Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Miền Tâm Thức (thơ của Võ Đào Phương Trâm)

20/12/202205:39(Xem: 2339)
Miền Tâm Thức (thơ của Võ Đào Phương Trâm)



thien tra
THƠ PHẬT GIÁO

Tác giả: Võ Đào Phương Trâm

*****

Vọng Mê

  

Đời người một cõi ta bà

Quẩn quanh không khỏi những sa lầm đời

Giữa tiền giữa bạc lả lơi

Giữa mê dục lạc, bể khơi huyệt phần

Giả vờ tốt với tri nhân

Mà tâm thả chốn hồng trần cuồng si.

Miệng thì nói những từ bi

Mà tâm chẳng bỏ tư nghì đảo điên

Vui buồn chen chúc ngẫu nhiên

Vô minh trong cõi hoàng tuyền khóc than

Kiếp người rơi vỡ, hoang mang

Vẫn đi nhặt nhạnh tro tàn héo khô

Khóc cười giữa những hư vô

Vết thương cứ xé, cứ vồ nát tan

Vẫn chưa thoát mộng truy hoan

Vẫn mê vẫn đắm, vẫn mang khổ phiền

Trần ai lắm kẻ ngã nghiêng

Lần theo u tối xuống miền trầm kha

Kéo lê mấy bận hoa đà

Nương về cõi lạc, đừng sa bụi trần

Thân tâm khổ lụy phù vân

Có ai nhận biết được phần họa may

Thoát đi con sóng thiên tai

Trở mình tỉnh thức, qua ngày mông mênh

Lầm than mấy bận nhớ quên

Rũ tay tan giấc mộng ghềnh thẳm đau.

Rửa trôi một vết xước nhàu

Ngồi nghe Kinh Pháp mà trao tâm lành.

******




thien (1)

Sắc
Không

 

 

Em về trên nhánh phù hoa

Những nhành cỏ thảo như là chao nghiêng

Nắng chiều nhẹ tựa phong miên

Hoàng hoa phủ lấp sân thiêng góc Chùa

 

Sương Trời rơi lạnh vườn thưa

Cỏ lau lất phất bông đùa nhẹ tênh

Thiên thai một cõi mông mênh

Dạo chơi mấy cảnh bồng bềnh chân như

 

Huyền không sắc sắc hư hư

Thản nhiên mở cánh phong thư bụi trần

Nặng lòng mấy cõi phù vân

Cũng qua một kiếp đến dần thái lai

 

Rũ đi những nặng bi ai

Con đường đạo hạnh từ nay ghé về

Qua đi những mộng những mê

Ngồi trong tỉnh thức xa bề trầm luân!

*****



thien (2)

Ngộ Mê

Ta đi trong cõi mình ta

Giật mình bỗng ngỡ như là đã quen

Con đường bản thể ngã nghiêng

Cố tìm một bước thanh thiên mộng trần

Du đường trăng ngỡ phù vân

Ta đi lạc giữa vô ngần đảo điên

Buộc vào một mối quàng xiên

Dốc thân tâm để an nhiên tựa vào

Hoạ thành một giấc chiêm bao

Lẫn trong đoản nguyệt thì thào tỉ tê

Tiếng đồng tiếng vọng bùa mê

Đổi câu sáo ngữ mua về bình yên

Áo choàng áo gấm lầm duyên

Ta đi thay chiếc áo thiêng nhạt màu

Tưới trồng những ngọn thanh tao

Rồi nâng chiếc lá gối vào thường xuân...


*******


ngoi thien


Miền Tâm Thức

 

Ta ngủ quên trên mảnh phù hoa

Nơi năm tháng chất dài mộng mị

Thời gian trôi đi như huyền bí

Giữa phận người rũ rượi hư không

 

Bóng tối kéo dần qua bên song

Nhà ai thắp nến hồng sáng mượt

Để mân mê, vỗ về lả lướt

Mộng hồng hoang say khướt tình trần

Những linh hồn bay bổng lâng lâng

Nắm tay nhau rồi cùng nhảy múa

Không định rõ mặt người từa tựa

Lẫn trong màu sương khói âm u

 

Có tiếng đàn ai như đang ru

Nửa tỉnh nửa mê, rã rời thổn thức

Lê chân qua miền tối đen màu mực

Rồi lặng nghe tiềm thức đủ đầy

Có một bàn tay…

Mộng mị cơn say

Ta chếnh choáng giật mình bấu víu

Rồi bận bịu

Giữa mịt mờ hoang phế phù vân

 

Ta ngã trên mảnh buồn thi nhân

Bỗng tìm thấy có màu ánh sáng

Nhỏ nhoi, nhập nhoạng

Như đóm lửa thắp lên chạng vạng

Giữa ngày không quang đãng

Nặng trì….

 

Đôi chân lao đi chẳng cần suy nghĩ

Như cái bóng nhẹ tênh huyền bí

Lững lờ cô tịch giữa thinh không

Lẫn lộn trong tâm thức mênh mông

Một chiếc bóng lặng thinh

Vẫn đi theo về miền ánh sáng

Bước ra khỏi vũng lầy mắc cạn

Đã neo chân lặn ngụp nửa đời

 

Ta lần mò rời khỏi trầm khơi

Khi phù hoa tan vào mảnh lửa

Những vui buồn như chưa từng hứa

Rơi giữa nhánh cội Thiền

 

Và từ đó!...những an nhiên

Đặt chiếc lá màu xanh trong trẻo

Những chiếc lá không bao giờ héo

Giữa mộc hồ vắng lặng phù hư,

 

Ta đi qua những ngày trầm tư

Là qua đi qua chuỗi ngày bất định

Khi tỉnh giấc không còn tâm bệnh

Rời xa vùng chệnh choạng ngã nghiêng

Là đi qua những khoảng muộn phiền

Miền ánh sáng nhiệm màu huyễn hoặc

Những đóa hoa lung linh màu sắc

Nở trong ngần, đẹp đẽ khoan thai

 

Ta thấy ánh sáng của sớm mai

Họa lên nhiều dung nhan gương mặt

Người hành hương về nơi sâu lắng

Để theo dòng thanh thản diệu kỳ

 

Về nơi đây, lặng lẽ thắp từ bi

Ta rơi hết mảnh buồn đã cũ

Nơi có những bình yên lưu trú

Nở trên miền tâm thức hồi sinh.

*****



 

binh yen

Bình yên giữa đời

 

Bên góc bếp nóng hổi

Có con Mèo ngủ say

Cuộn tròn như chiếc gối

Mân mê từng ngón tay

 

Chú Mèo ngoan vô tư

Mê ngủ rất hiền từ

Xa xa chùa Thiên mụ

Tiếng chuông về chân như

 

Con đường dài vô tận

Nặng nhọc một kiếp người

Ngồi xuống đây một chút

Để cho lòng nghỉ ngơi

 

Một đời người trôi qua

Mấy ai mà đoán được

Những vui buồn phía trước

Vô thường tựa nhành hoa.

 

Theo gió thổi mây bay

Ta khép đời vụn dại

Rụng rơi chiều hoang hoải

Ru mềm những ngón tay

 

Tiếng chuông từ sơn khê

Đường xưa nhớ lối về

Nén hương trầm ấm khói

Nghe đời nhẹ cơn mê.

 

Câu kinh gieo từ bi

Chiếc lá tre hoan hỉ

Đặt nỗi buồn xuống nghỉ

Cho tâm hồn thảnh thơi.

 

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2023(Xem: 4330)
Là sứ giả Gia Đình Phật Tử Người Huynh Trưởng thọ nhận điều hành Ngoài lo đào tạo Đoàn sinh Tu học rèn luyện tự mình tiến lên.
14/04/2023(Xem: 3038)
Cõi Phật Di Đà có thật không? Bao người thắc mắc ở trong lòng Hôm nay chứng thực lời Hòa Thượng Cõi ấy thật mà chẳng phải không! Phật Thuyết Hoa Nghiêm Kinh tỏ rõ Cùng bao luận cứ phải nên thông
14/04/2023(Xem: 3391)
“ Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!” Ôi lời ca sao trùng hợp …quá hay Trần gian ơi ..mong chỉ lần cuối này Chỉ cứ hẹn mà xin nguyện đừng đến!
14/04/2023(Xem: 3429)
Hạnh phúc thay! Thời đại mới chiêm nghiệm Phật Pháp Sống đời thường nhật pháp thoại được nghe hoài Điều thắc mắc nay được giải đáp rõ bày Cõi Cực Lạc Tây Phương…huyền thoại, tưởng tượng ?
13/04/2023(Xem: 2933)
Mùa Xuân đến ngàn hoa xinh rực rỡ Những đóa hoa Lam cũng rộ xênh xang Âm ba tiếng cười tiếng nói rộn ràng Của Gia Đình Lam góc trời Pháp quốc
09/04/2023(Xem: 6944)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
06/04/2023(Xem: 2579)
Bệnh lão sao yên được tuổi già Vốn vì chướng nghiệp lắm phong ba Nay nguyền sám hối quy Tam Bảo Gọt rửa oan khiên hướng Phật Đà
06/04/2023(Xem: 2906)
Thành bại, hơn thua, thảy đều không Động-Tịnh-Thấy-Nghe, thảy một lòng Sáng suốt, hồn nhiên, tâm rỗng lặng Nói, làm, suy nghĩ vẫn thong dong.
06/04/2023(Xem: 2492)
Chuông chùa từng tiếng ngân vang Ưu sầu ai oán nhẹ tan đêm trường Chấp tay khấn nguyện mười phương Nguyện Phật Bồ Tát chỉ đường cho con
05/04/2023(Xem: 2693)
Tri ân lời dạy Phật Tổ, giúp con hiểu ! Cảm giác thế nào là : kinh sợ, chán nản, hững hờ Dù nhiều năm cô lữ thật bơ vơ Do tiếp nhận quả hưởng từ tiền kiếp!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]