Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đề Chùa Gia Lâm (thơ)

10/01/202313:13(Xem: 566)
Đề Chùa Gia Lâm (thơ)

canh dep-125
題嘉林寺

心灰蝸角夢,
步履到禪堂。
春晚花容薄,
林幽蟬韻長。
雨收天一碧,
池凈月分涼。
客去僧無語,
松花滿地香。
陳 光 朝

Phiên âm:
Đề Gia Lâm tự
Tâm hôi oa giác mộng,
Bộ lý đáo thiền đường.
Xuân vãn hoa dung bạc,
Lâm u thiền vận trường.
Vũ thu thiên nhất bích,
Trì tịnh nguyệt phân lương.
Khách khứ tăng vô ngữ,
Tùng hoa mãn địa hương.
Trần Quang Triều (*)

canh dep-127


Dịch thơ:
Đề Chùa Gia Lâm
Bước chân về cửa Phật
Lòng nhẹ mộng mơ tan
Xuân đi màu hoa bạc
Rừng vắng tiếng ve ngân
Mưa tạnh trời xanh ngắt
Ao lặng bóng trăng ngần
Khách về Tăng không nói
Hoa tùng thơm ngát sân
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch)
長安懷古
河岳終存故國非,
數行陵柏背斜暉。
舊時王氣埋秋草,
暮雨蕭蕭野蝶飛。
陳 光 朝
Phiên âm:
Trường An hoài cổ
Hà nhạc chung tồn cố quốc phi,
Sổ hàng lăng bách bối tà huy.
Cựu thời vương khí mai thu thảo,
Mộ vũ tiêu tiêu dã điệp phi.
Trần Quang Triều
Dịch thơ:
Truong An Hoài Cổ
Sông núi còn đây cố quốc đâu?!
Đôi hàng bách núi nắng phai màu
Thuở xưa vương khí vùi chôn cỏ
Hiu hắt mưa chiều bướm lượn chao
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch)


***


(*) Trần Quang Triều nguyên quán ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường; nay thuộc tỉnh Nam Định. Ông là con trai cả Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, và là em trai của Bảo Từ Thuận Thánh hoàng hậu, chính thê của Trần Anh Tông. Thuộc dòng dõi quý tộc, hơn nữa lại là dòng dõi Trần Hưng Đạo nên ông được biệt đãi.
Năm Hưng Long thứ 9 (1301), tháng 4, khi mới 14 tuổi, ông được vua Trần Anh Tông phong tước Văn Huệ vương (文惠王)[3][4], và sau đó được làm quan tại triều.
Ông là người văn võ toàn tài, nhưng không ham phú quý. Khi vợ ông là Thượng Trân công chúa (上珍公主) qua đời, ông về tu [note 1] ở Bích Động am, thuộc huyện Đông Triều và lập ra Bích Động thi xã (碧洞诗社) để cùng xướng họa với các bạn thơ, như Nguyễn Sưởng, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Ức, Tự Lạc tiên sinh,...
Năm Khai Thái nguyên niên (1324), dưới triều Trần Minh Tông, Trần Quang Triều được triệu ra gánh vác việc nước. Ông giữ chức Nhập nội kiểm hiệu Tư đồ. Tháng 8 năm Khang Thái thứ 2 (1325), Văn Huệ vương Quang Triều mất[7][8], và ông chỉ ở khoảng 38 tuổi. Không có ghi chép về hậu duệ của ông.
Căn cứ bài thơ "Tống Cúc Đường chủ nhân chinh Thích Na" (Tiễn Cúc Đường chủ nhân đi đánh Thích Na) của Nguyễn Ức, thì khi đang chức, Tư đồ Trần Quang Triều đã từng cầm quân đi đánh Thích Na[9].
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
29/10/2010(Xem: 9003)
Thơ Trong Tuyển Tập Thơ Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) (Trích trong Đường Về Minh Triết; 1989-2005; NXB Văn Nghệ, 2007) --- * Nghìn Câu Thơ Tài Hoa Việt Nam (Bản tái bản lần 4; NXB Hội nhà văn, 2013) Không Đề Chất chứa những cằn nhằn Hồn lô nhô sỏi đá!... Chút lặng thầm hỉ xả Sỏi đá dậy hồn thơ…
29/10/2010(Xem: 6152)
May I be free from enmity and danger, May I be free from mental suffering, May I be free from physical suffering
28/10/2010(Xem: 10012)
Một thương chú tiểu dễ thương Hai thương chú tiểu chọn đường đi tu Ba thương sớm tối công phu Bốn thương chú học và tu đàng hoàng Năm thương chú tiểu nhẹ nhàng Sáu thương chú tiểu đoan trang nụ cười
23/10/2010(Xem: 6212)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 9873)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
21/10/2010(Xem: 5786)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 8847)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 6728)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 5258)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 7149)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
108,964,111