Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những người đoạt giải Nobel Hòa bình Thúc giục Chấm dứt Chiến tranh Ukraine và Vũ khí Hạt nhân

01/04/202219:00(Xem: 5018)
Những người đoạt giải Nobel Hòa bình Thúc giục Chấm dứt Chiến tranh Ukraine và Vũ khí Hạt nhân

Những người đoạt giải Nobel Hòa bình

Thúc giục Chấm dứt Chiến tranh Ukraine và Vũ khí Hạt nhân

(Nobel Peace Prize Laureates Urge End to Ukraine War and Nuclear Weapons)

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tâm linh nổi tiếng thế giới, nhân đạo và hòa giải, cùng hơn một chục người đoạt giải Nobel Hòa bình khác đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi công dân trên toàn thế giới, tham gia tẩy chay chiến tranh và vũ khí hạt nhân. Bức thư ngỏ được phát hành bởi nền tảng các kiến ​​nghị trực tuyến (avaaz.org) hợp tác với các Bác sĩ quốc tế về phòng chống chiến tranh hạt nhân (IPPNW).

 

Hôm thứ Tư, ngày 23 tháng 03 vừa qua, những người đoạt giải Nobel Hòa bình đã phát hành bức thư ngõ, 27 ngày từ khi khởi sự chiến tranh Đế quốc Nga xâm lược Ukraine, được Chính quyền độc tài Tổng thống Nga Vladimir Putin miêu tả là một "hoạt động quân sự đặc biệt". Nó cũng diễn ra vài ngày trước khi cựu Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev nói rằng, Nga duy trì quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp Nga bị tấn công vằng vũ khí hạt nhân trước, nếu cơ sở hạ tầng hạt nhân của họ bị tấn công và tê liệt, hoặc nếu sự tồn tại của Nga bị đe dọa bởi một cuộc tấn công phi hạt nhân.

 

Ukraine không có vũ khí hạt nhân, đã phi hạt nhân hóa hoàn toàn sau khi các nước Xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Đông Âu tan rã, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ đã để lại cho đất nước hàng nghìn đầu đạn hạt nhân. Trong một thỏa thuận được Ukraine ký vào thời điểm đó, Bản Ghi nhớ Budapetst, Nga, Anh và Mỹ đã đồng ý đảm bảo an ninh cho Ukraine.

 

Khi bày tỏ nỗi buồn khi bắt đầu xung đột chiến tranh đổ máu, một trong những Khôi nguyên Nobe Hòa bình thế giới Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết:

 

"Tôi thật đau lòng như kim châm muối xát về cuộc xung đột đổ máu tại Ukraine.

 

Thế giới của chúng ta luôn tương tác phụ thuộc lẫn nhau, đến mức xung đột bạo lực giữa hai quốc gia chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của nhân loại thế giới. Chiến tranh đã lỗi thời - bất bạo động là cách duy nhất. Chúng ta cần phát triển ý thức về tính hợp nhất của nhân loại, bằng cách coi những người khác đều là huynh đệ cùng chung sống trong đại gia đình trên hành tinh này. Đây là cách chúng ta sẽ xây dựng một thế giới hòa bình hơn.

 

Các vấn đề và bất bạo động được giải quyết tốt nhất thông qua đối thoại. Thực sự hòa bình có được nhờ sự hiểu hiểu biết, cảm thông và tôn trọng hạnh phúc của nhau.

 

Đối với hy vọng của chúng ta không thể mất. Thế kỷ 20 là một thế kỷ của chiến tranh và đổ máu. Thế kỷ 21 là thế kỷ của đối thoại.

 

Tôi thành tâm cầu nguyện sớm hòa bình được lập lại tại Ukraine".

 

Toàn văn bức thư ngỏ như sau:

 

"Chúng tôi tẩy chay Chiến tranh và Vũ khí hạt nhân. Chúng tôi kêu gọi tất cả công dân trên toàn thế giới, cùng tham gia bảo vệ hành tinh của chúng ta, quê hương của tất cả chúng ta, thoát khỏi những kẻ đe dọa phá hủy nó.

 

Đế quốc Nga đã xâm lược Ukraine đã tạo ra một thảm họa nhân đạo cho nhân dân một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu này. Toàn bộ thế giới đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất trong lịch sử: một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn, có khả năng hủy diệt nền văn minh của chúng ta và gây ra thiệt hại sinh thái rộng lớn trên khắp Hành tinh.

 

Chúng tôi kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và rút toàn bộ lực lượng quân sự Nga khỏi Ukraine, đồng thời nỗ lực đối thoại để ngăn chặn thảm họa cuối cùng này.

 

Chúng tôi kêu gọi Nga và NATO dứt khoác từ bỏ mọi hoạt động sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này và chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới ủng hộ Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân (Treaty on the Prohibition of Nuclear Weapons - TPNW) để đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bao giờ phải đối mặt với thời điểm nguy hiểm hạt nhân tương tự.

 

Đã đến lúc tẩy chay vũ khí hạt nhân. Đây là cách duy nhất để đảm bảo rằng cư dân trên khắp hành tinh sẽ được an toàn trước mối đe dọa hiện hữu này.

 

Đây là sự chấm dứt của vũ khí hạt nhân, hoặc sự kết thúc của chúng ta.

 

Chúng tôi từ chối quản trị thông qua áp đặt và đe dọa, đồng thời chúng tôi ủng hộ đối thoại, chung sống và công lý.

 

Một thế giới không có vũ khí hạt nhân là cần thiết và có thể thực hiện được, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng thế giới càng thêm xinh đẹp. Điều cấp thiết là chúng ta phải cho một cơ hội hòa bình".


Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ nỗi buồn trước cuộc khủng hoảng Ukraine-2

 

Danh sách những người được trao giải Nobel Hòa bình:

 

- Đức Đạt Lai Lạt Ma (1989)

 

- Bác sĩ quốc tế về Phòng chống Chiến tranh Hạt nhân (1985)

 

- Chiến dịch Quốc tế nhằm Loại bỏ Vũ khí Hạt nhân (2017)

 

- Juan Manuel Santos (2016)

 

- Kailash Satyarthi (2014)

 

- Leymah Gbowee (2011)

 

- Tawakkul Karman (2011)

 

- Muhammad Yunus (2006)

 

- David Trimble (1998)

 

- Jody Williams (1997)

 

- Jose Ramos-Horta (1996)

 

- Hội nghị Pugwash về Khoa học và Các vấn đề Thế giới (1995)

 

- Óscar Arias Sánchez (1987)

 

- Lech Walesa (1983)

 

- Ủy ban Dịch vụ Bạn bè Hoa Kỳ (1847)

 

- Cục Hòa bình Quốc tế (1910)

 

Tính đến thời điểm này, bản Kiến nghị có khoảng 974.998 chữ ký khi nó tìm cách đạt được một triệu chữ ký.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Buddhistdoor Global)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 10222)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9921)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10436)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 15702)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 32877)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 9967)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 8243)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 12348)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 9430)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 14052)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]