phật rồi cũng phải sống với Chánh Niệm."
Điều đó cho thấy Chánh Niệm rất là quan trọng.
Hãy mang hết vốn liếng những gì mình có!
Gửi vào kho tàng Chánh pháp, chắc chắn bình yên
Đón nhận nhiều món quà hữu dụng thiêng liêng
Mà Đức Thế Tôn đã trao truyền cho nhân loại!
Do hoàn cảnh xã hội, bao não phiền bất toại !
Được trí tuệ hướng dẫn cuộc sống sẽ thăng hoa
Thiện lành hạt giống nở rộ dào dạt trong ta
Hoàn cảnh sai sử,
……khả năng lôi kéo không còn chủ động!
Một cái nhìn sâu sắc giúp phục hồi vững mạnh
Đổi mới cuộc đời với nhận thức được bản thân
Tin sâu nhân quả nghiệp báo, lý duyên sanh
Hiểu Bát Chánh Đạo, Vô Thường, Khổ, Vô ngã
Chương khó nhất của nghệ thuật sống
được thông qua ….dù vất vã !
Được trau dồi bằng thiền định mỗi ngày
Chỉ, Quán song hành, phương tiện an tịnh đây
Kho tàng Chánh Pháp xứng đáng để ta tin tưởng!
Ánh sáng vô lượng quang tỏa ra muôn hướng!
Bao dung độ lượng hơn và biết cảm thông
Chia sẻ niềm vui thiên hạ …tự nhủ lòng
Nghệ thuật sống kiệt tác, đến từ Chánh pháp!
Nghiệm rằng :
Tuệ giác và từ bi như chim với đôi cánh!
Bay vút xa giữa bầu trời rộng thênh thang
Chân, Thiện, Mỹ đầy đủ trong kho tàng
Cười với cuộc đời …
trưởng thành nhờ thay đổi tư duy, quan kiến!
Sức mạnh tiềm thức lại nằm trong Chánh Niệm!
Huệ Hương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 12149)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9837)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12780)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11697)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 10854)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 11017)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9998)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 10098)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 9043)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 10207)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]