Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành trình về Phương Đông

01/04/201319:09(Xem: 8392)
Hành trình về Phương Đông

1canhdep2

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG

Huệ Trân

“Hãy lên đường! kìa, mặt trời rực rỡ!”

Lữ khách đã nghe theo tiếng gọi thầm thì tự thẳm sâu tiềm thức, vững tin và vững tâm mà đi như thế.

Túi vải đã rách, áo đã sờn vai, đôi giầy đã lủng, bàn chân từng sưng húp, nhưng lữ khách như không sờn lòng.

“Hãy lên đường! Kìa, mặt trời rực rỡ!”

Lữ khách đã leo qua nhiều ngọn đồi, lội qua nhiều dòng suối, đi ngang nhiều phố thị, vượt nhiều khu rừng, ngủ dưới gốc cây, tắm bên sông cạn …. Lữ khách không nhớ cuộc hành trình bắt đầu từ đâu, càng không biết sẽ kết thúc ở đâu vì mỗi ban mai, mặt trời rực rỡ phương đông lại mời gọi lên đường.

Và, lòng tràn ngập tin yêu, hoan hỷ, lữ khách đeo túi vải lên vai, thanh thản cất bước.

Trên con đường thăm thẳm, lữ khách từng nghe bao tiếng rên siết của đau thân, bao tiếng nức nở của đau tâm, bao tiếng than thở của sinh ly tử biệt; cũng đã từng thấy bao dối trá, ác độc ẩn hình dưới những bàn tay sắt bọc nhung; từng thấy những cho, rồi đòi lại, những nhận, rồi vô ơn … tất cả quyện thành muôn sợi giây oan nghiệt vô hình, ràng buộc thống khổ nhân gian, đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp khác, không dứt, không thôi. Giòng đời vui ít, khổ nhiều luôn hiển lộ rõ ràng như vậy, nhưng dường như nhân thế vẫn hồn nhiên như đám thiêu thân theo nhau lao vào ánh đèn để quằn quại, và để tiếp tục khóc than!

Lữ khách cũng từng gặp những vị sa môn ôm bình bát, lặng lẽ đứng bên lề nhân thế, hiện thân của nhẫn-nhục-bất-động trong an-lạc-tự-tâm; từng gặp những đoàn thiền hành áo nâu, bước thong dong chánh niệm, hiện thân của “Niệm vô niệm niệm. Tu vô tu tu. Đắc vô đắc đắc” tỏa năng lượng mạnh mẽ tới bất cứ ai nhìn thấy họ.

Lữ khách đã từng ghé nhiều cửa Phật, từng nghe giảng sư hỏi đại chúng: “Làm sao để thấy được bản-lai-diện-mục?”Đại chúng thưa: “Dạ, siêng lau gương tâm.” Giảng sư mỉm cười:“Gương vốn sáng, sao phải lau? Gương mờ là vì bụi. Lau bụi thì thấy gương thôi.”

Nghe được lời dạy đó, lữ khách từng tuân theo hạnh của ngài Chu-Lợi-Bàn-Đà-Già, một hành giả tâm trí vốn u mê, được Đức Phật khai thị để trở thành một, trong những đại đệ tử, chứng quả A La Hán và biện tài thần thông qua hành trì câu kệ đơn giản: “Tẩy sạch bụi bẩn.”

Với chiếc khăn trắng tinh sạch của chánh niệm, lữ khách cẩn trọng, chậm rãi lau bụi tâm theo từng tờ lịch rơi:

“Tháng lạnh,

Em chưa về cuối đông

Hỏi thăm lối sỏi, bụi gai hồng

Sỏi ngây ngô gội sương đêm trắng

Mai, thấy trồi xanh ngọn cỏ bồng

Tháng mưa,

Em ngại hài nhung ướt

Bỏ mặc chim uyên dưới cội đào

Phiên kinh Bát Nhã ngân nga tụng

Ngỡ gặp tiền thân,

Tự thuở nào

Tháng nắng,

Em qua suối một mình

Soi nghiêng vành nón thấy lung linh

Bóng ai?

Như gã Trương Chi ấy!

Khua mái chèo,

Chôn chặt khối tình!...”

Không biết sau bao tháng, bao năm, bỗng một ngày, lữ khách hốt hoảng nhận thấy chiếc khăn đã lấm đầy bụi bẩn; bụi tham, sân, si của mong cầu, vay trả, oán hờn …

Nhìn quanh, chợt thấy đang đứng bên bờ sông cũ, nơi từng nghe tiếng chuông mời gọi vọng tới từ một ngôi chùa.

Cũng như năm xưa, lữ khách nương tiếng chuông mà đi. Ngước nhìn bầu trời trong xanh, lữ khách thấy mặt trời đang đứng bóng, vàng rực.

Tiếng chuông và Phương Đông đang là một.

Phấn khởi, lữ khách bước nhanh, tâm không ngừng niệm thầm “ Tẩy sạch bụi bẩn. Tẩy sạch bụi bẩn. Tẩy sạch bụi bẩn. Nam Mô Tôn Giả Chu-Lợi-Bàn-Đà-Già. Nam Mô Tôn Giả Chu-Lợi-Bàn-Đà-Già.”

Tiếng chuông đã rõ ràng, lảnh lót ngân vang khi lữ khách đứng trước chánh điện của ngôi chùa thuộc thành phố Biển Dài. Cũng cảnh trí năm xưa, đại chúng đông đảo gồm mọi thành phần nam phụ lão ấu đang được một vị Thầy còn trẻ hướng dẫn lễ lạy bộ sám pháp Lương Hoàng Sám:

“Chí tâm đảnh lễ, Nam Mô Di Lặc Phật

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Pháp Thiên Kính Phật

Nam Mô Đoạn Thế Lực Phật

Nam Mô Cực Thế Lực Phật

…………

Nam Mô Vô Biên Thân Bồ Tát

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”(*)

Đã từng lễ lạy bộ sám pháp Lương Hoàng Sám, lữ khách biết, tới đây, đã đến phần Chúc Lũy, hành giả phát Bồ Đề Tâm, dẫu trong cõi ta-bà có bị các quả báo khổ sở, không thể cứu chúng sanh, cũng xin đem các chúng sanh ấy mà phó thác cho:

Vô lượng vô biên tận hư không giới pháp thân Bồ Tát

Vô lượng vô biên tận hư không giới vô lậu sắc thân Bồ Tát

Vô lượng vô biên tận hư không giới phát tâm Bồ Tát

Mười phương tận hư không giới Vô Biên Thân Bồ Tát

Mười phương tận hư không giới Quán Thế Âm Bồ Tát

Mười phương tận hư không giới Chư Đại Bồ Tát …để nguyện xin Chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát dùng bổn thể nguyện lực, thế độ chúng sanh lực mà nhiếp thọ mười phương vô cùng vô tận tất cả chúng sanh.

Bỗng nhiên, lữ khách nghe thấy âm thanh một giọng nữ ngân lên.

Trời ơi, âm thanh này quen thuộc quá! âm thanh này như đang phát ra từ chính buồng phổi mình, huyết mạch mình, hơi thở mình! Thân tâm lữ khách run rẩy theo từng lời nguyện của sư-cô, mà đại chúng đang đồng tâm nhất chí nguyện theo:

“Chư Phật, chư Đại Bồ Tát đã có phát thệ nguyện không thể cùng tận, chúng con hôm nay thệ nguyện cũng như vậy, rộng như pháp tánh, cứu cánh như hư không; cùng tận đời vị lai, tất cả số kiếp:

Chúng sanh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Thế giới không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Hư không không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Pháp tánh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Niết-Bàn không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Phật ra đời không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Trí tuệ chư Phật không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Tâm tưởng biết không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Trí sanh khởi không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Thế gian đạo-chủng, pháp-chủng không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

Nếu mười điều ấy có thể cùng tận, lời nguyện của chúng con mới có thể cùng tận. Mười điều ấy không cùng tận, nguyện chúng con không bao giờ cùng tận.” (*)

Tới đây, vị Thầy trẻ điểm một tiếng khánh. Đại chúng đồng đứng lên, cung kính chắp tay, hướng về Tam Bảo.

Khi ấy, những cánh cửa đều đang mở rộng. Gió nhẹ thổi qua, làm lung linh những ngọn nến hồng và lay động nếp y vàng ….

Trời ơi! Gió đang bay lượn trên nếp y vàng của sư-cô vừa dẫn lời nguyện, hay gió đang bỡn cợt trên áo lụa thuở nào!?

Thực hay mộng!? Quá khứ hay hiện tại!?

Đôi mắt lữ khách nhạt nhòa lệ ứa, vừa chạm vào ánh mắt sư-cô đang ngước nhìn tôn tượng Di Đà.

Toàn thân lữ khách chợt cứng đơ, như hóa đá.

Tiền thân.

Phải,

Lữ khách vừa bắt gặp tiền thân!

TIỀN THÂN TÔI ĐÂY RỒI!

Đoạn cuối, bài thơ kiếp trước đã chấm dứt hành trình trở về Phương Đông của lữ khách miệt mài khổ lụy trong kiếp nhân sinh:

“Tháng gió,

Hoa bay, phấn bụi vàng

Mong manh,

Áo lụa thoảng hương lan

Tơ thôi, mà buộc bao oan nghiệt

Cát bụi vùi nông,

Tuyệt lộ chàng!”

(Cốc Thảnh Thơi, tháng sáu 2008)

(*) Sám Pháp Lương Hoàng Sám, dịch giả: Thích Viên Giác

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2012(Xem: 17690)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
22/01/2012(Xem: 9321)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
22/01/2012(Xem: 8637)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 10320)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
21/01/2012(Xem: 10060)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa kể lại một thời Đức Phật đã ngồi vắng lặng
20/01/2012(Xem: 12139)
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
18/01/2012(Xem: 14679)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
15/01/2012(Xem: 8616)
Thời gian như thể thoi đưa Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều Sáu mươi mới thật biết yêu Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
15/01/2012(Xem: 13928)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
14/01/2012(Xem: 11317)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa Múc bình nước mát về qua Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ” Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quan” Phạm Thiên Thư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]