Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga công khai ủng hộ Putin xâm lăng Ukraine

29/03/202207:32(Xem: 4625)
Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga công khai ủng hộ Putin xâm lăng Ukraine

Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga công khai ủng hộ Putin xâm lăng Ukraine

(How Putin Turned Religion’s ‘Sharp Power’ Against Ukraine)

 

Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga không chỉ được thúc đẩy bởi các động cơ mang tính an ninh và quân sự. Đối với chính quyền Vladimir Putin, tôn giáo là một lý do đặc biệt quan trọng để thuyết phục người Nga về tính chính đáng của một "chiến dịch quân sự đặc biệt". Về phần mình, Giáo hội Chính thống giáo Nga công khai hậu thuẫn mạnh mẽ cuộc can thiệp quân sự của Đại Cung điện Kremlin. 

 

Thông điệp chung của chính quyền Vladimir Putin và Giáo hội Chính thống giáo Nga là cuộc tấn công Ukraina là một chiến dịch quân sự cần thiết, để khẳng định một bản sắc Nga, tâm linh tôn giáo Nga, đế chế Nga Chính thống giáo Nga nghìn năm tuổi, chống lại phương Tây. Vì thế cuộc xâm lăng Ukraina của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng được một số chuyên gia, nhà quan sát gọi là một cuộc "chiến tranh tôn giáo".

 

Lập trường của Mạc Tư Khoa về Chính thống giáo Nga (Tòa thượng phụ Moskva) cho thấy cách các cường quốc với tham vọng sử dụng quyền lực mềm thông qua tôn giáo để xây dựng tình đoàn kết hoặc gieo mầm xung đột.

 

Đã từ lâu, trước khi Nga bố trí lực lượng quân sự dọc theo biên giới Ukraine, đe dọa quốc gia láng giềng này bằng các cuộc tấn công mạng và gây sức ép kinh tế, Mạc Tư Khoa đã triển khai một vũ khí khác, vũ khí Quyền lực mềm ngày càng được sử dụng bởi các cường quốc đang bộc phát trên toàn cầu: biến Quyền lực mềm tôn giáo thành một thứ mà các học giả biết đến chủ nghĩa chuyên chế gọi là "Quyền lực sắc bén" (sharp power, 銳實力)

 

Thái độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin rất tinh ranh, đã vận dụng mềm dẻo về bản sắc tôn giáo Thiên Chúa Chính thống giáo chung của hai quốc gia, đã được chuyển thành một cuộc tấn công sắc bén, nhằm nâng cao uy thế tôn giáo của Mạc Tư Khoa và phục vụ các mục tiêu địa chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi Tổng thống Putin đã dẫn đầu thông qua mọt liên minh chiến lược lâu dài với Giáo hội Chính thống giáo Nga, một động lực tương tự đang hoạt động ở các cường quốc mới bộc phát khác - bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil - hiện tại các nhà lãnh đạo đều nhận thấy lợi ích chính trị trong tôn giáo.

 

Trường hợp Ukraine là minh chứng rõ ràng cho xu hướng này. Trước năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viện dẫn tôn giáo, Giáo hội Chính thống giáo của hai quốc gia như một yếu tố của câu chuyện về sự cần thiết của việc liên kết địa chính trị của Ukraine với Nga. Trong những gì ban đầu là một câu chuyện về tình hữu nghị đoàn kết giữa hai quốc gia, nỗ lực quyền lực mềm tôn giáo ban đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã kêu gọi sự Thiên Chúa hóa Công Quốc Kiev Rus vào cuối thế kỷ thứ 10 (Công Quốc Kiev Rus, một Vương quốc - khi người Viking và người Slav hợp tác định hình lịch sử, có trung tâm là Ukraine ngày nay và thường được coi là tiền thân của nước Nga ngày nay) để xây dựng một trường hợp cho ý tưởng rằng, hai quốc gia sở hữu chung lịch sử dựa trên bản sắc và văn hóa tôn giáo.

 

Tuy nhiên, một khi rõ ràng rằng Ukraine đang quay lưng lại với Tây Âu một cách chắc chắn, chi nhánh của Giáo hội Chính thống giáo ở Ukraine liên minh trực tiếp nhất với Kremlin (Trụ sở Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa Thượng phụ Moscow, hay UOC-MP), bắt đầu nhấn mạnh ý tưởng rằng Nga nên được xem như một người bảo vệ nền văn minh Thiên Chúa giáo và các giá trị gia đình truyền thống đối lập với định hướng tương đối thế tục của nhiều quốc gia liên minh châu Âu và những gì nước này miêu tả như những nỗ lực của phương Tây, nhằm thúc đẩy nữ quyền và ủng hộ quyền cộng đồng người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBTQI)

 

Sự chia rẽ nội bộ Giáo hội Chính thống giáo

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin không những đổ lỗi cho việc chính trị hóa tôn giáo ở Ukraine. Sau khi Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa thượng phụ Kiev (OCU-KP) phá vỡ sự lãnh đạo tôn giáo của Nga để giành được địa vị tự trị (tự quản) trong các hệ thống Giáo hội Chính thống giáo toàn cầu vào năm 2019 - một quá trình do cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ủng hộ và dẫn đến việc Nga cắt đứt quan hệ với Thượng phụ Đại kết ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - rìa tôn giáo dẫn đến xung đột càng thêm sắc bén. Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa Thượng phụ Moscow, hay UOC-MP) đã tìm cách ngăn cản các binh sĩ Ukraine tự vệ chống lại lực lượng ly khai do Nga và Nga ủng hộ dưới danh nghĩa tình huynh đệ Chính thống giáo và trong một số trường hợp đã từ chối thực hiện các nghi thức tôn giáo cho những người tín đồ Chính thống giáo Ukraine được rửa tội bên ngoài Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa Thượng phụ Moscow, hay UOC-MP).

 

Trong khi cuộc khủng hoảng Ulraine không mang tính chất giáo phái công khai, thì lại căng thẳng đang diễn ra giữa các nhóm Chính thống giáo khác nhau đã trở thành một yếu tố phức tạp trong cuộc xung đột, làm khoét sâu khoảng cách giữa hai quốc gia Nga-Ukraine, các nhóm tôn giáo - trong số họ gồm các tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp, tín đồ Do Thái giáo, tín đồ Hồi giáo.

 

Hiện nay, chính trị hóa tôn giáo trong cuộc khủng hoảng Ukraine, hầu như không phải là duy nhất. Thay vào đó, nó đại diện cho một nghiên cứu điển hình rõ ràng về một hiện tượng rộng lớn hơn nhiều: khả năng ngày càng gia tăng của các quốc gia trong việc chuyển đổi quyền lực mềm tôn giáo thành các chiến thuật quyền lực sắc bén của tôn giáo khi hoàn cảnh yêu cầu.

 

Mài giũa Quyền lực sắc bén

 

Trong khi từ trước đến nay, khái niệm quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế, thường gắn liền với năng lực của các cường quốc như Hoa Kỳ, trong việc tác động đến các chủ thể quốc tế khác, thông qua sự thu hút từ văn hóa và các giá trị của nó, ngày nay chúng ta đang chứng kiến một sự chuyển đổi cơ bản trong bản chất về tự nhiên và cảnh quan của quyền lực mềm toàn cầu. Các cường quốc mới bộc phát như Trung Quốc và các bên tham gia toàn cầu bền vững như Nga đang kết hợp các hình thức tiếp cận văn hóa và tôn giáo mới vào các mối quan hệ đối ngoại của họ và tìm cách định hình, tác động đến các bối cảnh trên thế giới được coi là có ý nghĩa chiến lược.

 

Có những trường hợp, chúng ta thấy những biểu hiện tôn giáo mới của lực chiếu quyền lực cổ điển, ví dụ như những nỗ lực của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm nhấn mạnh di sản Phật giáo của họ ở các quốc gia dọc theo lộ trình của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) có hơn 120 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế ký kết văn bản hợp tác với Trung Quốc và trở thành chính sách đối ngoại “đặc sản” của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó có các quốc gia Phật giáo như Sri Lanka và Thái Lan chẳng hạn, với những cộng đồng Phật tử đáng kể. Tương tự, để thể hiện tình hữu nghị đoàn kết giữa các quốc gia Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang xây dựng cả cơ sở hạ tầng giao thông và các Thánh đường Hồi giáo mới tại các khu vực phía đông châu Phi, có đông đảo người dân là tín đồ Hồi giáo. Tại Brazil, các nhóm bảo thủ có liên hệ với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, đã mở rộng mối quan hệ xuyên quốc gia với các nhóm truyền giáo cùng chí hướng theo Giáo Hội Tin Lành Ngũ Tuần các quốc gia châu Phi nói tiếng Bồ Đào Nha.

 

Tuy nhiên, việc huy động và việc phóng chiếu bản sắc dự trên tôn giáo hoặc giá trị cũng có thể tác động rõ nét đến các động lực hòa và xung đột, đặc biệt là trong các xã hội có căng thằng xã hội hoặc giữa các cộng đồng tiềm ẩn. Về vấn đề này, những thứ mà chúng ta thấy ngày nay đã bắt đầu giống với một biến đổi tôn giáo của những gì các nhà phân tích đối ngoại, ông Christopher Walker là Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phân tích của Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ và bà Jessica Ludwig, Phó Giám đốc Đối tác Quản lý và Tư vấn Định chế gọi là “Quyền lực sắc bén” (sharp power) trong một bài báo đáng quan tâm năm 2017, bởi sự tài trợ của tổ chức Quốc gia Dân chủ.  Quyền lực sắc bén - khác hẳn với sức hấp dẫn tích cực của Quyền lực mềm hoặc sử dụng lực lượng quân sự thường gắn với Quyền lực cứng - đề cập đến việc sử dụng các công cụ thông tin, truyền thông và công nghệ để phổ biến ý tưởng và các thông điệp có khả năng gây bất hòa và căng thẳng trong các mục tiêu xã hội. Những nỗ lực của Nga nhằm làm trầm trọng thêm tình trạng phân cực chính trị và đảng phái thông qua nền tảng truyền thông xã hội trong các chu kỳ bầu cử gần đây của Hoa Kỳ chỉ là một ví dụ.

 

Orthodox Church and putin

Kết quả của các động lực quyền lực tôn giáo sắc bén mới này, đã thể hiện ở nhiều khu vực, bao gồm cả Châu Phi, Trung Đông, Nam và Trung Á và Đông Nam Á. Từ chính trị xuyên khu vực về việc nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp các cộng đồng tín đồ Hồi giáo của họ dưới danh nghĩa "chống khủng bố", đến vai trò của các mạng lưới tối cao Ấn Độ giáo xuyên quốc gia được tổ chức bên ngoài Ấn Độ, các cường quốc mới bộc phát ngày nay đang phát triển các hình thức ngoại giao công chúng các độc mới - thường có sự xâm phạm tôn giáo - có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng hòa bình toàn cầu.

 

Hành trình dẫn đến Hòa bình?  

 

Như dã lưu ý, sự đùm bọc của Đại Cung Điện Kremli và công cụ hóa Giáo hội Chính thống Nga, là một ví dụ điển hình cho thấy cách địa hình phát triển thần tốc của địa chính trị toàn cầu, buộc các nhà quan sát các vấn đề quốc tế phải chú ý đến sự liên quan mới của tôn giáo như một công cụ của quy chế lập pháp.

 

Rõ ràng bản chất chính trị - thay vì tôn giáo - của cuộc ly giáo hiện tại nội bộ Giáo hội Chính thống giáo Ukraine cũng chỉ ra một số cách mà các tác nhân và cộng đồng dựa trên đức tin, có thể là một phần của giải pháp cho Quyền lực sắc bén của tôn giáo. Làm trầm trọng thêm sự căng thẳng tôn giáo theo đường lối dân tộc của chủ nghĩa phục vụ cho Chương trình Nghị sự của những người - chẳng hạn như các nhà lãnh đạo Đại Cung Điện Kremli - đang tìm kiếm cớ can thiệp vào nội bộ Ukraine để bảo vệ lợi ích quốc gia Nga.

 

Cho đến nay, định hướng Thượng phụ Đại kết rộng rãi của các nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Ukraine ở cả hai phe phân chia UOC-MP/OCU-KP đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế khả năng của Mạc Tư Khoa trong việc lợi dụng sự ly giáo đề đạt được mục đích chính trị. Trong tương lại, hỗ trợ năng lực của các tổ chức ton giáo đóng vai trò nhịp cầu nói này sẽ là một phần quan trọng trong việc quản lý căng thẳng giữa các cộng đồng hiện nay và vè lâu dài, sửa chữa những thiệt hại cho cấu trúc xã hội của Ukraine do một thập kỷ xung đột gây raTrường hợp của UKraine cho thấy tầm quan trọng của việc khám phá và hấp dẫn đa chiều của Quyền lực mềm và Quyền lực sắc bén của tôn giáo trong nền chính trị toàn cầu đương đại và tác động của chúng đối với hòa bình và ổn định toàn cầu. Bằng cách tiếp tục và mở rộng  các nghiên cứu hiện có trên địa chính trị của Quyền lực mềm tôn giáo, ngày nay tồn tại một cơ hội quý giá để hiểu rõ hơn về tác động đối với xung đột và hòa bình của xu hướng mới này và các cường quốc đang bộc phát và họ sử dụng tôn giáo một cách chiến lược và xác định các phương pháp tiếp cận và khuôn khổ hành động để giảm thiểu tác động gây mất ổn định của chúng trong bối cảnh kiến tạo hòa bình.

 

Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Peter Mandaville

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: United States Institute of Peace)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2024(Xem: 1779)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
30/09/2024(Xem: 1351)
Dưới cái nhìn trí tuệ trong thời đại mới. Người Phật Tử phải thể hiện được… Bát Chánh Đạo trong sự sống! Dùng pháp chăn trâu mang Đạo Phật vào đời Tư duy đa chiều theo khoa học sẽ rạng ngời (1) Bằng thể hiện phương thức phù hợp xã hội phát triển!
28/09/2024(Xem: 1082)
Quán Âm đứng giữa trời thanh Tay bình tịnh thủy tay nhành liễu xanh Nhìn đời qua ánh mắt lành Bằng tâm Bồ Tát chúng sanh không rời. Mẹ ơi! Đứng từ bao giờ Người đời qua lại vui cười thản nhiên Biết đâu rằng khí linh thiêng Từ vô lượng kiếp hiện tiền nơi đây
27/09/2024(Xem: 1259)
Phật Pháp là cứu cánh Với mỗi một chúng ta, Để sống thiện, hữu ích, Hạnh phúc và an hòa. Khi thấm nhuần Phật Pháp, Hiểu cái khổ chúng sinh, Ta sống có ý nghĩa, Với đời và với mình.
27/09/2024(Xem: 1074)
Hôm nay con vào nghe Ni Sư Tâm Vân giảng Những Người Mẹ Vĩ Đại Sư nhắc Mẹ Tâm Thái Khi Sư qua bên Mỹ Để gieo mầm Phật Pháp Mẹ chia tay dặn Sư: Con gái yêu của Mẹ, con làm con của Mẹ Chỉ được mười mấy năm Duyên của Mẹ cùng con Bây giờ con ra đi Trên con đường của con,
25/09/2024(Xem: 936)
Đạo Phật ngày nay lắm nhiễu nhương Giới luật lỏng lẻo thiếu kỷ cương Lạm dụng phương tiện sai chánh pháp Khiến đạo vàng dở dở ương ương. Xuất gia không còn đúng lý nghĩa Thế gia, phiền não, tam giới gia Tục gia không còn xuất ra được Mong gì được tự tại an nhiên.
25/09/2024(Xem: 4250)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
24/09/2024(Xem: 1393)
Muốn được phước phải có đức và ngược lại ! Đức trong đạo Phật gồm ngủ giới và thập thiện nên làm. Giá trị sống sẽ đổi thay theo thời gian Khi đã trang bị cho mình, những đức hạnh căn bản! Bao gồm sự nỗ lực, cần kiệm tinh thần trách nhiệm can đảm!
24/09/2024(Xem: 1613)
Chín sáu tuổi rồi chửa thấy già Không quên không lẫn mắt chưa lòa Yêu đời luôn thích ngâm thi phú Mến Đạo thường hay tụng sám ca Chí quyết tu hành luôn biết đủ Nếp nhà thanh tịnh chẳng xa hoa Nguyện tu giải thoát dòng sanh tử Tịnh Độ đường về đâu có xa.
20/09/2024(Xem: 1234)
Ngũ Tổ Thiếu Khang tạo thiện duyên Độ hàng thơ ấu hạnh cần chuyên Một đồng một niệm trì danh Phật Ba độc ba đường thoát khổ liền Nhàm chán Ta bà lìa dính mắc Hân sanh Tịnh độ đến uyên nguyên Nhất tâm miên mật thường tinh tấn Khuyến tấn hàm linh Pháp rộng tuyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]