Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảy Câu Hỏi

11/02/202319:02(Xem: 3153)
Bảy Câu Hỏi


duc the ton 2a

BẢY CÂU HỎI


Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu.

1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này?
Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác.
2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này?
Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
Ham muốn là thứ lớn nhất trên thế giới. Nhiều người trở nên khốn khổ vì họ cho phép ham muốn thoải mái. Hãy cẩn thận với ham muốn.
4. Cái gì cứng (hàm ý "khó") và nặng nhất trên thế giới này?
Lời hứa là thứ khó nhất trên thế giới này. Dễ dàng nói nhưng cực kỳ khó làm.
5. Cái gì nhẹ nhất trên thế giới này?
Sự khiêm nhường là thứ nhẹ nhất trên thế giới. Rất dễ để quên đi sự khiêm nhường và rời bỏ sự khiêm nhường. Hãy nhìn vào rất nhiều người đang đuổi theo tiền tài và danh vọng. Họ đơn giản từ bỏ sự khiêm nhường.
6. Cái gì gần nhất với chúng ta trên thế giới này?
Cái chết là thứ gần nhất với chúng ta trên thế giới. Cái chết là chắc chắn và có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Chúng ta chỉ sống qua từng hơi thở mà thôi, thở ra mà không hít vào thì cái chết đã đến.
7. Cái gì dễ làm nhất trên thế giới này?
Việc dễ làm nhất là làm người khác đau buồn. Cho nên chúng ta nên thận trọng với loại việc dễ làm này !

*******

BẢY CÂU HỎI

1- Vật gì sắc bén nhất trên Thế Giơi này?
2- Nơi nào xa nhất trên Thế Giới này?
3- Cái gì lớn nhất trên Thế Giới này?
4- Cái gì cứng ( hàm ý khó ) và nặng nhất trên Thế Giới này?
5- Cái gì nhẹ nhất trên Thế Giới này?
6- Cái gì gần nhất với chúng ta trên Thế Giới này?
7- Cái gì dễ làm nhất trên Thế Giới này?


BẢY CÂU ĐÁP


1- Cái Lưỡi con người sắc bén vô cùng!
Dễ dàng thương tổn cho mọi con tim
Khi nghe Lưỡi thốt những lời uốn éo
Cảm giác tái tê nức nở đắm chìm!

2- Quá Khứ là nơi xa nhất trên đời!
Bất cứ là ai dù sướng hay khổ
Những gì đã qua không sao quay lại
Hôm nay, ngày mai hành Thiện điểm tô!

3- Ham Muốn mãi hoài to lớn nhất!
Dục tính hừng hẫy bũa vây ta
Cứ cho Ham Muốn tung hoành thoải mái
Trói đời khốn khổ bi luỵ sa đà!

4- Lời Hứa một khi ai đã thốt ra
Giữ gìn chữ Tín cân nhắc phiền hà
Hứa dễ sao thực thi ngàn cân nặng
Đánh mất lòng tin sống trầm kha

5- Khiêm Nhường sự ấy nhẹ nhàng trời mây
Ai nấy dễ quên rời bỏ đoạn đành
Tiền tài danh vọng mới đầy hấp lực
Xiêu lãng Khiêm Nhường chẳng mấy phát sanh!

6- Cái Chết cận gần thân thiết biết bao!
Chắc chắn xảy ra bất cứ lúc nào
Cuộc Đời ngắn ngủi qua từng hơi thở
Thở ra không vào mạng sống còn sao!? ( get out, Die! )

7- Dễ làm nhất là làm ai đau buồn!
Trong mọi khía cạnh dễ làm tổn thương
Hành động cố ý hay là vô thức
Thận trọng hành xử kẻo hối khôn lường!...


Quảng An Houston, Tx, USA

Pt Quảng An nhận được email từ Đạo Hữu Minh An ( có duyên đi Tu chung Niệm Phật Đường thời gian trước ). Quảng An nhận thấy bài Pháp thật ý nghĩa và cảm thán thành vần điệu thơ ca.

Kính xin chia sẻ đến cùng Đại chúng cùng suy nghiệm về 7 Câu Hỏi và Sự trả lời của vị Thánh rất thâm sâu. QA chỉ ghi lại vần điệu thơ ca dựa theo 7 câu trả lời hầu đọc cho dễ nhớ.

Chân thành tri niệm ân thức khai thị. Nam Mô A Di Đà Phật....

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2021(Xem: 5956)
Phúc cho ai tuổi nào ... còn Sư Phụ .... thầm gọi ! Để nghe thân thương trân quý biết dường bao Trồng người cần thêm tố chất Đạo ... rực rỡ sắc màu Ngày Thầy giáo hãy tôn vinh trân trọng !
17/11/2021(Xem: 5702)
Gọi tên rằng ÚT BẠCH LAN Nụ hoa lan trắng đoan trang diệu thù Vô thường lã cánh phù du Lan hoa thanh tịnh công phu nhẹ nhàng Áo quan trắng toát bạch lan Ngang qua phố thị , người than tiếc rằng : Tâm người lấp loáng ánh trăng Hồn đơn thanh tịnh sáng hằng hà sao
14/11/2021(Xem: 4952)
Tôi học Phật để đi tìm an lạc Tu sửa tâm lánh ác làm điều lành Vào trong chùa có kẻ còn đua tranh Huống chi xã hội điều không tránh khỏi Tôi học Phật từ bi làm cốt lõi Ngoài ra còn học hỏi Văn Tư Tu Lấy tuệ giác để phân tích loại trừ Kẻo không sẽ tu mù trong bể học
14/11/2021(Xem: 5258)
Trước giờ khởi hành ...vang vang tiếng vọng ! “ Sống tốt cuộc đời mình, sẽ được an toàn “ Hương đức hạnh tích tụ sẽ tỏa lan Hãy tinh tấn cố gắng vượt lên ...đột phá !
10/11/2021(Xem: 7448)
Thư giản trong âm nhạc ... tăng nguồn năng lực Để xua tan não phiền hệ lụy chốn nhân gian Để trân quý kiếp người được có đủ giác quan Để đồng cảm chia sẻ .... tiếng hát cao vút Gợi nhớ đến Pháp học ...tâm thái hạnh phúc! Chỉ có trường đời ...tìm được giác ngộ mà thôi Đừng vội vã chạy theo ảo tưởng xa vời Luôn nhớ nghĩ Bồ đề tâm ....trong giấc mộng
08/11/2021(Xem: 4998)
Sách đọc ngàn quyển ...giúp ứng xử nhạy bén ! Huynh đệ đạo hữu ... ngày trước có duyên Gặp nhiều Phật tử tâm, tánh thiện hiền Mỗi mỗi người kiệt tác... tạo hoá vẽ ! Thơ văn xướng họa, đổi trao chia sẻ Nhận ra chí hướng lòng hoan hỷ vô biên Đồng hành thành tín nương tựa nhà thiền Kinh kệ sáng chiều công phu hạ thủ !!
07/11/2021(Xem: 4909)
Niềm an bình thoát ra khi lòng thanh tịnh, Phẩm chất tâm hồn vạn hữu bản lai đồng Êm đềm mát trong ...đáy sâu tĩnh lặng dòng sông Như biết rõ hướng đi, điểm phải đến ! Chữ Đức ...quan trọng khi vận hành sinh mệnh ! Hoà nhập không hoà tan, sinh hoạt hằng ngày Uyển chuyển linh động chấp nhận đổi thay Vai trò mẹ có 2 con kẻ bán ô, người bán nón .
06/11/2021(Xem: 13011)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6554)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
05/11/2021(Xem: 17055)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]