Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cung đón Hòa Thượng Tích Lan Dewananda viếng thăm Nha Trang

01/05/202308:28(Xem: 2193)
Cung đón Hòa Thượng Tích Lan Dewananda viếng thăm Nha Trang



ht dewananda--9


Hòa Thượng Devananda sinh ngày 22/9/1953, xuất gia Sa Di ngày 28 tháng 12 năm 1967 ở tuổi mười bốn và thọ giới Tỳ Kheo vào ngày 09 tháng 7 năm 1973. Hòa Thượng đã tốt nghiệp Trung học năm 1975 và năm 1980, Ngài lấy bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kelaniya, Tích Lan. Ngài từng là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phật giáo từ năm 1980 đến năm 1990 và sau đó làm giáo viên tại một trường công lập trong một năm. Sau đó, Ngài theo đuổi các nghiên cứu sâu hơn về Phật giáo và giáo dục. Ngài đã nhận được bằng tốt nghiệp sau đại học về nghiên cứu Phật học tại Đại học Kelaniya vào năm 1986 và bằng sau đại học về Giáo dục vào năm 1987 từ Đại học Colombo, Sri Lanka. Năm 1989, Ngài lấy bằng Thạc sĩ Phật học tại Đại học Kelaniya. Ở đó, sau khi Ngài theo học cao học về nghiên cứu xã hội Phật giáo ở nước ngoài và đã thành công trong việc lấy bằng M Phil và bằng Tiến sĩ về nghiên cứu xã hội Phật giáo tại Đại học Delhi, Ấn Độ. Sau khi hoàn thành chương trình học cao học tại Delhi, HT Devananda tham gia giảng dạy Giáo pháp tại Singapore, Đài Loan, Malaysia và Australia trong gần bảy năm. Phần lớn thời gian này được dành ở Malaysia với tư cách là một nhà sư thường trú tại Phật giáo MahaViharaya ở Malaysia. Ngài tham gia nghiên cứu về triết lý xã hội của Đức Phật được mô tả trong khẩu súng thần công Pali chứa đựng những lời dạy của Đức Phật ở dạng nguyên sơ. Do đó, ông là một người có thẩm quyền về Phật giáo Nguyên thủy. Một số ấn phẩm về Kinh được chọn (đặc biệt là Sathipatthanasuttha khuyến khích thiền định như lời thuyết giảng của Đức Phật), YamakaVagga, truyện Phật giáo cho trẻ em và ngữ pháp Sinhala do BhantheDevananda là tác giả. Ngài đã xuất bản nhiều bài báo và giảng luận về Giáo Pháp trong các tờ báo Phật giáo ở Singapore, Malaysia và Úc và các tờ báo ở Sri Lanka. Ngài là một học giả thông thạo tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Sinhala cổ điển, tiếng Hindi và tiếng Anh. Ngài đã phổ biến online các bộ sách của Ngài về Kinh, Luật, Thi Ca Phật giáo và các bài hát dân gian PG Tích Lan. Những nỗ lực và thành tựu học thuật của Ngài, cũng như cam kết giáo dục tôn giáo của cộng đồng được công nhận đầy đủ bởi thực tế là Ngài được bổ nhiệm làm Thẩm Phán Hòa Giải cho tỉnh bang Uva ở Tích Lan. HT là người sáng lập Trung tâm Phật giáo Quốc tế Samaloka ở Tích Lan.

Vào năm 2007, HT Devananda được mời đến giảng dạy và định cư tại Florida, Hoa Kỳ; tại xứ sở này, Ngài tiếp tục tích cực tham gia giảng dạy thiền định và Giáo pháp cho những tín đồ đến thăm tịnh xá. Ngài cũng tham gia các hoạt động nghiên cứu Phật học với các sinh viên đại học. Hiện tại Ngài nghiên cứu về ‘Thiền định như mô tả trong kinh điển Pali’ và thỉnh thoảng đi giảng dạy các khóa tu ở Tích Lan, Thái Lan, Nhật Bản và các quốc gia khác ở Á Châu.

 Vào ngày 23/4/2023 vừa qua, HT Dewananda đã bay từ Nhật qua Nha Trang thăm HT Thích Tâm Phương và Cụ Bà Tâm Thái...



me tam thai (11)


ht dewananda--5
ht dewananda--8
***

Nhân ngài đến xứ Việt
Hòa Thượng hướng dẫn Ngài
Tham quan ba Phật tích
Chùa Linh Sơn Pháp Bảo
Tọa lạc thôn Phú Đông
Xã Vĩnh Ngọc Nha Trang
Phong quang thật tươi nhuận
Cảnh đẹp với vườn cây
Xanh mát cùng hàng tre
Cảnh thiền môn thanh tịnh
Do Hoà Thượng Như Ý
Dừng chân tại nơi này
Lập thánh địa tòng lâm
Chùa Linh Sơn Pháp Bảo
Ươm hạt giống Bồ đề
Tạo bao nhiêu Tăng tài
Biết bao nhiêu thế hệ
Như mẹ hiền chắt chiu
Nuôi đàn con khôn lớn
Ân đức Ngài khôn cùng
Sau một chín bảy lăm
Trong thời buổi giao thời,
Kinh tế thật khó khăn,
Thầy trò cùng lao động
Trồng hoa màu làm ruộng
Phương tiện để mưu sinh
Hầu hóa độ chúng sanh
Như tinh thần Bách Trượng
Từ chín sáu đến nay
Chùa Linh Sơn Pháp Bảo
Nơi bồi dưỡng giới đức
Độ biết bao Tăng tài
Là giềng mối môn phong
Cho những người con Phật
Từ khắp nơi tìm về
Nương tựa niềm tâm linh.

***

ht dewananda

Rồi lại đến cảnh chùa
Chùa Sắc Tứ Kim Sơn
Tọa lạc trên núi Gành
Thuộc về thôn Ngọc Hội
Xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang
Vào thế kỷ mười tám
Do Hoà Thượng Thiệt Địa
Kiến tạo nên ngôi chùa
Kim Sơn trên linh địa
Trải đến cho ngày nay
Hai hai vị trụ trì
Hiện tại ngài Nguyên Minh
Tu bổ bao công trình
Cảnh chùa sao thanh tịnh
Với tiếng đại hồng chung
Ngôi đại hùng bảo điện
Tráng lệ và uy nghiêm
Với pháp môn tu học
Hiện Pháp An Lạc Trú
do Thiền Sư Nhất Hạnh
Sáng lập và xiển dương
Thu hút nhiều Phật tử
Chùa càng ngày càng đông
Cùng về đây chánh niệm
Từng bước chân thiền hành
Tịnh Độ là nơi đây !

***

ht dewananda--1

Tiếp đến chùa Long Sơn
Chùa lớn nhất Nha Trang
Có tên chùa Phật Trắng
Trên đỉnh đồi Trại Thủy
điểm dừng chân thứ nhất
Tượng Phật nhập Niết Bàn
Được chạm khắc tinh xảo
Tả bốn chín đệ tử
Cùng tụ hội về đây
Điểm dừng chân thứ hai
Tháp chuông đại hồng chung
Vang vọng cả núi rừng
Khiến lòng người sâu lắng
Cảnh vật thêm tĩnh lặng
Trong không gian uy nghiêm
Bình yên và an lạc
Lên đến tận đỉnh đồi
Chiêm ngưỡng Kim Thân Phật
Trên bảo toạ hoa sen
Giữa trời xanh mây trắng
Trời, người đều cung kính
Đảnh lễ đấng thiện lành
Long Sơn nét cổ kính
Nghiêng mình với thời gian
Núi rừng cây bạt ngàn
Với làn gió nhẹ man
Tỏa hương vị đất trời
Như lòng người con Phật
Muôn đời xin quy kính
Quy Phật, Pháp cùng Tăng.

***


ht dewananda--10

Dưới chân tháp Sư Ông
Hai chiếc áo y vàng
Hai quốc độ khác nhau
Không cùng chung tiếng nói
Khác hẳn màu nước da
Nhưng cùng là con Phật
Là trưởng tử Như Lai
Được mặc áo Như Lai

Được ngồi tòa Như Lai
Truyền trao lời Phật dạy
Hóa độ khắp muôn loài
Trong biển đời trần khổ

Hòa Thượng Thích Tâm Phương
Hòa Thượng Thero Denawada 

Việt Nam và Tích Lan
Cảnh chùa sao thanh tịnh
Dưới bầu trời xanh trong
Mây trắng bay hiền hòa
Lá mừng vui xào xạc
Hòa điệu ca an bình
Ôi màu áo giải thoát
Muôn đời con tôn kính
Gieo hạt giống thiện hòa
Đảnh lễ Phật Thích Ca.

***

Ba di tích Phật giáo
Nơi đất Thánh địa này
Ân đức của Thầy Tổ
Đã để lại cho đời
Truyền thừa và tiếp nối
Cho hậu thế muôn đời
Nơi Hòa Thượng Tâm Phương
Sanh ra và lớn lên
Trở thành người Tăng sĩ
Ngài Devananda viếng thăm
Ôi hạnh phúc tràn đầy !
Mai này ngàn năm sau
Ai có qua nơi này
Hãy nhớ về hai vị
Đã một lần dừng bước
Bóng y vàng trên đồi
Thanh thoát từng bước chân
Như ngày xưa Đức Phật
Cúi đầu xin đảnh lễ.



me tam thai (5)
me tam thai (2)
me tam thai (1)
me tam thai (6)me tam thai (8)



Đón Ngài Dewananda

Xứ Nha Trang hiền hòa
Rợp hàng cây xanh mát
Che nắng hai bên đường
Mẹ và Dì Sáu Nhu
Chấp tay cùng kính đón
Đức Ngài Dewananda
Từ Nhật Bản bay qua
Thăm nước Việt xứ ta
Lòng Mẹ thật vui mừng
Như Đức Phật đến thăm
Lấy gì con dâng cúng?
Mẹ thì thầm khấn nguyện
Cho mọi người gần xa
Luôn nương câu niệm Phật
Rồi cảnh khổ sẽ qua
Ngài khéo rải tâm từ
Cho khắp cõi chúng sanh
Từ ngọn cây, đầu cỏ
Cho tất cả hữu tình
Dù bất cứ nơi nao
Thảy đều được an lạc
Mẹ nghe rồi vui mừng
Nhẫn nhục vâng ý lành
Mong mọi người như mẹ
Viếng thăm bậc tu hành
Để tìm cầu học đạo
Cho mọi việc thành tựu
An lạc thân và tâm.

Nam Mô A Di Đà Phật
Rodgau, Offenbach, Đức Quốc 01/05/2023
Đệ tử Diệu Danh





me tam thai (7)


Hòa Thượng Tích Lan Dewananda

thăm Cụ Bà Tâm Thái và Hòa Thượng Tâm Phương

Kính tặng Cụ Tâm Thái


Mẹ bên thầy Tích Lan
Thật từ hòa bình an
Chấp tay Mẹ cung kính
Như nói lời tri ân
Từ Nhật sang thăm Mẹ
cùng Hòa Thượng Tâm Phương
Thầy Denawanda,
Như cội nguồn ngàn xưa,
của ngày xưa Đức Phật.
Mẹ tìm về Bản môn
Cảm ơn cô Tịnh Bảo
Đã gieo thiện duyên lành
Bước chân Thầy đến đây
Xứ Nha Trang hiền hòa
Đất trắng nhìn từ xa
Biển reo lời réo gọi
Kính mừng Đức Thích Ca

***

Mẹ nói gì đây nhỉ?
Nhìn Mẹ thật hoan hỉ
Thầy Denawanda cười vui
Nhìn bà cụ chín mươi
Trí sáng hay niệm Phật
Khuyến người cùng tiến tu
Cùng làm việc thiện lành
Lòng con mừng khôn nguôi
Kính thành dâng Tam Bảo
Con xin nguyện hồi hướng
Khắp nơi nở hoa cười
Dưới Bồ Đề bóng mát
Thế gian này xanh tươi.

Nam Mô A Di Đà Phật
Rodgau, Offenbach, Đức Quốc 01/05/2023
Đệ tử Diệu Danh



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22191)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
17/04/2024(Xem: 237)
Đường về núi cũ chùa xưa Phật thiêng trên cõi phù du vô thường Cỏ hồng hiu hắt quê hương Trên đồi Trại Thuỷ nở vườn kỳ hoa Chân trời cao rộng xuất gia Đi tìm vô hạn mây hoà với thơ Điêu linh mặt đất bến bờ Vòng tay cát bụi đợi chờ ôm mang
17/04/2024(Xem: 229)
Xứ Úc hiền hoà nay xảy ra quá nhiều xô xát ! Hành vi đâm chém (stabbing ) có thể do phẫn nộ ẩn giấu bên trong Học lại bài kinh “Ví dụ cái cưa “ mới cảm thông (1) Vì lòng từ bi, Đức thế Tôn đã giáo giới !
17/04/2024(Xem: 75)
Đời ta, chiếc lá Bồ Đề Thăng trầm muôn nỗi.. rồi về cội xưa Đời ta, là tiếng chuông chùa Ngân nga theo gió bốn mùa nhân gian Đời ta, là một nén nhang Tỏa làn hương .. nguyện bình an khắp cùng Thu tàn, Đống đến, sang Xuân.. Thì ta vẫn thế, sống trong hiện tiền.
13/04/2024(Xem: 136)
Các anh là chiến sĩ oai hùng Hiên ngang chiến đấu khắp mọi vùng Chí cả sáng ngời như Nhật Nguyệt Dâng hiến đời vì lợi ích chung. Các anh là chiến sĩ tài hoa Vạn tâm hồn là vạn tinh hoa Sống hiên ngang trong thời ly loạn
11/04/2024(Xem: 875)
Đến một lúc chợt bàng hoàng thảng thốt! Thì ra cuộc sống này phù du đến thế ư? Chỉ là bao gồm ý nghĩa của những danh từ “Tư tưởng, ý niệm, hành xử, cảm xúc” Trước đối tượng Cảnh, Người được ta liên tục nhận thức !
03/04/2024(Xem: 239)
Lạy Mẹ hiền Quán Thế Âm Diệu âm tiếng dội ngàn năm Tạ ơn tình thương cao cả Con nguyện đốt đuốc soi đường. Hình hài một tấm sơ sinh Nguyên vẹn ánh đạo quang minh Thanh tâm này kim chỉ hướng Tây phương là chốn con về.
03/04/2024(Xem: 721)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567