Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần Vô Úy, Đỉnh cao Chủ nghĩa Nhân văn Xoa dịu nỗi Sợ hãi (kỳ 4)

06/04/202216:12(Xem: 4719)
Tinh thần Vô Úy, Đỉnh cao Chủ nghĩa Nhân văn Xoa dịu nỗi Sợ hãi (kỳ 4)

Tinh thần Vô Úy, Đỉnh cao

Chủ nghĩa Nhân văn Xoa dịu nỗi Sợ hãi (kỳ 4)

(무외시, 공포를 덜어주는 휴머니즘의 극치)

 

 

Tất cả các loài sinh vật, bao gồm cả nhân loại, chấp nhận những thử thách đe dọa sự tồn tại của chúng ta là "nỗi sợ hãi, 공포, fear". Trong số đó, chiến tranh đồng nghĩa với sự sợ hãi. Chắc chắn do chiến tranh phát sinh ra "Người tỵ nạn, 난민, refugee". Nó được hiểu là bản năng tự nhiên của con người để tìm kiếm sự sinh tồn trước sự đe dọa bởi cuộc sống. Tuy nhiên, không quốc gia nào sẵn sàng giúp đỡ. Điều này là do môi trường chính trị nội địa và bên ngoài của mỗi quốc gia xung quanh những người tỵ nạn quốc tế là đan xen phức tạp.

 

Đến đây, chúng ta chứng kiến một tuồng đời nghiệt ngã, nơi hai giá trị đạo đức, lý tưởng nhân văn và thực tiễn an ninh Quốc gia. Có một Luận văn Đạo đức học Phật giáo đề xuất một giải pháp căn bản cho vấn đề khó khăn này.

 

Đây là một bài báo với chủ đề "Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn Toàn cầu và món quà Vô Úy thí; The Global Refugee Crisis and the Gift of Fearlessness" (Tạp chí Đạo đức Phật giáo; Journal of Buddhist Ethics, tập 26, 2019) của Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết (허남결, 許南結) thuộc Đại học James Madison (JMU), trường đại học công lập được đặt tên theo vị Tổng thống thứ 4 của Mỹ. Tác giả tiếp cận vấn đề sợ hãi của những người tỵ nạn quốc tế thông qua việc giảng dạy về "món quà Vô Úy thí" (무외심의 선물, the gift of fearlessness).

 

Vào thời điểm bấy giờ, số lượng người tỵ nạn trong và ngoài nước được Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, UNHCR) đã xác định vào tháng 07 năm 2019 ước tính là hơn 70,8 triệu người. Đây là bằng chứng cho thấy thảm kịch của nhân loại vẫn tiếp diễn trong thế kỷ 21 này. Mặc dù đối xử nhân đạo đối với những người tỵ nạn quốc tế đã trở thành một chủ đề nóng trên chính trường thế giới, nhưng không quốc gia nào đưa ra giải pháp thiết thực. Ngoài ra còn có một cuộc xung đột gay gắt về tính hợp pháp của nhân quyền, của các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, được chỉ ra là nguyên nhân chính của sự bùng phát người tỵ nạn.

 

Cuộc khủng bố của một số người tỵ nạn và hậu quả là chấn thương đã lan rộng chủ nghĩa bảo hộ và bài ngoại ở các quốc gia nơi họ dự kiến định cư. Từ khoảnh khắc nào đó, những người tỵ nạn đã rời khỏi quê hương tổ quốc thân yêu từ "Nạn nhân của nỗi sợ hãi" (공포의 피해자) trở thành "Thủ phạm của sự sợ hãi" (공포의 가해자). Ảnh hưởng của sự sợ hãi được truyền sang người khác thông qua các cơ quan cảm giác của cơ thể. Nỗi sợ hãi mà chúng ta cảm thấy khiến những người xung quanh trở nên héo hon và đóng chặt cửa ngõ tâm hồn của chúng ta. Bởi vì Nhà nước có phản ứng sợ hãi giống như cá nhân, họ miễn cưỡng nhập cư và phong tỏa biên giới. Giữa lúc này, việc bảo đảm địa vị quốc tế và các quyền của người tỵ nạn trở thành thẩm vấn riêng.

Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết, giới thiệu giá trị của "Vô Úy thí" (무외시, Abhayadāna), một đạo đức bảo vệ người tỵ nạn cổ điển của Nam Á và mạnh dạn kêu gọi ứng dụng hiện đại hóa nó.

 

Theo Giáo sư Hứa Nam Kiết, truyền thống "Vô Úy thí" (무외시) có thể là một tư duy thay thế tuyệt vời, giúp giải quyết vấn đề người tỵ nạn quốc tế đang gặp phải khó khăn. Đạo đức của sự Vô Úy thí là giải thích theo cách các quốc gia và xã hội nên bảo hộ những người tỵ nạn và đến lượt nó, hậu quả của chúng sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Nạn nhân của sự sợ hãi không trở thành thủ phạm của nỗi sợ hãi, trái lại trở thành những người bảo vệ tổ quốc và xã hội để đáp lại ân sủng. Đây là trí tuệ của luật nhân quả. Theo nghĩa này, Vô Úy thí bao hàm rất nhiều tiềm năng cho đạo đức Phật giáo, hướng tới tương lai có thể giải quyết cả những nỗ lực tái định cư cho người tỵ nạn và những lo ngại về an ninh của các bên quan tâm.

 

Theo truyền thống giới luật của Hindu giáo, "Quốc vương, Đại thần phải ân xá cho các tù nhân, bảo hộ dân chúng thoát khỏi nỗi sợ hãi bởi hình phạt chặt đứt tứ chi, giam cầm, trục xuất lưu đày, tra tấn đánh đập, cướp bóc. Chúng ta phải bảo vệ cho người dân thoát khỏi sự lo sợ, bị sỉ nhục, v.v.". Trong truyền thống tôn giáo Ấn Độ, sự Vô Úy thí thường được hiểu là "Trao tặng món quà bảo vệ an ninh cho những người bị đe dọa bởi bạo lực" (폭력의 위협을 받거나 당하고 있는 사람들에게 보호나 안전을 제공하는 선물). Đây là một khái niệm có thể được áp dụng cho cả cá nhân và tập thể cộng đồng.

 

Như vậy, có thể thấy rằng, giá trị Vô Úy thí đã được công nhận là một khả năng cai trị quan trọng của các vị Đế vương, Vua chúa. Sự Vô Úy thí đương nhiên gắn liền với mối quan hệ quyền lực. Giá trị Vô Úy thí là món quà của cuộc sống do những người có quyền lực ban tặng cho những người không có quyền lực lớn, cho dù là bởi một người cai trị có quyền lực lớn, quyết định sự sống và cái chết của người dân hay những người bình thường chỉ có một quyền lực nhỏ để xác định số phận của một sinh vật.

 

Giá trị quý báu Vô Úy, thí chẳng những được xem như một món quà bởi mối quan hệ song phương giữa các bên, là một món quà thuận lợi ban tặng cho những người xa lạ mà không cần được sự đáp lại. Lợi ích của cụ thể giá trị Vô Úy thí không giới hạn ở một cá nhân nào. Nó được xưng danh Đạo đức, Nhân văn đối với những nhà cầm quyền, đương nhiên phải bảo hộ cho những ai đang bị sợ hãi bởi nhiều đe dọa khác nhau. Vô Úy thí vượt qua ranh giới tôn giáo. Bản thân chủ nghĩa tiêu cực biết linh động trong chuyển hóa trở thành chủ nghĩa nhân văn và tin rằng đối tượng được bảo vệ không nên bị phân biệt đối xử.

 

Như đã biết, sự Bố thí trong đạo Phật có ba loại "Tài thí" (재보시, 財布施), "Pháp thí" (법보시, 法布施) và "Vô Úy thí" (무외시, 無畏施). Theo truyền thống đạo Phật, điều trước đây được coi là nhiệm vụ của cư sĩ Phật tử tại gia và kế đến là vai trò của những vị xuất gia tăng ni.

 

Ngoài ra, sự Vô Úy thí với giá trị là nền tảng cơ bản tạo nên sự sung túc thịnh vượng về vật chất lẫn tinh thần. Vị Minh vương Phật tử hộ pháp, có trách nhiệm nhân đạo là bảo hộ sự sống những sinh mạng đang gặp hiểm nguy và bảo vệ chư tôn tịnh đức tăng già và các Phật tử tại gia, nêu cao tinh thần "Quốc vương, Đại thần duy trì Phật pháp, lợi lạc quần sinh".

 

Trong một bài bình luận về Phật giáo Tây Tạng, Ngài Tôn giả Patrul, một vị Đạo sư giác ngộ, sống cuộc đời lang thang, một trong những bậc thầy tâm linh lừng lẫy nhất của thế kỷ vừa qua giải thích giá trị quý báu "món quà Vô Úy thí" với nghĩa Bố thí Ba La mật: "Thực ra,  Vô Úy thí là các bạn làm mọi thứ với tinh thần vô ngã vị tha, luôn sẵn sàng giúp đỡ tha nhân đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Ví dụ, bao gồm cung cấp nơi ăn chốn ở cho những người không có chỗ ở an toàn, cung cấp những thứ cần thiết cho những người cô thế, tứ cố vô thân, lang thang khắp đó đây, không chỗ nơi nương tựa, dùng món quà Vô Úy thí ban tặng cho những người bị ức hiếp, cưỡng bức, bách hại, cuộc sống của họ bị đe dọa; thậm chí dùng món quà Vô Úy thí ban tặng cho những loài chim muông, thú hoang dã nơi rừng sâu núi thẳm, các loài thủy tộc dưới bể đại dương, sông, rạch, ao, hồ bớt đi sự sợ hãi và mạng sống chúng được an toàn. . . "



YemenMột khoảnh khắc khẩn cấp trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua tại Yemen, đã làm 85.000 đứa trẻ đã bị chết. Hình ảnh năm 2018, nỗi sợ hãi hiện rõ trên khuôn mặt của những người đang tải thương, vận chuyển những người thiệt mạng trong vụ đánh bom. Ảnh: Amnesty International


 

Các vị lãnh đạo đất nước cai trị Tây Tạng luôn cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với Vô Úy thí này khi cần thiết, đã thực hiện các biện pháp hành chính để phong tỏa các khu vực nhất định và để vệ các loài động vật, hệ thực vật sinh thái thiên nhiên khỏi sự tàn phá của những con người tham lam ích kỷ, độc ác.

 

Nên nhớ rằng trong truyền thống Phật giáo giữa hai quốc gia Ấn Độ và Tây Tạng, việc bảo vệ những người tỵ nạn gặp rủi ro không thể tách rời khỏi chính trị, về suy thoái môi trường và phúc lợi động vật hoặc các hạn chế kinh tế tài chính.

 

Đối với trường hợp đã trở thành những người tỵ nạn quốc tế vì nhiều lý do khác nhau, đó là kết quả tự nhiên của Phật giáo, khi tìm kiếm sự hoàn hảo nhất trong sự sẻ chia nghĩa Vô Úy thí. Tiếp theo, tôi định giới thiệu cuộc thảo luận chi tiết hơn về ý nghĩa giá trị nhân văn của sự Vô Úy thí.

 

Tác giả Tiến sĩ Hứa Nam Kiết (허남결, 許南結), Giáo sư, Khoa Phật giáo, Đại học Dongguk. Ông hiện đang giảng dạy tại Khoa Đạo đức và Văn hóa tại Đại học Phật giáo Dongguk, Hàn Quốc và rất quan tâm đến sự kết hợp giữa chủ nghĩa vị lợi và đạo đức Phật giáo.

 

Tác giả Giáo sư Hứa Nam Kiết

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 법보신문)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2021(Xem: 7751)
Kính dâng Thầy bài viết về ngày Mother’s Day. Cứ mỗi năm đến ngày Mother’s Day và lễ Vu Lan thì hình ảnh Thầy rơi lệ trong một bài pháp thoại mùa đại dịch lại hiện ra ...Tình thương Mẹ của Thầy đã biểu hiện trong ánh mắt, nụ cười qua những bức ảnh và khi nói về Niệm Phật Thầy luôn đọc bài thơ Sám Niệm Phật mà Cụ Bà Tâm Thái đã đọc từ kinh Tam Bảo của nhiều chùa xưa . Hôm nay nhân sưu tầm bài viết có một câu của bà mẹ gửi cho con ...kính ghi chép lại và kính dâng những ai từng rơi lệ dù là nam nhi .. " Con trai của Mẹ, nếu buồn hãy cứ khóc, đừng giấu nước mắt vào trong như những người thường chỉ dạy . Con trai khóc cũng không sao cả, nếu nước mắt này giúp cho điều lo lắng về mẹ và buồn bả không được gần Mẹ sẽ vơi đi và giúp con cảm thấy nhẹ nh
07/05/2021(Xem: 4784)
Con vẫn biết : Với thời gian Mẹ không còn nét diễm kiều đài các ! Nhất là khi Cha khuất bóng nhiều năm Một mình lo toan với trăm việc ứ đọng ...ngầm Mẹ âm thầm làm việc không giờ nghỉ !
04/05/2021(Xem: 6254)
Hạnh phúc thay được tham cứu một dòng Thiền ! Kính dâng Thầy bài thơ để tri ân những gì con đã học được trong Tổ Sư Thiền và nhất là về công án . Kính bạch Thầy con đã mê say đọc và nghiên cứu từng công án và đã học được thêm chút ít nên rất hạnh phúc mỗi ngày Bài thơ này xin kính tri ân Thầy khi nghe Sư Phụ Viên Minh dạy phải có giác ngộ mới nói đến giải thoát được . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy Hạnh phúc thay từ ngày học về công án! Mỗi lần tham cứu có cơ hội đào sâu ... Vừa học hỏi vừa biết trình độ tới đâu . Thọ nhận, liễu thông chút nào Chân lý?
04/05/2021(Xem: 4172)
Rừng rộng ôm non cao Trời mây đón cánh chao Bước phiêu bồng thoăn thoắt Bến tang thương gọi chào Mồ hôi đẫm nâu sồng Lá nón che má hồng Độc hành qua khổ chướng Đi về hướng cầu vồng...
03/05/2021(Xem: 12993)
Báo Chánh Pháp số 114 (số đặc biệt mừng Phật Đản 2645, Tây lịch 2021)
30/04/2021(Xem: 7600)
Sáng cuối tuần trời nắng đẹp nên ăn sáng xong tôi mặc áo ấm đi dạo. Chợt thấy dọc đường cảnh lạ như vầy, xin kể cho vui. Trên lối đi, cạnh một góc hoa viên là chỗ đông người qua lại tôi thấy có mấy thùng cạc tông nằm lênh láng. Thời nay rủi ro tràn khắp, lúc nào thấy những thùng gì lạ nằm lênh láng hay những túi xách vô chủ là nghi ngờ. Khôn hồn thì tránh xa! Vì đó có thể là mấy trái bom nổ của nhóm quá khích. Nhất là ở đây, đoạn đường bãi biển thường rất đông người qua lại trong những ngày nắng đẹp này. Cái thói quen cẩn thận lo xa, xem ra đã tích lũy từ những ngày thơ ấu trong chiến tranh. Tôi rẽ ngoặt đi lánh ra xa ngay. Nhưng tò mò thì vẫn cứ tò mò. Chả lẽ ở đây là chợ trời? Vô lý, bao lâu nay chưa hề thấy. Lại có 5,7 người đứng ngồi cầm những vật trên tay giống như sách báo. Thôi, lo yên thân. Việc của mình là đi dạo thì cứ đi. Nửa giờ sau. Cái việc đi dạo xem như đã xong, nhưng thay vì đi ngõ khác về nhà như mọi hôm thì lại tôi cố ý quay lại đường cũ để xem cảnh cái “chợ ch
29/04/2021(Xem: 4150)
Nếu mai này ta chết Ta cũng lên bàn thờ Bát cơm lời kinh nguyện Hồn ta cũng về thăm Nhớ ngày nào dương thế Đến bàn thờ khấn nguyện Cho người được siêu thăng Nay ta về hội họp Hiểu được pháp vô thường Người đi rồi ta đến Sanh tử rồi tử sanh
29/04/2021(Xem: 6315)
Hình ảnh quê hương ẩn hiện hoài trong thương nhớ ! Chẳng cần chờ cứ mỗi tháng tư đen, Người người nhắc nhau ngày biến động khó quên …. Và trước đó nhiều tháng tin kinh hoàng tới tấp! Thế mà giờ đây kỷ niệm về tràn ngập Phải chăng từ một bài hát quá u buồn Khơi động lại những gì tưởng đã cạn nguồn Và chợt hiểu … Thế nào là tiếng gọi ! Vẫn âm ỉ chút lửa tro trong lò ngụi Quê hương ơi … còn đâu đây tiếng cười Ngày còn cha mẹ … tuổi thanh xuân tươi Giờ xa vắng … tất cả là thiên thu nhớ !!! Tiếng gọi quê hương … nơi tổ tiên sống thở !!!
28/04/2021(Xem: 6220)
Ta mãi mãi kẻ lữ hành đơn độc, Bước xuống thuyền nương theo ánh trăng soi, Ngược dòng đời, chèo từng nhịp khoan thai, Không chờ đợi cũng chẳng hề nôn nóng. Dòng nước trong dưới ánh trăng soi bóng, Chiếc thuyền con đang đưa đẩy nhịp nhàng, In bóng hình người lữ khách cô đơn, Đường vạn dăm vẫn còn xa vời vợi…
28/04/2021(Xem: 5418)
Ngẫm cuộc nhân sinh khẽ mĩm cười Thi đàn xướng họa bốn mùa chơi Phiên trà nghĩa kết hương còn đọng Tiệc bút duyên trao mộng chửa rời Sóng gợn dòng Thu vầng nguyệt toả Đêm chìm giấc Hạ mãnh tình khơi Bao phen giũa chợ đời dong ruổi Vẫn giữ thân danh vẹn kiếp người!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]