Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100

27/04/202308:57(Xem: 4624)
Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100

tuyet tap tho de chieu
Hoài bão của người Tăng sĩ
(Thay lời tựa)


Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.


Nhận bản thảo tập thơ của thầy Thích Đồng Bổn qua e-mail, tôi vừa vui vừa ngần ngại. Vui là sau đợt đại dịch Covid-19, thầy bị hậu Covid tàn phá phổi và gan, bác sĩ trong và ngoài nước cơ bản lắc đầu, buộc thầy phải đến miền biển hoặc miền núi, chọn chỗ ít người để có được môi trường sống trong lành kèm với thuốc đặc trị mới có hy vọng còn điều kiện “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”. Những anh em quen biết động viên thầy và cũng chỉ mấy lời động viên chứ không biết gì hơn. Và thầy đã chọn vùng núi Sóc Sơn để an dưỡng cùng trị bệnh.

Qua mạng Zalo, tôi thấy ngày nào thầy cũng viết được một vài bài kệ hoặc thơ. Những người quen biết có kết nối mạng Zalo với thầy đều vui lắm. Nhân có hội thảo về Phật giáo Thái Nguyên và hội thảo về Công chúa Huyền Trân với Phật giáo ở Nam Định, tôi đôn đốc thầy viết bài tham dự hội thảo. Không ngờ thầy viết xong trước tôi, hối thúc lại tôi với lời nhắn nhủ viết nhanh cho Ban tổ chức an tâm, mình cũng được an vui.

Lao vào công việc để quên bệnh tật, vui vẻ sống chung với bệnh tật cũng là cách hay trong lúc… hết cách.
Thật lòng mà nói, tuổi càng lớn, đọc càng nhiều, tôi lại mắc bệnh sợ thơ, bởi có những bài không phải thơ mà bắt người đọc gọi đó là thơ và là thơ hay, thì đúng là… Ta bà khổ! Ta bà khổ!

Vài chục năm nay, tôi thích đọc kinh sách các tôn giáo, trong đó có kinh sách Phật giáo. Qua kinh sách, tôi thấy chư Phật, chư Tổ đều “nói kệ rằng:…”, chứ không mấy ai “nói thơ rằng:…”. Các Thiền sư thời Lý – Trần cũng thường viết kệ, ấy mà sau này có người dịch những bài kệ này lại thêm vào từ “thi” thành “thi kệ”. Họ không biết rằng “thi” và “kệ” cũng như “thi” và “ca” hai lối chẳng thể gộp chung được.

Từ điển Tiếng Việt viết rõ rằng: “Kệ: Bài văn vần giảng giải một đoạn kinh Phật”1. Do vậy, trên bước đường hoằng dương chánh pháp, chư Phật, chư Tổ thường dùng “kệ” là vì thế.



pdf icon-2
Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100


🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


***
***
***








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2017(Xem: 8605)
Lối về tĩnh thức thảnh thơi Có bông Huệ nở bên đồi trắng Hoa ...
17/01/2017(Xem: 11619)
Xuân xưa Gạch sân đỏ, xác pháo hồng- Tươi xanh hoa lá giàn bông giấy già - Tuổi thần tiên vẫn chưa xa - Hồn nhiên áo mới, nếp nhà an vui.
17/01/2017(Xem: 9114)
Một thương em tập ngồi thiền Chuyên cần tỉnh tọa dáng hiền…nữ tu Hai thương em tuổi chớm thu Bước đi tha thước ôn nhu nhẹ nhàng Ba thương em nói dịu dàng Thiết tha từ ái vững vàng niềm tin Bốn thương em nét cười xinh Nụ cười hỷ xã đốt tình si mê
17/01/2017(Xem: 9175)
Trong hơi thở vào ra luôn quán chiếu Ta vẫn mang ơn nặng của đất trời Cấp cho ta không khí ở muôn nơi Dinh dưỡng tốt bảo toàn cho cuộc sống
16/01/2017(Xem: 12612)
Sự vĩ đại chẳng là thành Vạn Lý Cũng chẳng là được thành tiếng đại gia Khi tâm ta còn chưa rõ nhận ra Viên ngọc báu luôn nằm trong túi áo . Bao kiếp qua ta chạy đôn chạy đáo Chỉ thả mồi bắt bóng dưới ánh trăng Chẳng phút giây hạnh phúc thấm sâu vào Khi vỡ mộng thì mái đầu đã bạc .
15/01/2017(Xem: 8662)
Từ vô tận ta tìm về tĩnh thức Bao thăng trầm còn nỗi nhớ niềm thương Trong vô niệm ta loay hoay tìm kiếm Còn gì không hay một nỗi tàn phai.
15/01/2017(Xem: 12949)
Đạo pháp theo đời cố hiểu thương, Ngày qua hưởng lộc phải am tường. Sinh linh thế mạng đau xương cốt, Hạt gạo nuôi thân nhọc ruộng nương. Thấy được trần gian luôn quán chiếu, Lần tìm chân lý mãi noi gương. Tục thanh xen lẫn vun bi trí, Niệm niệm thâm ân trọn nẻo đường.
14/01/2017(Xem: 14826)
Thi tập “Hồi Ức” Lược Sử Kim Sơn Phật Học Ni Trường của nhà thơ Viên Huệ Dương Chiêu Anh, là thành viên trong mảng thơ Thiền thi đạo lý thuộc thơ chay. Thơ chay do không có đồ nhắm nháp, không có ma men đối ẩm lúc ngâm vịnh, xuớng họa. Như lời tâm bút của thi nhân: “Làm thơ là thú vui riêng, chỉ giới hạn trong gia đình và những bạn bè thân thuộc, mà không gia nhập vào những thi tao đàn nào cả”. Dù vậy, nhà thơ nữ nầy mãi liên tục sáng tác tới nay (2015) một lượng thơ khá dồi dào, đang còn trong bản thảo gồm những tập như:
13/01/2017(Xem: 8313)
Tâm như một bức tranh Vẽ lên cuộc đời mình Vui buồn đời trăm nhánh Quyện nhau như bóng hình.
13/01/2017(Xem: 7590)
Vầng dương vừa khuất non cao Chim bay về tổ lao xao họp đoàn Tiều phu hối hả về làng Lắng im rừng núi, ngân vang chuông chùa. Bước chân theo cánh gió đưa Rời căn lều cỏ thiền sư lên đường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]