Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về một ngôi nhà - Người làm nhà và người Chủ đích thực của ngôi nhà.

11/09/202213:15(Xem: 3451)
Tản mạn về một ngôi nhà - Người làm nhà và người Chủ đích thực của ngôi nhà.
ngoi nha


Tản mạn về một ngôi nhà
Người làm nhà và người Chủ đích thực của ngôi nhà.

Gần đây do nhu cầu tiến hoá và tăng trường mật độ dân số đâu đâu cũng thầy nhiều ngôi nhà mới được xây cất thêm và nhất là những cao ốc, chung cư.
Nhưng điều cốt yếu nhất để xây một ngôi nhà chính là phải có một nền móng thật vững chắc mới có thể dựng lên một ngôi nhà một tầng hoặc hoàn thành các tầng trên.

Nhân dịp đến dự lễ Tân gia của một người bạn kính xin tản mạn về cách kiến tạo một ngôi nhà thật đơn giản như thuở ban sơ từ nhiều năm trước …
Còn nhớ ngay sau khi Giác Ngộ, vào một sớm ban mai, Đức Phật đã nói lên bài kệ diễn tả sự hoan hỷ (Udana) khi thấy mình đã tìm được cái muốn tìm. Kính mời đọc bài kệ diễn tả sự hoan hỷ đầu tiên của Ngài.
“Ta đã trôi lăn bao kiếp trong biển luân hồi
Để tìm người thợ xây cất căn nhà này, nhưng không thấy
Tái sanh thật là phiền muộn
Người thợ xây nhà ơi, nay ta đã tìm thấy ngươi rồi
Người sẽ còn không còn xây cất thêm một ngôi nhà nào được nữa.
Mọi rui nhà và đòn giong đã sụp đổ
Tâm ta không còn sự ràng buộc
Dứt trừ mọi tham ái. “

Như vậy Thân này của con người giống như một ngôi nhà, Ngôi nhà ấy phải có một người chủ đích thực. Người chủ nhà đó là bộ mặt nguyên thủy của ta, là bản lai diện mục, là Chân Tâm, là tánh Giác.
Cũng như vô số vạn hữu , cỏ cây muôn thú, con người hay một kiến trúc cơ sở nào đó được gọi là Chư Pháp đang hiện hữu trên vũ trụ mà kinh Phật thường dạy rằng “ THẬT TƯỚNG CỦA VẠN HỮU LÀ VÔ NGÔ có nghĩa rằng tất cả bản thể muôn loài đều do nhân duyên giả hợp kết tụ tạo nên một cách rất trật tự theo ( nhân duyên quá khứ - khuynh hướng tâm lý và môi trường, hoàn cảnh sống).
Ngài Hoàng Bá từng chỉ dạy rằng “ Muôn pháp trọn do thức biến” cho nên khi nhìn muôn vật trên thế gian trong lần đầu tiên ai cũng có cái thấy giống nhau nhưng vừa khỏi niệm thứ hai thì thấy sai biệt. Đó là vọng tâm thuộc về Tâm sanh diệt.” Như vậy muốn thấy được Tâm Phật của Ta thì phải loại trừ vọng tâm, vì tư tưởng nóng lạnh, buồn vui, thèm muốn đều là những vọng tưởng, mà vọng tưởng thì không thật …chúng giống như những đám mây, khi mây tan mặt trăng sẽ xuất hiện.

Vì thế Ngài   Hoàng Bá Hy Vận khi trả lời cho một câu hỏi “ Thế nào là Phật” từ Bùi tướng công ( một trong ba đồ đệ đắc pháp của Ngài: Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền - Trần Tôn Túc Mục Châu và Bùi Hưu) như sau :

“Tức Tâm là Phật, Không Tâm là Đạo,” chỉ không có cái Tâm khởi động niệm, phân biệt ( có-không, ngắn-dài, ta -người, năng- sở) …Đạo do tâm ngộ vì ai cũng có tâm chân thật . Gọi Tâm là Phật vì tâm này không sanh không diệt đó chính là ông chủ ngôi nhà. Riêng những ai còn thấy đối đãi phân biệt hơn thua phải quấy là do mình khởi nghĩ đi rong chơi ngoại cảnh gọi là tâm viên ý mã.


Nếu ai cũng lặng hết tâm đối đãi này thì người đó thầy Đạo nghĩa là cốt biết Tâm mình không ngã không nhân, xưa nay là Phật.


Trộm nghĩ bất cứ ai đang theo tông phái nào (Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa), đều biết rằng mọi bản thể hữu tình hay vô tình đều là do vô số duyên giả hợp kết tụ mà thành, và vì thuộc về nhân duyên tạo tác nên một khi nhân duyên tan rã thì trở lại Vô thường.

“PHÁP VỐN CHẲNG CÓ, CHỚ KHỞI THẤY KHÔNG
PHÁP VỐN CHẲNG KHÔNG, CHỚ KHỞI THẤY CÓ

Có với không đều là tình kiến ví như huyễn thuật, như mắt bịnh”
( trích trong Uyển Lăng Lục chánh văn)

Chỉ có liễu liễu thường tri mới có thể diễn tả được cái Như Thị của vạn hữu mà thôi và nhận ra được cái Tâm thật không hình tướng của chúng ta vậy….đó gọi là tìm được người chủ đích thật của một ngôi nhà.

“Mặt trăng của chân lý vĩnh cửu chính là bộ mặt nguyên thủy, người chủ của ngôi nhà”

Kính xin mượn thêm lời đáp trong tham đồ hiển quyết của Thiền Sư Viên Chiếu để bổ túc ….khi một tăng hỏi “ Thiếu Thất Ma Kiệt rất huyền diệu từ xưa đến nay, ai kế thừa làm chủ” . Thiền Sư đã đáp lại như sau:

Trời tối sáng soi nhờ Nhật, Nguyệt
Đất hiểm phân ranh có núi, sông”

Có nghĩa là người ngộ đạo là người làm ông chủ của chính mình (và mặt trời, mặt trăng chính là bản tâm chân thật , ông chủ đích thực, cái tánh biết không sinh không diệt ) Khi đã làm chủ thật sự rồi thì phải tuỳ duyên mà kế thừa vậy.


Lời kết:

Cốt tủy của giáo lý siêu việt của Đức Phật được cô đọng và quả quyết từ hơn hai ngàn năm về trước qua lời chỉ dạy về tinh tuý của việc tu tập theo sự chỉ dẫn của Ngài chính là :

Không làm điều ác
Thực hành mọi điều thiện
Điều phục Tâm mình
Không kích động tâm người khác.

Như vậy … Tâm là yếu tố chính và nó dẫn dắt mọi hành động.

Với một tâm thức thanh tịnh khi được nói ra hay làm bởi một điều gì sẽ luôn mang lại hạnh phúc vì nó giống như một cái bóng đi theo sau.
Hơn thế nữa, Đức Thế Tôn đã rất từ bi khi giảng dạy cho các đệ tử Ngài, những ai muốn đạt đến cứu cánh, “giải thoát” như sau : “ Ta đã chỉ ra con đường giải thoát. Các con nên hiểu rằng sự giải thoát của các con tuỳ thuộc vào chính các con….Bằng Trí Tuệ khi các con nhận ra rằng mọi sự duyên hợp thì vô thường đau khổ, và vô ngã. Các con sẽ không bị thương tổn bởi bất kỳ đau khổ nào . Đó là con đường chân chính” .

Như vậy nền tảng của việc điều phục Tâm càng được chuẩn bị tốt chừng nào thì ta càng có cơ sở đi đúng con đường của Bát Chánh Đạo.
Cứu cánh chính là trở về Tâm thật của chính mình, buông bỏ hết những phan duyên sanh diệt đang che lấp trong ta.
Trong một bài viết của Mật Tông, có nhắc đến lời bí truyền trong giấc mơ được trao tặng bởi Đức Văn Thù Sư Lợi như sau:

“Bản tánh của Tâm là Phật, từ nguyên thủy.
Tâm giống như hư không, không có sinh hay diệt

Khi đã hoàn toàn chứng ngộ ý nghĩa của sự nhất như của mọi hiện tượng, An Trụ trong nó không tìm kiếm thì gọi là Thiền Định”

Lạt Ma Longchen Rabjam đã thường khuyên rằng : muốn hoà hợp cuộc sống trong Pháp và điều phục tâm điều quan trọng là phải nhìn thẳng vào bản tánh của tư tưởng khi chúng phát khởi và phải an trụ trong bản tánh một khi chắc chắn ta đã nhận ra được nó. Vì ….

Tâm hiện tại là cái gì không bị ngăn trở, nó không bám vào cái này hay cái kia, không có một sự chỉnh sửa nào hay sự pha tạp nào cũng như không bị ô nhiễm bởi sự nhị nguyên của đối tượng bị bám chấp và người bám chấp.
 
Kính trân trọng chia sẻ vài điều học được …nguyện không hý luận như “ Rùa mù dùi vách đá, trạnh què trèo núi cao”….trích lời dạy Thiền Sư Viên Chiếu trong tham đồ hiển quyết.

Trộm nghĩ nếu không có quý chư Tổ giảng dạy những điều Phật dạy trong kinh sách thì ngàn năm sau những điều về Bản Tâm, Phật Tánh, có sẵn nơi mỗi người nó diệu dụng như thế nào thì làm sao tránh được mê lầm khổ đau.
Nhờ có trí tuệ từ Giới Định Tuệ trong Tam Học ta mới chiêm nghiệm được câu TRÊN TRỜI NHƯ TREO GƯƠNG khi nhìn thấu được chân tâm của mình như khi bầu trời vào những ngày không mây, quang đảng trên hư không mặt trăng sáng như gương treo chói lọi …thế gian có được những người ngộ đạo tự làm chủ ngôi nhà mình thì thế giới sẽ an bình, tịnh lạc vô cùng vậy …


Thế kỷ hiện đại nhiều kiến trúc được xây dựng
Lời dạy Phật, Tổ…mỗi khi thành lạc tân gia
Người chủ kế thừa thật sự đã nhận ra ?
Ai ai cũng sẵn có “Thể Tánh Thanh Tịnh”


Khi ngộ được mọi sinh hoạt đều diệu dụng
Hết sạch phân biệt …trúc biếc xanh xanh
Khéo tu sáng đạo …tự thấy rõ ràng
Chướng ngại trong ngoài…thản nhiên không loạn động
Vững vàng không bị xiêu ngã bởi hoàn cảnh sống
Gió mạnh nguy hiểm tham ái…phải vượt qua
Tập khí chưa sạch …coi chừng ảo ảnh ma
Chuyên chú vào bốn chữ CHÁNH NIỆM - TỈNH GIÁC!


Luôn khéo bảo nhậm …
Tự tại thong dong,… chủ nhân vang câu hát :
“ Trùng dương cúc nở dưới rào
Trên cành Oanh hót thanh tao dịu dàng “
Cứu cánh thẳng đến một đàng
Phương tiện tuy khác …lời vàng thanh thoát!!


Huệ Hương








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2024(Xem: 3589)
Đến một lúc chợt bàng hoàng thảng thốt! Thì ra cuộc sống này phù du đến thế ư? Chỉ là bao gồm ý nghĩa của những danh từ “Tư tưởng, ý niệm, hành xử, cảm xúc” Trước đối tượng Cảnh, Người được ta liên tục nhận thức !
03/04/2024(Xem: 1519)
Lạy Mẹ hiền Quán Thế Âm Diệu âm tiếng dội ngàn năm Tạ ơn tình thương cao cả Con nguyện đốt đuốc soi đường. Hình hài một tấm sơ sinh Nguyên vẹn ánh đạo quang minh Thanh tâm này kim chỉ hướng Tây phương là chốn con về.
03/04/2024(Xem: 3798)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
01/04/2024(Xem: 2437)
Quay vòng lại tháng tư rồi Muôn hoa nở rộ, đất trời thắm xanh Sáng nay trời đẹp, nắng hanh Kia làn mây trắng nhẹ nhàng bay bay
01/04/2024(Xem: 32770)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
27/03/2024(Xem: 3208)
Cầu nguyện, ước nguyện là trạng thái tâm lý ! Phản ảnh sự mong chờ điều gì sẽ diễn ra Sẽ thành tựu đúng như ý …đó mà Và không biết có chính đáng hay còn tham bắt? Cũng không còn ai thắc mắc khi lễ tượng Bồ Tát ! Về sự hiện thân người nữ của Đức Ngài Một trong 32 hoá thân ứng hợp với mọi loài Từ Đế Thích,Tỳ kheo, Thần Kim Cang, Ưu bà Tắc ! Bao trùm sức mạnh huyền diệu, lòng đại từ chân thật !
27/03/2024(Xem: 1557)
Em tôi đập đá mua hạt vàng Đôi tay rướm máu nắng chang chang Mồ hôi mặn hay giọt lệ đắng Khóc tuổi thơ từ thuở mất cha. Em tôi bán từng tấm vé số Ngày lang thang trên mọi nẻo đường Tối về lấy vỉa hè làm tổ Đêm ngủ mơ vòng tay yêu thương.
27/03/2024(Xem: 3299)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com