心灰蝸角夢,
步履到禪堂。
春晚花容薄,
林幽蟬韻長。
雨收天一碧,
池凈月分涼。
客去僧無語,
松花滿地香。
步履到禪堂。
春晚花容薄,
林幽蟬韻長。
雨收天一碧,
池凈月分涼。
客去僧無語,
松花滿地香。
陳 光 朝
Phiên âm:
Đề Gia Lâm tự
Tâm hôi oa giác mộng,
Bộ lý đáo thiền đường.
Xuân vãn hoa dung bạc,
Lâm u thiền vận trường.
Vũ thu thiên nhất bích,
Trì tịnh nguyệt phân lương.
Khách khứ tăng vô ngữ,
Tùng hoa mãn địa hương.
Bộ lý đáo thiền đường.
Xuân vãn hoa dung bạc,
Lâm u thiền vận trường.
Vũ thu thiên nhất bích,
Trì tịnh nguyệt phân lương.
Khách khứ tăng vô ngữ,
Tùng hoa mãn địa hương.
Trần Quang Triều (*)
Đề Chùa Gia Lâm
Bước chân về cửa Phật
Lòng nhẹ mộng mơ tan
Xuân đi màu hoa bạc
Rừng vắng tiếng ve ngân
Mưa tạnh trời xanh ngắt
Ao lặng bóng trăng ngần
Khách về Tăng không nói
Hoa tùng thơm ngát sân
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch)
長安懷古
河岳終存故國非,
數行陵柏背斜暉。
舊時王氣埋秋草,
暮雨蕭蕭野蝶飛。
數行陵柏背斜暉。
舊時王氣埋秋草,
暮雨蕭蕭野蝶飛。
陳 光 朝
Phiên âm:
Trường An hoài cổ
Hà nhạc chung tồn cố quốc phi,
Sổ hàng lăng bách bối tà huy.
Cựu thời vương khí mai thu thảo,
Mộ vũ tiêu tiêu dã điệp phi.
Sổ hàng lăng bách bối tà huy.
Cựu thời vương khí mai thu thảo,
Mộ vũ tiêu tiêu dã điệp phi.
Trần Quang Triều
Dịch thơ:
Truong An Hoài Cổ
Sông núi còn đây cố quốc đâu?!
Đôi hàng bách núi nắng phai màu
Thuở xưa vương khí vùi chôn cỏ
Hiu hắt mưa chiều bướm lượn chao
Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch)
***
(*) Trần Quang Triều nguyên quán ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường; nay thuộc tỉnh Nam Định. Ông là con trai cả Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, và là em trai của Bảo Từ Thuận Thánh hoàng hậu, chính thê của Trần Anh Tông. Thuộc dòng dõi quý tộc, hơn nữa lại là dòng dõi Trần Hưng Đạo nên ông được biệt đãi.
Năm Hưng Long thứ 9 (1301), tháng 4, khi mới 14 tuổi, ông được vua Trần Anh Tông phong tước Văn Huệ vương (文惠王)[3][4], và sau đó được làm quan tại triều.
Ông là người văn võ toàn tài, nhưng không ham phú quý. Khi vợ ông là Thượng Trân công chúa (上珍公主) qua đời, ông về tu [note 1] ở Bích Động am, thuộc huyện Đông Triều và lập ra Bích Động thi xã (碧洞诗社) để cùng xướng họa với các bạn thơ, như Nguyễn Sưởng, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Ức, Tự Lạc tiên sinh,...
Năm Khai Thái nguyên niên (1324), dưới triều Trần Minh Tông, Trần Quang Triều được triệu ra gánh vác việc nước. Ông giữ chức Nhập nội kiểm hiệu Tư đồ. Tháng 8 năm Khang Thái thứ 2 (1325), Văn Huệ vương Quang Triều mất[7][8], và ông chỉ ở khoảng 38 tuổi. Không có ghi chép về hậu duệ của ông.
Căn cứ bài thơ "Tống Cúc Đường chủ nhân chinh Thích Na" (Tiễn Cúc Đường chủ nhân đi đánh Thích Na) của Nguyễn Ức, thì khi đang chức, Tư đồ Trần Quang Triều đã từng cầm quân đi đánh Thích Na[9].
Gửi ý kiến của bạn