Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Thơ “Con Đường Trúc Biếc “ của Thi Sĩ Lê Thanh Trúc

25/04/202313:41(Xem: 3233)
Tập Thơ “Con Đường Trúc Biếc “ của Thi Sĩ Lê Thanh Trúc


con duong truc biec-thanh truc

Tập Thơ “CON ĐƯỜNG TRÚC BIẾC “
của Thi Sĩ Lê Thanh Trúc

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

“Con đường trúc biếc“ là tuyển tập 40 bài thơ của nhà thơ Thanh Trúc, trải dài hơn 50 năm của một dòng sống, kể từ lúc

tác giả còn ngồi ở ghế nhà trường cho đến bây giờ. Với tác giả, dù mái tóc đã trải qua hai giai đoạn đen và bạc, và dù hai mái đầu tuần tự nhường chỗ cho nhau nhưng vẫn còn đó một tâm hồn không hề đổi thay trong dâu bể và tâm hồn ấy vẫn trong trắng tinh khôi màu nguyên thể, màu của trúc biếc, màu của chân tâm thường trú, bất sanh bất diệt.

 

Tác giả đã viết rất nhiều, làm thơ rất nhiều. Nhiều bài thơ của ông đã đăng trên các tạp chí Phật học trong và ngoài nước, trong suốt mấy mươi năm qua. Thể tài thơ Thanh Trúc rất đa dạng, từ những bài tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục bát, cho đến những bài theo thể tự do. Chủ đề thơ của Thanh Trúc cũng rất đa dạng, thể hiện một phong cách rất đặc biệt, nhẹ nhàng, thanh thoá, ung dung, tự tại, đời và đao trong nhau, tương sinh và tương tức. Làm thơ đối với tác giả không phải là một trò tiêu khiển, cũng không phải là cách đùa với cuộc sống. Trong Thanh Trúc thơ là kết tinh của dòng thể nghiệm, hoà quyện giữa Khổ Đau và Hạnh Phúc, Phiền Não và Bồ - Đề, Sinh Tử và Niết - Bàn, hai trong một, bất tức bất ly. Đó là chất liệu của một quá trình sống Đạo và sống Thiền trong mọi sát – na của cuộc đời

 

Cái dụng của nhận thức không phải dừng lại ở cái nhìn vô thường mà là thông qua dòng chảy của nó, nhận ra được bản thể “bất diệt” nằm trong mọi sự vật. Được như vậy dù có đùa giởn với thời gian, trêu cợt với sự tướng, chủ thể nhận thức vô ngã của nhà thơ vẫn có thể nở nụ cười bình sinh ( Bản Lai Diện Mục ).  Trong cuộc sống với “24 giờ đã qua”, con người thường nuối tiếc dòng chảy cảm xúc của quá khứ trộn lẫn buồn vui, “như song nước chảy, bèo trôi lững lờ”, nhưng nhà thơ Thanh Trúc biết sống an lạc trong từng khoảnh khắc của hiện tại để làm công việc khó là, đó là “dệt tình nhân loại sống hoà mến yêu”.

 

Trên con đường trở về bến cũ, được viết vào năm 1963, chống chế độ Diệm lúc bấy giờ, tác giả đã coi thiên thu như khoảnh khắc, cuộc đời chỉ là quán trọ thê lương. Phong trần rong ruỗi rồi vào cõi quên, nhưng có sự sống và sự hiến dâng còn mãi với thời gian, bất diệt với sự bạo tàn. Đó là sự sống an nhiên trước

“bao nhiêu tháng, bấy nhiêu ngày.“ Đây cũng là sự dâng hiến đời mình để bảo vệ Chánh Pháp, làm cho “cánh hoa bản thể” của Phật pháp được “tung bay” khắp mọi nẽo đường.

 

Bản thể và hiện tượng nương nhau mà có, như nước với sóng không lìa nhau nhưng không phải một và không phải khác. Từ bề mặt của hiện tượng nhận ra được mặt thực của bản thể.

Đây cũng chính là tiêu đích của tác giả, nhìn rõ được tương dung và tương hợp “không rời nhau mà sinh khởi, khởi sinh”

(Tâm Sự Dòng Suối Nhỏ ) của sự và lý, hiện tượng và bản thể

 

Thực tại vốn vượt lên trên mọi ý niệm, mặc ước, giả định của con người. Có không sinh diệt và các cặp nhị nguyên khác cũng chỉ là những ý niệm, vốn sao chép lại bóng dáng của thực tại,

trên nền tảng của những tư duy hữu ngã.

 

Trong khi đó, chiếc lá màu xanh bao đời vẫn là chiếc lá, vẫn là màu xanh. Hoa vẫn là Hoa. Sông vẫn là sông. Trời xanh mây trắng vẫn là trời xanh mây trắng, v.v… Cái “như vậy” đó trong không gian vô tận và thời gian vô cùng hiển thị nên cái chân lý muôn đời, đó là hoa vẫn nở khi mùa xuân tàn, chim vẫn hót khi mặt trời đã lặn, mây vẫn bay ngay những lúc không có gió đùa… bản thể của sự vật như vậy là như vậy. Mọi áp đặt rằng nó có hiện hữu hay không có hiện hữu, nó thường hay vô thường, đẹp hay xấu, lớn hay nhỏ v.v… không thể phản ánh đúng được  bản chất của chúng.

 

Đọc thơ Thanh Trúc, chúng ta có dịp thưởng thức những chân lý giản dị nhưng cao siêu. Thơ ở đây không chỉ là triết lý mà là sự sống, sự sống của hàng trúc biếc  trên các cánh đồng hương quê gió nội, tạo nên một sinh thái mới, một khung trời vô biên, một vũ trụ vô cùng vô tận của tâm với vô vàng tiết tấu. Vô thường, Bất diệt. Đau buốt. An vui. Dung thông. Tự tại. Tuỳ duyên. Nhập cuộc. Phá vỡ. Buông xã. Cười vang!

 

                                                                                        NHẬT  TỪ 

                                                                                     ( Tiến Sĩ Phật Học )

 



 

Những bài thơ tiêu biểu được đề cập trong Lời Giới Thiệu về Tập Thơ CON ĐƯỜNG TRÚC BIẾC của Thi Sĩ Thanh Trúc:

 

BẢN LAI DIỆN MỤC

 

Mãi mê đùa giởn tháng ngày

Bỗng nghe chim hót chiều nay giật mình

Soi gương nhìn lại bóng hình

Nụ cười vẫn nở bình sinh thuở nào…

 

 

24 GIỜ ĐÃ QUA

 

Gà nhà ai gọi sáng

Giữa đêm tối mờ sương

Ai đi trong rừng vắng

Lang thang giữa đêm trường

Trời nay trở gió bên đường

Lá vàng rơi rụng buồn vương xóm làng

Sóng vỗ ngoài biển khơi

Chim reo ngày trở lại

Ai dựng  một mùa hoa

Ai đơm tình nhân ái

Ta đi ta hái hương hoa

Dệt tình nhân loại sống hoà mến yêu

 

Hồn ta lâng lâng quá

Đã mấy độ nay rồi

Hôm nay ta trở lại

Giữa buổi sớm tinh khôi

Đường đời thiết tưởng như vôi

Như song nước chảy bèo trôi lững lờ

 

24 GIỜ ĐÃ QUA

Nghẹn ngào nên khó nói

Ta đi giữa đường trần

Chân chưa hề biết mỏi

Có người khách hỏi đi đâu

Thưa rằng : hàn lại vết đau nhân tình…

                                                           

                                                              1953

 

 

VỀ BẾN CŨ

                          Tặng Hương Hồn Quách Thị Trang

 

Cúi đầu hồn vọng non song

Buồn vây lớp lớp sầu đong tháng ngày

Trào dâng tâm niệm hôm nay

Chỉ là quán trọ trắng tay phong trần

Đâu là Đại – ngã tương thân

Và đâu khởi điểm chân tâm thường còn?

Áo cơm nữa chuyện trăng tròn

Rèm mi một chớp nỉ non một lời

Tâm linh dấy động mù khơi

Nhìn trăng luống những ngậm ngùi thở than

Nước non cách biệt đôi đàng

Mà nghe gió lộng dặm ngàn xa xa

Hướng dương em vẫy tay ngà

Ngoài kia dục vọng phong ba chuyển mình

Thiên thu một nét nguyên trinh

Hồn tan vũ trụ hiện hình hôm nay

Bao nhiêu tháng bấy nhiêu ngày

Cánh hoa bản thể tung bay cuối trời

 

Nghiệp duyên duyên nghiệp lâu rồi

Phút giây Giác ngộ chợ đời lãng quên

 

                                                              1963

 

 

TÂM  SỰ DÒNG SUỐI NHỎ

 

Nhớ khi xưa Ta là dòng suối nhỏ

Chay lang thang khắp mọi nẻo gầm trời

Rồi một hôm ta về giữa biển khơi

Lòng thanh thản nghe muôn trùng gió lộng

 

Loài ốc nhỏ vây quanh đời huyễn mộng

Bóng thời gian rơi rớt lại dấu xưa

Trong hoang vu còn sót chút hương thừa

Ươm đọng ướt dưới mặt trời ngọn cỏ

 

Soi thấy mình bên dòng sông trăng tỏ

Ta cô liêu đối diện với vô cùng

Hai nghìn năm dưới ánh sáng mông lung

Dòng lệ nóng đã biến thành biển mặn

Bạn đời ơi! Nghe chăng lòng đau quặn

Của ý mê thức vọng bủa sương mù

Thường mệnh danh là ảo ảnh phù du

Xin trả lại với Bản - lai  - Im - lặng

 

Khuôn mặt thực trên đỉnh trời mây trắng

Không rời nhau mà sinh khởi, khởi sinh

Thế tương - dung và tương - hợp  hữu tình

Như sóng kia chẳng bao giờ lìa nước

 

Hoa đốm nào dõi theo Ta từng bước

Đếm thời gian trên vạn cánh sen vàng

Ta nghe ra giữa thiên địa mênh mang

Ngàn tia lửa xoá tan bờ Vọng - Kiến

 

                                                         1965

 

 

CHIẾC LÁ MÀU XANH

                                                  Thân tặng Anh Chị Châu Văn Thọ

 

Anh đi vào núi thẳm

Nhặt một mớ lá xanh

Hỏi em bao nhiêu lá

Giữa màu nắng vàng hanh?

 

Mĩm cười em khẽ bảo

Rằng có cũng rằng không

Cả hai đều ý niệm

Thực tại vốn vô cùng

 

Vượt lên trên ý niệm

Đố tượng không mong cầu

Đi sâu vào nội giới

Nào có nghĩa gì đâu

 

Thoát ra ngoài bản ngã

Anh vẫn còn là Anh

Reo mừng Anh gọi lớn:

Vẫn chiếc lá màu xanh.

 

                                   1965

 

 

CHIẾC ÁO

                                   Thành kính dâng HT Bổn Sư Thích Mãn Giác

                                                        Vị Thầy cao cả của đời con

 

Chiếc áo sờn năm xưa

Đã vá lại mấy lần

Vẫn thương sao màu áo

Màu của buổi thanh tân

 

Trải mấy mùa lá rụng

Giữ ven tấm long son

Buổi sơ tâm trinh bạch

Dấu ấn một đời con

 

Cách trùng dương muôn dặm

Tôn Sư ban tiếng trao

Dạt dào đức tin lớn

Quyết sống đời thanh cao

 

Duyên lành hoa trái ngọt

Hương Đạo ngát tình thương

Một tâm hồn thanh tịnh

An lạc giữa vô thường

 

Chiếc áo tuy đã cũ

Mà còn mới tinh khôi

Qua bao lần dâu bể

Áo vẫn đẹp tuyệt vời

Thanh Trúc

 

 

 

THANH TRÚC

 

Sáng đẹp rạng ngời hởi trúc xanh

Sống đời luôn xứng nét tinh anh

Tươi mát cho người tâm thanh tịnh

Sương sa giá tuyết vẫn ngời xanh

 

Quảng An Houston, Tx USA

Quí tặng ông xã Thanh Trúc

 

 

*********

                                 

                                  THANH TRÚC

                                 (1935 – 2022 )

 

Vào ngày 2/4/2022 nhằm ngày 2/3 Al Quí Mão Thanh Trúc đã xã báo ra đi do xiêu té bị tai biến 

( stroke ) nằm Viện 10 ngày, BS cho về nhà dưỡng thêm10 ngày và sức yếu dần Thanh Trúc như đèn cạn dầu dần lịm tắt xã báo tại Bảo Chánh – Long Khánh , VN hưởng thọ 86t

 

Trong Đại Dịch bùng phát tại quê làng Bảo Chánh nên vợ con ở Mỹ đành tuỳ thuận lên Chùa nhờ Chư Tăng thiết lễ Tưởng Niệm bịt Tang. Gởi tài chánh kính nhờ bên Quê nhà có gia đình Cô em gái sống chung lo cùng Chú Bác Họ Hàng. Kính thỉnh Chư Tăng Quí Chùa lo Tang Lễ tươm tất chu đáo.

 

Trong Lễ bịt Tang vợ con cháu chắc qui tụ dự lễ, QA đọc lời cảm niệm tri ân Chư Tăng Ni hộ niệm, cảm tạ chư Đạo Hữu tham dự cầu nguyện và QA kính dâng vần thơ tiễn ông xã Thanh Trúc:

 

NGUYỆN  CẦU

 

Nguyện cầu nhẹ nghiệp xuôi dòng

Bến an lành đổ trời trong mây lành

Xã thân Tứ Đại mong manh

Tánh thể thanh tịnh vận hành nơi nơi

Tóc tơ kết hợp duyên đời

Hướng đường Đạo Pháp nào vơi cõi lòng

Chừ rời vui bước thong dong

Trầm hương thoảng nhẹ tâm đồng cảm chiêu 

QA

 

Tuần tự qua 7 tuần cúng thất và Lễ 49 ngày Chung Thất Tuần, QA và con cháu kính đảnh lễ tri ân Chư Tăng Ni Hộ Niệm và cảm niệm chư Đạo Hữu gia tâm cầu nguyện. QA xin kính dâng vần thơ đưa tiễn ông xã là cố Thi Sĩ Thanh Trúc ra đi còn lưu lại những vần thơ Thiền vị tuyệt vời:  

 

BÊN LỀ TỬ SANH

 

Ra đi lưu lại tình thi   

Ngữ ngôn Thiền ý còn chi hữu tình

Nhẹ rồi một kiếp nhân sinh

Lời thơ thanh thoát chuyển mình thăng hoa

Hởi ai đắm nhiễm thiết tha

Ta Bà kham nhẫn sa đà khổ đau

Ý Thơ giải toả mạch sầu

Hồn thơ nhiếp dẫn qua cầu si mê

Tình thơ hướng nẽo "Hương Quê"

Người thơ tự tại bên lề tử sanh

QA

*  2 Thi Tập của Thanh Trúc:  -  Con Đường Trúc Biếc

                                                             -  Giai Điệu 4 Câu

 

 
cu si thanh truc (1-32)cu si thanh truc (1-4)cu si thanh truc (5)cu si thanh truc (6)cu si thanh truc (1a)cu si thanh truc (2)cu si thanh truc (1)

Thời gian mau chóng qua dần đến Lễ Tiểu Tường Giáp Năm của ông xã Thanh Trúc, Pt QA lên Chùa thưa nhờ Chư Tăng thiết Lễ và cũng như mọi Lễ GĐ chúng con thành tâm cúng dường Trai Giêng, Trai Tăng, kính tri niệm ân và mời Chư Đạo Hữu dùng cơm thân mật với gđ.

QA xin cảm tác vần thơ dâng lên Người Chồng đã quá vãng tròn năm

 

LỄ GIÁP NĂM TIỂU TƯỜNG

 

Từ ngày "Người" xã hình hài

Vẫn trong tâm tưởng hôm mai chuyện trò

Hiểu vô thường vơi sầu lo

Còn trong sinh hoạt lần dò bước đi

Tu theo chánh Pháp thuận tuỳ

Lời "Người" chia sẻ nhớ ghi thực hành

Tuổi già lần lửa qua nhanh

Khuyên lơn con cháu sống lành sửa thân

Nghĩa tình đạo hiếu ân cần

Nén nhang tưởng niệm kính dâng lễ "Người"

Thấp thoáng vẽ mặt vui tươi 

“Người” luôn sống mãi nụ cười thiết thân

 

Quảng An Houston, Tx USA

 

 

 

  

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2020(Xem: 11410)
Con thường suy nghĩ có một ngày Mẹ về với Phật cảnh Phương Tây Để nghe giáo pháp Như Lai thuyết Tỏ ngộ từ đây ở nơi này.
21/09/2020(Xem: 12113)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
21/09/2020(Xem: 11447)
Cả tuần nay, nỗi buồn dào dạt về kiếp người xâm chiếm cả hồn tôi khi nhìn lên màn ảnh YouTube , HT Thích Từ Thông trên giường bịnh chợt nhớ tới hàng trăm bài pháp thoại từ thuở ban đầu của Ngài qua “ Phật Giáo Tổng Quan “ và những năm cuối với trăm bài pháp thoại ngắn như” Ngón tay chỉ trăng “và đã được ấn tống do một số bạn đạo hải ngoại mà tôi may mắn được lựu trữ trong thư viện mình để rồi hôm nay kính xin được mạo muội cúng dường Ngài bằng một bài viết xưng tán công đức Ngài
20/09/2020(Xem: 8054)
PHỤNG HOÀNG TRÊN NÓC GÁC (Nhân đến thăm chùa Nghĩa Sơn tọa lạc nơi vùng núi Đồng Bò xưa, ngắm được cảnh mô phỏng Kim Các Tự nổi tiếng ở Kyoto- Nhật Bản) Phụng hoàng đậu nóc Gác Vàng Cất cao tiếng gáy rung vang núi rừng
19/09/2020(Xem: 13580)
Năm bài thơ của HT Tuệ Sỹ do Trần Trung Đạo ngâm Khung Trời Cũ Tôi Vẫn Đợi Một Bước Đường Hận Thu Cao Những Năm Anh Đi
19/09/2020(Xem: 6604)
Sông Đồng Lung Đồng Lung sông nước chảy êm đềm Chảy mãi sầu vơi suốt cổ kim Cuối bãi cò bay lâu sậy héo Đầu non trâu nghỉ bóng trăng tàn Chiều non thẳm tiếp thành cô quạnh Thu trúc hàn sanh quán nhỏ đơn Thích thú ngắm âu theo nước chảy Đời lênh đênh biết mấy khi nhàn? Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch )
18/09/2020(Xem: 6200)
Xưa xa gạch đá ướp thăng trầm Nội chiến bi hùng, buồn ngoại xâm Tiếng gọi trùng phùng ray rứt hát Lời ru hội ngộ nghẹn ngào ngâm
18/09/2020(Xem: 9461)
Mười tám tháng chín hôm nay Là ngày sinh nhật mừng Thầy sáu lăm Bánh thơm, nước ngọt, xôi thanh Tâm Hương biểu muội đã nhanh sẵn sàng Nhưng vì lệnh cấm đã ban Chúng con chẳng thể cùng mang về chùa Nên đành phải chịu nhận thua Ngồi nhà mà cảm thấy chua xót lòng Ơn Thầy đã bỏ bao công Vun bồi Quảng Đức bao Đông nhọc nhằn
17/09/2020(Xem: 7263)
Cũng nhờ Thầy mở bàn tay Trang Nhà Quảng Đức đủ đầy bộ môn Chư Tăng, Phật Tử dập dồn Gởi bài đăng tải thượng tôn Pháp Mầu
17/09/2020(Xem: 5315)
Quảng An nhận mail Diệu Liên Báo tin chia xẻ " hàn huyên " tỏ bày Việc làm thiện nguyện hăng say Tải đăng hình ảnh đủ đầy chốn nơi Lòng riêng cảm nhận bời bời Ước chi hàn gắn cho vơi khổ nàn Thấy mình phước báu chứa chan Đủ đầy ăn mặc khang trang cửa nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]