Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhanh, Chậm...(Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh Quê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát)

07/02/202309:33(Xem: 3748)
Nhanh, Chậm...(Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh Quê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát)

canh dep-38



NHANH


Nhanh nhanh một chút bạn tôi ơi !
Làm cho xong việc, nghiệp tới rồi !
Mình ngắn hơn đời nên phải vội
Chần chờ không kịp chuyến đò xuôi.

Nhanh tay bắt lấy những cơ may
Đâu phải khi nào cũng thế này
Duyên đến cửa thiền nên nắm bắt
Duyên qua nẻo đạo kẻo trắng tay.

Nhanh chân tránh va chạm thế trần
Đi trước thời gian để yên thân
Đừng đợi đừng chờ cho sung rụng
Đi trước để thành bậc thánh nhân.

Nhanh mắt để không gần tai nạn
Tinh tế hơn nhau ở giác quan
Gian ngay thể hiện từ tai mắt
Phân biệt rõ ràng khỏi trái ngang.

Nhanh trí lợi căn đối đáp hay
Không ai vấn nạn được mới tài
Phản biện cuộc đời bằng lý lẽ
Nhưng đừng ngụy biện mất tánh ngay.

Nhanh chậm thắng thua mấy cuộc chơi
Đâu bằng sống chậm giữa cuộc đời
Đừng níu thời gian bằng quá khứ
Hãy để ngày qua thong thả trôi.

Ngồi thiền kẻ muốn xả thật nhanh
Người vào được định muốn cầm canh
Thời gian cứ thế vô tư thật
Chậm nhanh từ tâm nghĩ niệm thành.
Quê Chiều 30/01/23

***
CHẬM

Chầm chậm đi quanh dạo hồ sen
Thư thái tâm tình chẳng đua chen
Mặc ai hối hả đời cơm áo
Chờ đợi hoàng hôn phủ bóng đen.

Chậm bước nhường nhau chốn náu nương
Chia sẻ vui buồn lẫn yêu thương
Chậm lại đối lòng mình tự hỏi
Sau mỗi yêu thương có chán chường ?

Chậm chân lui gót khỏi giang hồ
Hơn thua giành giật mãi đuổi xô
Gác kiếm rửa tay vui cửa Phật
Để không nặng nghiệp đọa tam đồ.

Chậm nữa cõi lòng khỏi vọng tâm
Nghĩ suy chín chắn mới nên làm
Một bước sa chân không hối kịp
Lầm lỡ một đời vướng khổ tham.

Chậm nghĩ suy trí óc thành đần
Tìm tòi để hiểu biết vọng chân
Cuộc sống có bao giờ phẳng lặng
Đừng nên chậm nữa họa đến thân.

Chậm lại nguồn cơn lửa nóng sân
Sẽ thiêu đốt hết mọi phúc phần
Bao năm gầy dựng tan phút chốc
Hối tiếc lỡ làng khổ chung thân.

Chậm rãi thở ra định tâm duyên
Khoan thai kẻo phướn động nhà thiền
Điều thân, tâm, cảnh, vô sở trụ
Lắng lòng an trú cõi trời riêng.

Quê Chiều 01/02/23

***

GIỚI HẠN

Giới hạn con người đi đến đâu ?
Thử xem đo đếm được bao sâu
Có gì vượt khỏi ngoài thiện, ác
Tột cùng tánh tội vẫn mưu cầu.

Làm sao hiểu gốc cội khổ đau ?
Bến bờ hạnh phúc lạc nơi đâu
Còn thở còn thì tìm chân lý
Cho dù níu giữ chẳng bao lâu.

Thế nào là thấu tột giác, mê ?
Ranh giới ở đâu giữa khen, chê ?
Do nơi gốc rễ còn điên đảo
Biết đến khi nào tỏ lối về.

Vì đâu ai cũng nặng đúng, sai ?
Có gì đứng vững ở tương lai
Sao chẳng bây giờ trong hiện tại
Bận tâm chi với chuyện trái, ngay.

Nơi nào giới hạn của buồn, vui
Khác chăng nước mắt với nụ cười
Nhưng cũng vẫn trên khuôn mặt ấy
Khác nhau tùy chốn với tùy thời.

Những cặp phạm trù nối tiếp nhau
Loài người trăn trở đến chiêm bao
Tư duy mãi mà đâu vỡ được
Chỉ vào thiền định sẽ sáng sâu.

Phật môn không đặt giới hạn nào
Hướng nội bên trong mở lối vào
Tìm kiếm bên ngoài là hữu hạn
Ví như ngồi cửa sổ đếm sao...

Cõi nhân sinh vốn hữu hạn rồi
Nhìn đâu cũng sẽ giới hạn thôi
Bớt nghĩ ngợi chi điều không thể
Nhắm mắt tìm ta trong cái tôi.

Hỡi bạn đường xa, thôi ngại nghi
Chính con người, giới hạn phân ly
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý
Giam hãm trăm năm chẳng hạn kỳ.
Quê Chiều 03/01/23

***



GIÀ ĐAU CHÂN

Già cả chân đau hãy nghỉ ngơi
Để cho lớp trẻ tiếp thay thôi
Cố lắm chẳng xong thêm được mấy
Lão suy là số phận trêu ngươi.

Chân đau nên phải chịu thiệt thòi
Đi đứng đều thua hết mọi người
Đâu thể làm gì nên đại sự
Truyền trao kinh nghiệm lại cho đời.

Già thì mắt kém đứng ngả nghiêng
Đọc chữ không ra thấy quàng xiêng
Tai lãng nên đâu còn nghe rõ
Không hiểu chi nên nhắm mắt thiền.

Già rồi, buông hết nghĩ ngợi chi
Gác bỏ bên ngoài mọi thị phi
Tay lần chuỗi hạt siêng niệm Phật
Chờ ngày thanh thản sớm ra đi.

Già thêm bệnh nữa, khổ xiết bao
Đau xương nhức khớp phải lao đao
Ho hen, cao máu và tim mạch
Đường huyết không ăn cứ lên cao...

Già gọi cháu con chúng bỏ lơ
Bạn bè vắng bóng ngự bàn thờ
Còn mình cô độc thêm nghĩ tủi
Phật chưa đến rước dẫu gọi mời.

Chọn chỗ an bài ảnh tượng hình
Để xem vừa ý khỏi bất bình
Hương hoa trà quả rồi tưởng tượng
Mai kia mốt nọ cúng cơm mình...

Người thì chống gậy, kẻ lưng đau
Nhắc chuyện xưa nói trước quên sau Ai ghé đến thăm liền ca cẩm
Kiến thức giờ bay tận nơi nao.

Vào chùa thích kể chuyện xa xưa
Biết đâu nhờ Phật lắm người ưa
Tâm sự cuộc đời dài năm tháng
Gật gù Sư hỏi: bớt đau chưa !
Quê Chiều 04/02/23
***


TẦM NHÌN

Tầm nhìn là hiểu rộng biết nhiều
Nghĩ cho tường tận hết mọi điều
Nhìn thấy đâu chỉ bằng đôi mắt
Nhận diện xong, chẳng vội bước liều.

Tầm nhìn là cái thấy thật xa
Tận đến ngày mai chuyện sơn hà
Tri thức sao đo bằng nhẫn nại
Kiên trì mới thấu suốt người, ta.

Tầm nhìn để dự hướng tương lai
Đo lường chuyện sắp đến ngày mai
Nói năng, động tỉnh, đều hồi cố
Nguyên nhân, hậu quả, tính nào sai.

Tầm nhìn để tiến bước đường dài
Chớ thấy lợi gần, bỏ mặc ai
Tiểu nhân vì lợi quên chí lớn
Quân tử nặng tình nghĩa trên vai.

Tầm nhìn đọng lại ở nhân tài
Và người đã thấm khổ trần ai
Nên quyết bỏ buông tìm lý tưởng
Cứu thân ra khỏi nghiệp đúng sai.

Chỉ nhìn trước mắt, tự cứu mình
Xa hơn, rộng độ khắp nhân sinh
Hành Bồ tát đạo là đại nguyện
Giác ngộ rồi tuệ giác vô thinh.

Mấy ai có thể được tầm nhìn
Như Bồ tát hiệu Thường Bất Khinh
Thấy rõ chúng sinh đều thành Phật
Lạy người vì thấy trước tánh linh.

Làm sao vói tới được tầm nhìn
Để thoát u đồ, khỏi vô minh
Rời vòng ma chướng đầy phiền não
Không còn lẩn quẩn chốn phù sinh.

Người tu trí tuệ phải cao siêu
Tầm nhìn thoáng rộng đủ ba chiều
Mới chẳng mê lầm rơi vọng hoặc
Tự tại nào tính đếm bao nhiêu.
Quê Chiều 05/02/23
***


KỶ NIỆM

Ngày này, sáu mươi bảy năm xưa
Một sinh linh chủng tử Phật thừa
Chào đón thế gian nhiều bất hạnh
Góp thêm tiếng khóc cũng đâu thừa.

Ngày này, năm mười chín tuổi xuân
Xa nhà dõng mãnh cất bước chân
Vào thiền môn bỏ quên tuổi trẻ
Tĩnh lặng mình, mong ngộ bản thân.

Ngày này, nhìn lại quãng đường qua
Xiết bao cảm xúc ngập trong ta
Mau quá thời gian trôi nhanh chóng
Đã bạc đầu chưa nhận lối ra.

Ngày này, mấy năm trước buồn hiu
Dịch bệnh gây thương tổn quá nhiều
Người đi kẻ ở sầu hoảng hốt
Kỷ niệm nhói tim đậm sớm chiều.

Ngày này, nhung nhớ của thuở nào
Người thăm, mắt nói với môi chào
Sinh nhật biết sống thêm một tuổi
Mừng trao lời chúc tợ mai đào.

Ngày này, thiên hạ đón Nguyên tiêu
Rằm tháng giêng xong sẽ hạ Nêu
Rồi phải lao theo bao bận rộn
Quên dần mùa tết, tiếc bao nhiêu.

Thiên quan giáng phúc ở ngày này
Cầu cho may mắn suốt năm dài
Miếu, phủ, đền, chùa, đông nghịch khách
Nhưng sao ai cũng khấn lộc tài ?

Ngày này, chùa cảnh mịt khói hương
Hành khất, bán buôn, khắp ngõ đường
Thuận lợi thì mỗi xuân đều thế
Đời hanh thông, đạo mới xiển dương

Ngày này, chuông trống mõ liên hồi
Tụng kinh, dâng sớ, đứng với ngồi
Phật thánh hạ phàm nghe suốt thấu
Độ hữu duyên, Bi nguyện giúp đời.

Quê Chiều 06/02/23
***


NGHĨA

Nghĩa, là cảm nhận những điều hay
Nghĩa, ví cuộc đời có trả vay
Đáp lễ lẫn nhau cho phải phép
Thể hiện tấm lòng quảng đại thay !

Nghĩa nhân, cần thiết giữa cuộc đời
Không nhân không nghĩa, chớ thèm chơi
Tài thiếu nghĩa nhân, thêm nguy hiểm
Hữu tâm bất nghĩa, chẳng đón mời.

Nghĩa tình, ấm áp ngập muôn nơi
Xan xẻ chở che những phận đời
Ai cũng rất cần tình nghĩa ấy
Chủng loại nào cũng có tình người.

Nghĩa trọng, thâm ân của tổ thày
Nghĩa nặng mẹ cha quá cao dày
Thường giữ nơi lòng luôn ghi nhớ
Nghĩa cử này, đáp mãi không đầy.

Đừng nên bội nghĩa khiến chê cười
Cũng không bạc nghĩa trắng như vôi
Sống đời trả nghĩa là quan trọng
Chớ cho vô nghĩa uổng kiếp người.

Đại nghĩa, xả thân hiến non sông
Vì nghĩa, quên mình với cộng đồng
Hiệp nghĩa, dang tay ra giúp đỡ
Trượng nghĩa, cứu người đâu kể công.

Nghĩa ân Tam bảo chở che mình
Chính nghĩa, nơi tâm phải phân minh
Phi nghĩa, thì đừng nên theo đuổi
Có nghĩa có tình, rất hoan nghênh.

Nghĩa lý văn chương giỏi thế trần
Thao thao như pháo nổ kêu lân
Việc nghĩa không làm, đừng nói lý
Chớ nên mê muội quá thân gần.

Huyền nghĩa kinh văn chẳng nghĩ bàn
Ngữ nghĩa vượt ngoài cõi thế gian
Có tu, mới hiểu đường giác ngộ
Không tu, hiểu chỉ một tấc gang !

Quê Chiều 07/02/23
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2016(Xem: 7820)
Xưa kia ở chốn núi rừng Có đàn khỉ nọ khoảng chừng năm trăm Họp bầy nô rỡn quanh năm, Một hôm khỉ rủ nhau thăm bìa rừng Có cây cổ thụ nhiều tầng Mọc bên bờ giếng sáng ngần ánh trăng. Giếng sâu. Dưới đáy nước trong Trăng tròn in bóng bềnh bồng nổi trôi Khỉ kêu: "Thôi chết! Nguy rồi! Mặt trăng rơi xuống giếng khơi đây này
07/01/2016(Xem: 8653)
Lập Tịnh Xá: Khai truyền mối đạo Cho chúng sanh nương náu tu hành Dắt người đến chỗ thiện lành Trau tâm dồi trí để thành hiền nhân. Lập Tịnh Xá: Xây nền đạo đức Cho chúng sanh tiến bước lên đường Về miền Cực Lạc Tây Phương Là nơi cảnh Phật Niết Bàn an vui.
05/01/2016(Xem: 11233)
Dòng tộc Họ Hồ tại Việt Nam Được khai sinh từ một người duy nhất Đã hơn một ngàn năm Xuất phát tại Hương Bào Đột Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Vào thời đại Nhà Ngô - Nhà Đinh Đại Cồ Việt Ngài chính là Đức Nguyên Tổ Hồ Hưng Dật Ngài mang họ Hồ, một tộc họ Bách Việt Văn võ tuyệt siêu, học vị trạng nguyên
02/01/2016(Xem: 27460)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu ĐàHoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
30/12/2015(Xem: 9280)
Phụng Phật chăm lo phổ hoá truyền Trì hành Kinh Pháp lẽ đương nhiên Tam ngôi vô thượng không gì sánh Bảo giữ chơn thường trọn phúc duyên Phổ cập nhân sinh trong Tứ chúng Biến cơ mầu nhiệm trải nhân thiên Trang Nhà phương tiện tuỳ tâm hưởng Quảng Đức sáng soi Chánh Pháp truyền.
27/12/2015(Xem: 9154)
Lặng im dõi mắt nhìn thôi Thấy người hạnh phúc đứng ngồi bên nhau Nguyện người chung thủy trước sau Gia đình êm ấm đừng bao giờ buồn Tình người đẹp mãi luôn luôn
27/12/2015(Xem: 11595)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
27/12/2015(Xem: 9017)
Mến Đức hiền nhu, bậc Sĩ tài Tặng Người Trưởng tử Đức Như Lai Hoà trong Tứ chúng, Đời ghi nhớ Thượng cảm muôn nơi, Đạo cảm hoài Thích tử vo tròn nguyền phụng Phật Tâm hành Chánh Pháp rạng tương lai Phương châm cứu khổ, Quan Âm hiện Quảng Đức thơm danh chí nguyện Ngài.
26/12/2015(Xem: 7901)
Một làn gió làm biết bao lá rụng Xa cành rồi chiếc lá có buồn không? Nhìn lá bay nghe lạnh ở trong lòng Lá nhẹ quá nên bay theo chiều gió
23/12/2015(Xem: 7438)
Dừng lại nơi góc lặng yên Bụi đường thăm hỏi cái nhìn trần ai Thinh thinh bóng Phật một vài Im im bút cọ mệt nhoài nghỉ ngơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]