Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thuyền Từ Bát Nhã (Cảm tác khi nghe TT Nguyên Tạng giảng Bát Nhã Tâm Kinh)

24/03/202319:03(Xem: 4111)
Thuyền Từ Bát Nhã (Cảm tác khi nghe TT Nguyên Tạng giảng Bát Nhã Tâm Kinh)
tt nguyen tang (1)tt nguyen tang (3)tt nguyen tang (4)tt nguyen tang (5)tt nguyen tang (8)tt nguyen tang (13)tt nguyen tang (16)tt nguyen tang (17)

Thuyền Từ Bát Nhã 

Cảm tác khi nghe TT Nguyên Tạng giảng Bát Nhã Tâm Kinh
Kính dâng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng cùng quý Phật tử nghe Pháp hôm nay trên Zoom & Facebook Online



Được nghe Thầy giảng Tâm kinh
Bỗng nhiên chợt thấy lòng mình xuyến xao
Đời người lắm nỗi lao đao
Buồn vui sướng khổ biết bao lụy phiền
Đạo đời luôn gặp chướng duyên
Thị phi nhơn ngã liên miên không rời
Nghe kinh hiểu rõ phải thời
Siêng năng trì tụng hiểu lời khuyến tu
Trần gian huyễn cảnh sa mù
Đều là giả tướng phù du hão huyền
Tâm kinh Bát Nhã là thuyền
Giúp người vượt thoát chốn chuyên khổ sầu
Quán chiếu ngũ uẩn bấy lâu
Chỉ là giả hợp chứ đâu thật là
Lời kinh suy gẫm hiểu ra
muôn pháp thể tánh chỉ là không ngơ.
Có thì có đó chẳng ngờ
Một duyên đứt đoạn Có thời rã ngay
Xưa nay ngũ uẩn thân này
Tưởng là thật có nào hay tạm thời
Nên ta cứ mãi chơi vơi
Giữa dòng sanh tử bao đời đến đi
Lời Thầy ta phải khắc ghi
Quán không vạn pháp chẳng si, tâm cầu
Ý Kinh Bát Nhã thâm sâu
Làu thông, quán chiếu ngõ hầu hiểu ra
Thật tướng Bát Nhã ấy là
Chánh nhân Phật tánh cũng là nghĩa Không
Hiểu rồi ta hãy thong dong
Lên thuyền Bát Nhã cõi Không xuôi về.
Yết đế, yết đế ba la yết đế ba la tăng yết đế Bồ đề tát bà ha!

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát
Melbourne 24/3/2023
Phật tử Thanh Phi
(xem bài cùng tác giả)


tt nguyen tang (8)


HOẰNG PHÁP 

Kính dâng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng

cùng quý Phật tử nghe Pháp hôm nay trên Zoom & Facebook Online


Phật Pháp truyền thừa khắp năm châu
Bắc Âu xuống tận Nam Bán Cầu
Hoằng dương Chánh Pháp cầu Chân Đế
Thiết lập Đạo Tràng chuyển khổ đau
Niệm Phật tinh chuyên thường an lạc
Trì kinh niệm chú dạ thanh cao
Quán soi ngũ uẩn KHÔNG tự tánh
Bát Nhã thuyền từ vượt biển dâu.

Tampere, Finland 24/3/2034

Minh Đạo



tt nguyen tang (4)

PHÁP MẦU VI DIỆU


Kính dâng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng

cùng quý Phật tử nghe Pháp hôm nay trên Zoom & Facebook Online


Con nghe Thầy giảng pháp mầu
Tâm con thanh thản trái sầu rụng rơi
Ngũ uẩn tìm nhận ra rồi
Không nhân duyên hợp nên thời cũng không
Đại chúng vui vẻ thuận thông
Nghe Thầy giảng pháp đồng tâm hướng về
Giải thoát qua khỏi đời mê
Vững tay chèo lái tìm về nguồn tâm.

***

Tri ân viên thuốc Thầy cho
Bệnh tâm khỏi khổ còn lo chi nào
Vui thay từ học pháp mầu
Con thuyền Bát Nhã cùng nhau qua bờ.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát

Tây Đức 24/3/2023

Phật tử Diệu Danh



***

Tường thuật buổi giảng Zoom Online về
"Bát Nhã Tâm Kinh" của TT Thích Nguyên Tạng
tt nguyen tang

Thượng Tọa Giảng Sư đã tóm tắt bài giảng như sau:
Bát Nhã Ba La Mật Đa là linh đan trường sinh bất tử cho người đệ tử Phật. Dù cho tu theo pháp môn nào, Thiền, Tịnh, Mật, đặc biệt các phái Thiền Vipassana, Thiền khán thoại đầu....tất cả đều phải lấy Bát Nhã Tâm Kinh làm tông chỉ và phải trì tụng mỗi ngày. Nhờ Bát Nhã đưa lối dẫn đường mà hành giả chiếu kiến "ngũ uẩn giai không", không chấp đắm thân-tâm này là ta, là của ta, nên tận trừ gốc rễ của phiền não khổ đau; nhờ sống với trí tuệ rỗng lặng hiện tiền nên hành giả luôn ở trong trạng thái tâm tự tại thong dong bên kia bờ giải thoát an vui, vì "trong cái chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe" không có thêm bất kỳ một cái thấy, cái nghe nào của ngã và ngã sở của bản thân hành giả đan xen vào để chi phối cái thấy đó, cái nghe đó, nên hành giả không tạo thêm nghiệp mới, do không còn nghiệp mới, nên hành giả không còn nghiệp để dẫn dắt đi trong luân hồi sanh tử khổ đau, ngay đó hành giả đã giải thoát tự tại an vui ngay trong kiếp sống này.
https://quangduc.com/a75102/tuong-thuat-buoi-giang-zoom-online-ve-bat-nha-tam-kinh-cua-tt-thich-nguyen-tang







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2017(Xem: 8920)
Hít vào tâm tánh từ bi, thở ra phiền não sân si dứt mòn (thơ của Thích Nữ Trí Anh)
20/10/2017(Xem: 8632)
Nam sinh mà đánh lộn đã khó coi Nữ sinh mà đấm đá nhìn sao được Thời đi học là cái thời đẹp nhất Tuổi học trò là cái tuổi Thần Tiên Sao các em vội đánh đổ lãng quên Hãy nhớ nhé đừng gây ra thêm nữa
20/10/2017(Xem: 9872)
Áo trắng thương thương tuổi học trò Bay bay trước gió thật nên thơ Long lanh giọt nắng loan trên áo Kết nụ thần tiên dệt mộng mơ
20/10/2017(Xem: 7855)
Kính dâng Ôn Thật Tánh, Chùa Bửu Lâm, Xã Suối Trầu, Long Thành (hình tác giả chụp với Ôn cuối tháng 9-2017) Bửu Lâm thiền tự giữa xóm thôn Ba tám năm trời sáng tối hôm Hình ảnh Ôn thường hay quét lá Một mình lặng lẽ ngắm hoàng hôn . Tôi đã vào ra biết bao lần Suối Trầu hẻo lánh lá xanh dần Nước xuôi chảy mãi theo ngày tháng Hoà khói hương cùng tiếng khánh ngân . Thật Tánh thiền sư tóc trắng bay Ngài vẫn một mình sống tại đây Xuất gia nhập đạo mười ba tuổi Giáo hoá dân làng tánh thẳng ngay .
19/10/2017(Xem: 8541)
Nói cùng các em học sinh sinh viên Tuổi học đường là lứa tuổi Thần tiên Ghế nhà trường mài nhẵn để tiến lên Tà áo trắng nhuộm màu thơm phấn mực Cha mẹ trả biết bao nhiêu khổ cực Cho các em đi học để nên người Vào tương lai trên khắp nẻo trường đời Tạo cuộc sống giữa muôn đường vạn lối
19/10/2017(Xem: 14828)
Truyện thơ: Hoàng Tử Khéo Nói và Con Thủy Quái, (thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi PRINCE GOODSPEAKER AND THE WATER DEMON của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson) , Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình. Thế rồi hoàng hậu hạ sinh Một trai kháu khỉnh đẹp xinh vô cùng Nhà vua sung sướng vui mừng Nghĩ suy chọn lựa tìm đường đặt tên Mong cho con lúc lớn lên Vẻ vang ngôi vị, êm đềm tương lai Vua bèn đặt tên con trai Hoàng tử Khéo Nói, nhiều tài mai sau.
14/10/2017(Xem: 7152)
Mộng Làm Phật (thơ) Thích Minh Hội, Sống ngày từng phút vui tươi. Cũng như hoa nở khắp trời yêu thương. Về đêm tâm nguyện nhất thành, Lúc say yên giấc an lành chơn tâm. Mộng sâu Phật cảnh hiện rành. Oai nghi như Phật dần thành mai sau.
13/10/2017(Xem: 8475)
Xa vắng lâu nay trở lại nhà Nhìn lên di ảnh dạ xót xa Quỳ bên mộ mẹ, con thổn thức: Mẹ đã đi rồi, đi thật xa !…
12/10/2017(Xem: 12584)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
12/10/2017(Xem: 7594)
Một Buổi Chiều Nhớ về một buổi chiều đến thăm Ôn Tuệ Sĩ. Sài Gòn chợt nắng gió hiu hiu Tôi đến thăm Ôn một buổi chiều Phố phường khói bụi người qua lại Xe cộ bên đường rộn tiếng kêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]