Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Tổng Giám mục Gudziak nói Ukraine Đang bị "Tổn thương qua Góc nhìn Thế giới"

20/03/202222:00(Xem: 4006)
Đức Tổng Giám mục Gudziak nói Ukraine Đang bị "Tổn thương qua Góc nhìn Thế giới"

Đức Tổng Giám mục Gudziak nói Ukraine Đang bị "Tổn thương qua Góc nhìn Thế giới"
(Ukraine is being ‘crucified in the eyes of the world,’ says archbishop)


Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak, người đứng đầu Hội đồng khảo cổ Thiên Chúa giáo Ukraine ở Philadelphia cho biết: "Ukraine đang bị Tổn thương qua góc nhìn thế giới".

Phát biểu qua điện thoại từ Pari với CatholicPhilly.com - ngày 24 tháng 02 năm 20022, ngày các lực lượng vũ trang Nga tiến quân xâm lược Ukraine - Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak cho biết cuộc xâm lược của Nga thiết kế để "lật đổ độ nhà nước Ukraine và lập nên một hệ thống chế độ độc tài trong một quốc gia 44 triệu dân này".

Qua nhiều tháng, doanh trại quân lính Nga tới 190.000 người đã tiến quân áp sát biên giới Ukraine, Nga và Belarus, bắt đầu cuộc xâm lược từ phía đông, bắc và nam nước này, cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak gọi là: "Một cuộc chiến toàn diện tại châu Âu".

Các cuộc xung kích và các vụ bom đạn nổ vang trời gần một số thành phố lớn ở Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv, đã khiến thường dân phải chạy trốn trong hoảng loạn. Theo báo cáo của quân độc Uakraine, đến nay đã hy sinh ít nhất 40 chiến sĩ, với con số thương vong dân sự chưa xác định.


Ukraine 3Ukraine 4
Ukraine 2Ukraine 1


Trước khi đến Vatican và Pari, Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak - người đã ở vài ngày tại Ukraine - đã gặp gỡ các nhân viên tại Đại sứ quán Ukraine tại Pháp vào ngày 24 tháng 02 vừa qua, lúc đó, Ngài nói: "một cuộc tấn công tám hướng của Nga qua biên giới Ukraine".

Tiếp tục cuộc tấn công của Nga vào UKraine, mà Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak và các vị Giám mục Thiên Chúa giáo Ukraine ở Hoa Kỳ trước đây gọi là: "Cuộc chiến âm ỉ kéo dài từ 8 năm do Cung Điện Kremli, một biểu tượng quyền lực của bộ máy chính quyền Nga chỉ đạo". Kerer từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.

Cùng năm đó, những người ly khai do Nga hậu thuẫn đã tuyên bố: "các nước Cộng hòa Nhân dân" ở các khu vực phía đông của Donetsk và Luhansk, cùng được gọi là Donbas. Động thái này diễn ra chỉ 23 năm sau khu Ukraine giành được độc lập sau sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sụp đổ của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô, mà quốc gia này là một phần của nó.

Kể từ năm 2014, các cuộc đụng độ, pháo kích và tấn công bắn tỉa đã trở nên phổ biến ở miền đông Ukraine.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, năm 2021, tính đến gần 1,5 triệu người đã di tản khỏi đất nước và tỵ nạn các nước khác, hơn 3.300 tử nạn và hơn 7.000 người bị thương, trong khi thời gian từ tháng 04 năm 2014 đến tháng 03 năm 2020, cho đến nay ước tính có khoảng 14.000 đến 15.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột.

Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak nói: "Hành động gây hấn mới nhât của Nga" cho thấy: "Dã tâm của họ muốn cưỡng chiếm thủ đô Kiev và lật đổ chính phủ Ukraine".

Không đề cập đến kho vũ khí hạt nhân của nước mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng: "Nếu các quốc gia nào cố tình can thiệp sẽ phải đối mặt với hậu quả mà các bạn chưa từng thấy".

Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak nhận xét rằng: "Cuộc xâm lược toàn diện, leo thang này . . . sẽ dẫn đến thương vong của hàng nghìn người và gây đau khô cho hàng triệu người".

Ngài nói: "Cuộc kháng chiến của nhân dân Ukraine là dũng cảm kiên cường, nhưng theo nhiều thông tin khác nhau, cho dù ngân sách, quân sự, khí tài hay binh lính, lực lượng vũ trang lớn gấp 5 đến 10 lần lực lượng vũ trang ở Ukraine. Vũ khí của họ ngày càng tinh vi hơn và tất cả những thứ đó đều được hỗ trợ bởi vũ khí hạt nhân".

Nói chuyện với "những người ở các vùng khác nhau của đất nước đang bị Nga xâm lược" ngày 24 tháng 02 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak cho biết nhân dân Ukraine đang "cố gắng giữ vững . . . nhưng dòng người tỵ nạn đang bắt đầu từ thời điểm này. Các đường cao tốc đang đông chật kín người".

Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak nói: "Quy mô khổng lồ" bởi "cuộc khủng hoảng nhân đạo . . . đang diễn ra đều đã được dự đoán trước, tất cả những điều mà các quan chức Ukraine đã nói trong nhiều tháng nhiều năm".

Ngài nói: "Bất chấp các biện pháp ngoại giao rầm rộ và các biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây", "trong 8 năm qua" Nga đã "bị tát vào mặt và hơn thế nữa".

Ngài lưu ý rằng Ukraine đã tự nguyện tước bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình - kho vũ khí lớn thứ ba trên thế giới vào thời điểm đó - như một phần của Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, qua đó các cường quốc Hoa Kỳ, Nga và Anh cam kết "tôn trọng độc lập và chủ quyền các biên giới hiện có của Ukraine" và "kiềm chế trước các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực" chống lại Ukraine.

Giờ đây, Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak cho biết: "một trong những bên ký kết (Nga) lại là người vi phạm".

Ngài nói: "Các quốc gia phương Tây" cần "kiểm tra lương tâm". "Làm thế nào (họ) đứng nhìn và theo dõi những gì đang xảy ra ở Ukraine trong 8 năm qua? (Họ) có tin những tiếng nói đến từ đất nước không? Có phải (phương Tây) bị lung lay bởi tuyên truyền, sự bảo đảm và dối trá của một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa tân đế quốc đầy hoài nghi?"

Ngài nói thêm: "(Một) chấp trước và sự thoải mái (và) mất đi sự hiểu biết về bản chất con người và hậu quả sâu xa của tội lỗi" đã dẫn đến sự ngần ngại của phương Tây trong việc can thiệp đầy đủ hơn trong những năm qua.

Thánh đường Thiên Chúa giáo Ukraine, Nghi thức Byzantine, hệ thống các thực hành và kỷ luật phụng vụ được tuân thủ bởi nhà thờ Chính thống giáo Đông phương và bởi phần lớn các nhà thờ theo nghi thức Đông phương, có mối quan hệ hiệp thông với Rôma, trong lịch sử đã phải hứng chịu "mỗi khi bất kỳ chế độ nào của Nga, dù là chế độ cực đoan, cộng sản hay Putinish, chiếm đóng lãnh thổ Ukraine", Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak nói. "Từ năm 1946 đến năm 1989, dưới sự cai trị độc tài tàn bạo của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Nga, Nhà thờ Thiên Chúa giáo Hy Lạp Ukraine (UGCC) là cơ sở tín ngưỡng tôn giáo bất hợp pháp lớn nhất trên thế giới".

Mặc dù hiện tại các Ngài không lường trước được "bất kỳ hình thức hành quyết có hệ thống nào đối với các vị Giám mục và Linh mục," Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak cảnh báo rằng "không nên ngây thơ. Không có quy tắc nào ở đây; chỉ có lòng tham thô tục và sự ham muốn quyền lực."

Đồng thời "sức mạnh của sự thật, sức mạnh của Tin Mừng và sức mạnh của nhân chứng Kitô đích thực chiếm ưu thế", Ngài nói, mặc dù nó "thường đòi hỏi một con đường của Thập giá (vì) sự phục sinh đi trước cái chết".

Ngài nói: "Chính Ukraine đã chứng thực tế đó".

Đức Tổng Giám mục Borys Gudziak nói, mặc dù quốc gia này "trong thế kỷ 20 phải chịu đựng sự cai trị chuyên quyền", với khoảng "50 triệu người bị giết . . . cuộc sống mới đã đến và cuộc sống mới sẽ lại xuất hiện".

Ngài nói: "Chúng tôi tin tưởng rằng lịch sử nằm trong tay Đức Chúa. Hôm qua . . . tôi đã chắp tay cầu nguyện cho Tổng thống Vladimir Putin và cho nhân dân nước Nga, sự hoán cải tâm hồn của những người gây hấn chiến tranh và sử dụng bạo lực để khuất phục và gièm pha người khác. Chúc phúc cho những mảnh đời bất hạnh, những người nghèo khó, những người đau khổ, những ai bị xâm lăng, những ai bị xâm phạm. những ai nhân danh Đức Chúa mà gánh chịu điều này".

Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: Catholic News)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 9524)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12491)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11416)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 10568)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 10753)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9706)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 9504)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 8628)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 9535)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9268)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]