Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đoá tâm hoa giác ngộ nở rộ trong ngày thọ bát quan trai.

15/05/202311:01(Xem: 3648)
Đoá tâm hoa giác ngộ nở rộ trong ngày thọ bát quan trai.

tho bat-14-5-2023 (30)
tho bat-14-5-2023 (15)

Đoá tâm hoa giác ngộ nở rộ trong ngày thọ bát quan trai.

Kính dâng Thầy bài thơ được cảm tác qua sự giảng dạy bài pháp thoại hôm nay quá sâu sắc và uyên bác, nhờ đó một lần nữa con ôn kỹ lại các tiêu đề mà ngày trước Thầy đã dạy . Kính tri ân Thầy, HH






Chưa thuận duyên …
mỗi tháng đến chùa Thầy thọ bát!
Nhủ lòng….
tại gia tự thọ giới theo luật trang nghiêm, 
Được trang nhà từ bi Online khoá lễ…
xiết bao nỗi ân triêm,
Kính đa tạ Thượng tọa Trụ trì, kính dâng lời quý ngưỡng !

Thời pháp thoại kéo dài 90 phút đã trưởng dưỡng
Xuyên suốt khoa nghi sám hối tỷ căn lời kệ liễu tường (1)
Đóa hoa tâm giác ngộ dâng cúng mười phương
Lời nhắc nhở của Vua Trần Thái Tông…
được Giảng Sư từng bước khai thông mở lối!

Nào ba đời Hùng Sư, Ấn Quang sớ sao như mới 
“Nhật mộ đồ viễn” trong sanh tử luân hồi.
20 tuỳ phiền não phát khởi từ căn bản phiền não sanh sôi
Phải dùng Ỷ thiên kiếm (2) thập mục ngưu đồ tìm về lạc trú (3)

Từng ghi chép lời giảng Tổ Sư Thiền rất phong phú
Thấu hiểu rằng “chưa nhận được thực nghĩa sáu căn” (4)
Được Thầy khai thị, nay tỉnh thức sám sai lầm
Tự phát nguyện làm sao vướng thoát ra trói buộc !
Phải chăng tháng ngày miên mật quyết tâm …
…..sẽ một ngày ứng dụng được
Đóa hoa  Giác Ngộ   sẽ nở rộ dù còn trong thế tục! 
Thọ bát quan trai ngày hiền mẫu quá hạnh phúc! 


Melbourne 14/5/2023
Phật tử Huệ Hương


******************

(1) Trong Khoa Nghi Sám Hối Tỷ căn, nghi thức đầu tiên Ngài đốt trầm hương dâng lên Tam Bảo, có bài thi kệ dâng hương, bài kệ dâng hoa, kế đến phần tâu bạch gồm những lời thiền ngữ, xưng tán ca tụng tán dương, những lời sách tấn khuyên bảo nhắc nhở. Tiếp theo là phần sám hối tỷ căn, kế tiếp là cầu nguyện khuyên mời, phát lòng tùy hỷ, hướng nguyện và hồi hướng. Tiếp đến là mười hai lời phát nguyện thâm sâu cao cả, chúng ta gắng sức ra công chuyên cần nỗ lực theo gương Ngài thực hiện, nguyện mong đạt được giác ngộ trọn thành đạo quả. Cuối cùng là bài kệ vô thường, những lời cảnh tỉnh nhắc nhở chúng ta tu mau kẻo trễ, sống trọn vẹn hết lòng tỉnh thức từng phút giây hiện tại, đừng chờ đợi ngày mai một khi vô thường đến, sẽ tước đoạt cuốn phăng lôi đi tất cả không chừa một ai.
( Kính xin đính kèm bên dưới )

(2) Trong ngữ lục của Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn tìm thấy như sau: “ Người học Đạo phải đầy đủ 5 Chánh Tín”
1- Tin rằng ông chủ của mình chẳng khác một thể với Chư Phật
2-Tin rằng từ vô lượng kiếp ta đã bị ngũ trần kết thành tập khí
3-Phải dùng đoạn Ỷ THIÊN KIẾM để bức bách đoạn trừ phiền não
4-Phải tin rằng nếu công phu tinh chuyên, chắc chắn một ngày sẽ thấu ngộ
5-Phải tin rằng SINH TỬ VÔ THƯỜNG chẳng phải là việc nhỏ
(3) 10 bức tranh chăn trâu của Thiền tông (1-Tìm Trâu, 2-Thấy dấu, 3-Thấy trâu, 4-Được Trâu, 5- Chăn trâu, 6-Cỡi trâu về nhà, 7- Quên trâu còn Người, 8-Người, Trâu đều quên, 9-Trở về nguồn cội, 10- Thỏng tay vào chợ )
(4) MỘT NGÀY SỐNG TRONG CHÁNH PHÁP HƠN 100 NĂM TÁC Ý MÊ MỜ
Trộm học về sự chi phối của Lục Căn từ lời các minh sư:
“ Hãy cứ soi sáng chính mình càng nhiều càng tốt để một lúc nào đó sẽ biết cái gì chi phối lục căn.Chính bản ngã chi phối lục căn và đứng sau bản ngã , luôn chi phối bản ngã chính là NGHIỆP và NGHIỆP lại bị VÔ MINH tác động”
—- Bản Việt  dịch của HT. Thích Thanh Từ  về Khoa Nghi Sám hối Tỷ căn của Vua Trần Thái Tông. 
 
KỆ DÂNG HƯƠNG
Trầm thủy, rừng thiền hương sực nức,
Chiên-đàn, vườn tuệ đã vun trồng,
Đao giới vót thành hình non thẳm,
Nguyện đốt lò tâm mãi cúng dâng.
KỆ DÂNG HOA
Tâm địa mở ra, hoa nở rộn,
Trời có mưa hoa, vẫn kém thơm.
Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật,
Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi.
HIẾN DÂNG HƯƠNG HOA RỒI BẠCH
Nguyện mây hương hoa này, khắp cả mười phương cõi, cúng dường tất cả Phật, tôn Pháp chư Bồ-tát, vô lượng chúng Thanh văn và tất cả Thánh Hiền; vừa rời đài Quang minh, qua cõi nước vô biên trong vô biên cõi Phật, nhận dùng làm Phật sự, xông khắp các chúng sanh, đều phát tâm Bồ-đề.
Cúng dường rồi, chí tâm qui mạng lễ mười phương Vô thượng Tam Bảo.
(một lạy)
TÂU BẠCH
(Lại niệm hương quì bạch)
Kính bạch: Mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư. Vung kiếm tuệ ở rừng tà, quạt gió từ vào nhà lửa. Trộm nghe: ráng đỏ phủ đầu non, mặt trời vừa gác núi. Đầu thành giọng ốc thổi buồn thiu, chày nện ngoài rèm nghe ảm đạm. Thuyền chài quay lại bến cất tiếng hát chiều, chim bay trở về rừng nhẹ nhàng vỗ cánh. Phờ phạc đàn cò đậu bãi cát; tiêu sơ bờ liễu dế ngâm sầu. Đồng ruộng lập lòe vài đóm lửa, trời cao lơ lửng trăng lưỡi liềm. Cửa phên hờ khép gà vào chuồng; đèn lửa chưa lên trâu lại ngõ. Lữ khách thúc ngựa chạy như tên bắn; thuyền về chèo gấp nhanh tợ thoi đưa. Thương thay kẻ mê lại vào đường tối. Ngày sáng trưng còn chẳng biết lối đi, đêm càng tối lối về nhà quên bẵng. Nhóm kia như người không đủ mắt, cảnh này quyết hẳn kẻ quên đường.
Các Phật tử! Phải nhớ vô thường nhanh chóng, chớ tham phù thế xa hoa. Cần kíp kéo mũi xoay đầu, chớ để buông tâm phóng chạy. Mỗi người soi sáng bên trong, không cho theo cảnh tìm ngoài. Nếu là tri âm, hãy mau tiến bước.
Đệ tử chúng con kính tưởng thời này, lấy làm khóa lễ mặt trời lặn.
(Lễ Tam Bảo một lạy)
SÁM HỐI TỘI CĂN MŨI
Chí tâm sám hối,
Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay,
Bỏ mất bản tâm, không theo chánh đạo.
Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm,
Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau.
NGHIỆP CĂN MŨI LÀ:
Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào;
Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh.
Lan xông xạ ướp, chỉ thích tìm tòi;
Giới định hương huân, chưa từng để mũi.
Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài;
Nghển cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.
Theo dõi hương trần, Long thần chẳng nể;
Chỉ thích mùi xằng, trọn không chán mỏi.
Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa;
Cây giác hoa tâm, xây đi không đoái.
Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau;
Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.
Chẳng ngại tanh hôi, không kiêng hành tỏi;
Mê mãi không thôi, như lợn nằm ổ.
Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đàm vàng;
Bôi cột quẹt thềm, làm nhơ đất sạch.
Hoặc say nằm ngủ, điện Phật phòng Tăng;
Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.
Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm;
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên;
Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.
Trải nghìn muôn kiếp, mới được làm người;
Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.
Nếu không sám hối, khó được tiêu trừ;
Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.
(Lễ Tam Bảo một lạy)
CHÍ TÂM KHUYẾN THỈNH
Khuyến thỉnh mười phương ba đời Phật,
Và chư Bồ-tát Thánh Hiền Tăng.
Mở rộng tâm từ bi vô lượng,
Đồng độ chúng sanh lên bờ kia (giác).
(Lễ Tam Bảo một lạy)
CHÍ TÂM TÙY HỈ
Nay con theo Phật sanh hoan hỉ,
Hôm sớm kính thành sám lỗi lầm.
Thềm thang thập địa nguyện sớm lên,
Bồ-đề chân tâm không lui sụt.
(Lễ Tam Bảo một lạy)
CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG
Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,
Chí thành đầu lễ đức Từ Tôn.
Nguyện đem công đức đến quần sanh,
Nương thắng nhân này thành Chánh giác.
(Lễ Tam Bảo một lạy)
CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN
Một nguyện ra hết tà khí loạn,
Hai nguyện nhận vào tuệ hương huân,
Ba nguyện đóng thành cửa vô lậu,
Bốn nguyện ho tan trần hữu duyên.
Năm nguyện lôi về đường Tam Bảo,
Sáu nguyện ngáp nát xóm tứ sanh,
Bảy nguyện thở trừ chướng phiền não,
Tám nguyện ngửi được hoa giác tươi.
Chín nguyện thường thông giống các pháp,
Mười nguyện hằng lấp nhân ngũ tân,
Mười một nguyện kéo về dạo biển tánh,
Mười hai nguyện lôi ra khỏi bến mê.
(Lễ Tam Bảo một lạy)
KỆ VÔ THƯỜNG THỜI NÀY
Cảnh giục trời gác núi,
Tấc bóng có tiếc chăng?
Chỉ chạy theo ý ngựa,
Tâm khỉ chịu dừng đâu?
Mặt trời mọc rồi lặn,
Thân nổi trở lại chìm.
Già đến ngu cùng trí,
Chết đi xưa và nay.
Chẳng khỏi vô thường đến,
Hạn lớn tránh được nào?
Mỗi nên đi đường chánh,
Chớ để vào nẻo tà.

KỆ KHUYÊN CHÚNG BUỔI HOÀNG HÔN
Cảnh giục nương dâu tối,
Non tây ô lặn rồi.
Ngày giờ đâu dừng mãi,
Già bệnh dễ kề người.
Chết đến ai hay giữ,
Hạn lại sao cấm ngăn.
Mọi người nên để mắt,
Hôn tán chớ vương tâm.

KỆ TÁM KHỔ
Sanh đến thành người thân khổ nhọc,
Già sang lụ khụ ý mê mờ,
Bệnh xâm thân thể đau khôn nhẫn,
Chết đọa ba đường nghiệp dễ thôi.
Ân ái xa lìa buồn khó tả,
Oán thù gặp lại giận không cùng,
Ngàn cầu chẳng được thêm phiền não,
Năm ấm tranh nhau đấu sức hùng.
(Lễ Tam Bảo ba lạy)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 7750)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 10084)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 8083)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 9948)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 10210)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 7141)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 9534)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 8397)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 6502)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang macgiang@y7mail.com
04/08/2010(Xem: 5884)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567