Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

50 Năm – Cuộc Đăng Trình (1972 – 2022) ( 50 năm hành đạo của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Tổ đình Viên Giác, Hannover – Đức Quốc)

21/02/202200:08(Xem: 6568)
50 Năm – Cuộc Đăng Trình (1972 – 2022) ( 50 năm hành đạo của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Tổ đình Viên Giác, Hannover – Đức Quốc)

ht nhu dien 2

50 Năm – Cuộc Đăng Trình (1972 – 2022)

(Viết về 50 năm xa xứ – 50 năm hành đạo của Hòa Thượng Thích Như Điển,

Phương Trượng Tổ đình Viên Giác, Hannover – Đức Quốc)
Bài thơ của Tùy Anh do Cư Sĩ Diệu Danh diễn ngâm



Bài thơ của Tùy Anh do Thầy Thích Chân Pháp Trú diễn ngâm





50 Năm, cuộc đăng trình

Được nhiều Đạo quả nhờ tình Thiền môn.
*
[1]
Năm bảy-hai rời Sài Gòn (1)
Hai mươi ba tuổi vẫn còn ngây thơ,
Ghé Teipei, đến Tokyo
Nơi đây xứ lạ bơ vơ một mình
Cũng nhờ thấm nhuận tâm kinh
Tâm vô trụ xứ an bình nơi nơi.
Vào chùa học Đạo, học Đời
Học tinh hoa Nhật nhất thời không quên.
Cử nhân Giáo dục đậu liền
Ghi danh Cao học ưu tiên nhận vào.
Tháng Tư bảy-lăm năm nào (2)
Việt Nam Cộng Sản làm sao trở về?
Quê hương ơi! Đành phụ thề
Chuyến đi miên viễn, chuyến về mù khơi…!
[2]
Tháng Tư bảy-bảy đổi đời (3)
Đến thăm xứ Đức nhờ người bạn thân.
Đúng là tùy thuận chúng sanh
Thầy xin tỵ nạn hoàn thành phúc duyên.
Hannover xứ thần tiên
Đạo tràng Viên Giác đầu tiên hình thành,
Chứng minh: Hòa Thượng Minh Tâm
Lễ An vị Phật tẩy trần độ sanh.
Hội đoàn thành lập cũng nhanh
Sinh viên - Phật tử thành tâm hộ trì.
An vui trong đạo Từ Bi
Bỗng Công Chúa hỏi chi li cơ cầu: (4)
„Giáo đường Ngài ở nơi đâu?
Là câu khích tấn nhiệm mầu làm sao!
Làm sao phục vụ đồng bào?
Làm sao nối được nhịp cầu nhân sinh?
[3]
Xây chùa, dựng tháp, thuyết kinh
Là phương tiện giải u minh cho đời
Xây chùa: tài lực mọi nơi
Đủ không gian để người người viếng thăm
Ban đầu Hội thiện tương lân
Khi cần kêu gọi, khi cần „ăn xin“ (5)
Một lòng củng cố niềm tin
Từ năm „Tám – Bốn“ đi tìm đất mua (6)
„Tám – Chín“ khởi công xây chùa
Đến năm „Chín – Mốt“ cũng vừa xây xong.
Khánh thành Phật tử hằng mong
Cùng lễ „Hoàn Nguyện“ đẹp lòng chúng sanh. (7)
Hân hoan tâm nguyện đã thành
Tiêu dao gió mát trăng thanh tháng ngày.
Bây giờ Thầy trả lời ngay:
„Giáo đường bổn đạo là đây“ thưa Bà!
[4]
Trời sinh một vị tài hoa
Văn chương thi phú đều là làu thông
Bảy mươi tác phẩm in xong
Nhân văn, Phật học, Thiền tông rõ ràng
Tăng - Ni đệ tử danh vang
Tục gia đệ tử hàng ngàn trở lên.
Tại chùa giới hạnh làm nền
Khóa tu Phật pháp tạo duyên cho người,
Căn cơ phúc lộc do trời
Kết duyên cửa Phật đời đời an nhiên.
Báo Viên Giác vẫn hiện tiền (8)
Văn chương, Phật học là duyên ban đầu.
Bốn mươi ba năm dài lâu
Nửa Đời, nửa Đạo mưu cầu tịnh an.
Đọc cho kiến thức mở mang
Cho tâm thanh thản, cho thân thanh nhàn.
Danh Thầy vọng đến Tích Lan
Bằng Danh Dự đã sẵn sàng trao tay (9)
Quạt Pháp Sư cũng an bày
Cho hai Hòa Thượng phương này xiển dương.
Mười năm sau, gió truyền hương
Nước Đức trao tặng Huân Chương cho Thầy (10)
Vui mừng thay ! Hãnh diện thay !
Đó là Đạo quả của Thầy bao năm !
Đức Dalai Lama viếng thăm
Cảnh chùa rực sáng hào quang hai lần. (11)
Rồi nhiều Giáo Hội kết thân,
Tin Lành, Thiên Chúa nhiều năm giao tình.
Liên tôn hòa hợp chí tình,
Tín đồ trọng nghĩa đệ huynh một nhà.
Hội đoàn Việt – Đức hài hòa
Bao năm tranh đấu tuy xa hóa gần.
Cộng đồng người Việt tương thân
Nhìn chung xã hội thêm phần bình an.
[5]
Số Thầy khó được thanh nhàn
Vân du tám hướng, nguyện an mọi miền,
Từ Tu Viện đến Cửa Thiền
Giao du mọi giới, kết duyên mọi người
Chí thành, hòa ái, giữ lời
Kính trên, nhường dưới một đời khiêm cung.
Tuệ Sỹ vì Đại cuộc chung (12)
Giao Thầy chức vụ vô cùng gian nan:
Chánh Thư Ký lập các Ban
Chư Tôn, Cư sĩ hân hoan đồng tình.
Hội Đồng Hoằng Pháp thành hình,
Hội Đồng Phiên Dịch Tạng Kinh cũng thành.
*
Đường đời ham chuộng công danh,
Đường tu mong tạo phước lành trợ duyên.
Cuộc đời Pháp lữ hiện tiền
Chung vui hành đạo trên miền tạm dung.

• Tùy Anh
Kính tặng Hòa Thượng Thích Như Điển,
Kỷ niệm 50 năm xa Việt Nam không hẹn ngày về.
(Hamburg, 20.02.2022).



Chú thích:

(1) Ngày 22.02.1972: Thầy Thích Như Điển rời Sài Gòn bằng máy bay Air Việt Nam đến Tokyo – Nhật Bản du học (cùng ngày với Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon cũng đến Bắc Kinh Trung Quốc bang giao với Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đó là dấu hiệu Mỹ chuẩn bị bỏ rơi miền Nam Việt Nam.
(2) Ngày 30.4.1975 cộng sản Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam, lập chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa.
(3) Ngày 22.4.1977: Thầy rời Tokyo – Nhật Bản đến Kiel – Đức Quốc do bạn cũ Văn Công Trâm bảo lãnh.
(4) Sau khi thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác năm 1978, Thầy gặp Bà Công Chúa Viktoria Luise von Preußen của Hoàng Đế William đệ II hỏi: Wo ist denn Ihr Gotteshaus (Giáo đường của Ngài ở đâu ?). Mãi đến 13 năm sau mới có câu trả lời chính thức cho Bà khi chùa Viên Giác đã xây xong.
(5) Trong thời gian vận động xây chùa Viên Giác từ năm 1984 đến 1991, Thầy Như Điển đã đóng vai hành khất đi xin, quyên tiền tại các quán ăn, nhà hàng, tiệm buôn…
(6) Từ năm 1981 Niệm Phật Đường Viên Giác ở đường Kestner dời đến đường Eichenkamp; và đổi thành chùa Viên Giác. Khánh thành vào năm 1991.
(7) Năm 1993: lễ hoàn nguyện.
(8) Tháng 12.1979 xuất bản Báo Viên Giác, đến nay 2022 là 43 năm liên tục, ấn hành 2 tháng 1 kỳ.
(9) Ngày 8.7.2011: nhị vị Hòa Thượng Thích Minh Tâm và HT Thích Như Điển được Hội Đồng Tăng Già và chính phủ Sri Lanka trao tặng Bằng Danh Dự và Quạt Pháp Sư cho các vị „Sứ giả Hoằng Pháp“ có công truyền bá Phật giáo cho cộng động người Việt và cho dân bản xứ tại các quốc gia Âu châu.
(10) Ngày 8.12.2021 HT Thích Như Điển nhận được Huân Chương Quốc Gia Danh Dự Hạng Nhất (Verdienstkreuz 1 Klasse des Verdienstordens der Bundesrepublik Deutschland) của Tổng Thống Steinmeier CHLBĐ.
(11) Đức Dạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác lần đầu vào ngày 18.6.1995 và lần thứ hai vào 20.09.2013.
(12) – Ngày 8.5.2021: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ – được truyền thừa ấn tín của Viện Tăng Thống từ Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vì Ngài nghĩ đến sự tồn vong của Giáo Hội Phật Giáo VNTN ở trong cũng như ngoài nước nên Ngài đã chọn HT Thích Như Điển ở hải ngoại thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp gồm: Cố Vấn Chỉ Đạo: HT Thích Tuệ Sỹ; Chánh Thư Ký: HT Thích Như Điển; Phó Thư Ký: HT Thích Nguyên Siêu.

Ngày 27.11.2021: Thành Lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời gồm: Cố vấn: GS. Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Chủ tịch: HT Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký: HT Thích Như Điển, Phó Thư Ký quốc nội: HT Thích Thái Hòa, Phó Thư Ký hải ngoại: HT Thích Nguyên Siêu.


ht nhu dien

CHÁNH BÁO và Y BÁO

Kính bạch Thầy, xem qua 50 năm cuộc đời hành Đạo của HT Phương trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển , con trộm nghĩ đến Y Báo và Chánh Báo của một người Phật Tử nếu ta cứ hành thiện và đi tới mà không ngoảnh  đầu nhìn lại nghiệp quá khứ thì hạnh phúc sẽ đến một lúc nào đó thôi . Kính chúc sức khỏe Thầy và niềm hỷ lạc với thực tại Thầy đang hưởng thật trọn vẹn viên mãn …HH


Phật tử chân chính …hạnh phúc nhất
Chánh báo này do nghiệp lâu xa
Hoàn cảnh sống …y báo ta
Chính mình tự chọn ấy mà đó thôi

Vô minh, giác ngộ …người chủ động
Tác ý khôn khéo…ý, khẩu, thân
Chủng tử tốt gieo lần lần
Thánh thiện giải thoát ….trầm luân Ta Bà

Luôn hành thiện… tạo nghiệp mới tốt
Sẽ chuyển hoá nghiệp cũ phần nào
Thói quen tạo tính cách …mau
Chuyên cần kiến thức dồi trau… sẵn sàng

Y báo … muốn an lạc bình thản !
Sống thiểu dục,  tri túc …an nhiên
Giữa nhiều biến động …tuỳ duyên
Không sầu không giận …vui yên từng ngày,

Phật tử …với lý tưởng chân thật
Luôn ý thức ..tránh mọi bất bình
Buông bỏ chấp thủ vô minh
Không bị gạt… bởi cái nhìn cạn cợt .

Tịnh độ …đang ở đây có mặt
Hạnh phúc mà không phải chạy theo
Từng bước nấc thang pháp …trèo
Tinh thần phấn khởi ….một vèo lên cao .

Cảm ứng đạo giao …gặp Chân lý
Gương được lau bụi …chiếu sáng ngời
Giới, Định, Tuệ, đã lên ngôi
Tại gia, xuất gia …được mời bình đẳng !

Chánh báo, Y báo tốt dành sẵn !!!!

Melbourne 21/3/2022
Huệ Hương



 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2015(Xem: 15512)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
05/10/2015(Xem: 9637)
Lại thêm thu nửa trở về, Nghĩ thân đất khách mà tê tái buồn. Nhớ về quê mẹ cội nguồn, Khi nhìn đôi cánh lá vàng nhẹ bay, Nhón chân dạo bước vườn ngoài, Nghiêng mình nhặt lá rụng rơi bên thềm. Sắp từng chiếc lá gọi tên, Thì thầm tên lá theo miền thế gian. Cảnh thu dễ gợi u buồn, Hỏi sao tâm để rộn ràng triền miên. Nhắn lòng ta ráng tịnh yên, Đem sao cho được chữ Thiền vào Thu !
03/10/2015(Xem: 19237)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
02/10/2015(Xem: 12276)
Bài thơ vô cùng súc động Do not stand at my grave and weep (Đừng đứng khóc bên nấm mồ của mẹ) của Mary Elizabeth Frye (1905-2004) đã được dịch ra không biết bao nhiều thứ tiếng và đã được đọc lên, phổ nhạc, trình bầy không biết bao nhiêu lần bởi các ca sỹ trứ danh. Mary Elizabeth Frye là một bà nội trợ người Mỹ, làm nghề bán hoa. Bà được cả thế giới biết tên vì một lý do độc nhất : bà là tác giả bài thơ « Đừng đứng khóc bên nấm mồ của mẹ », được viết vào năm 1932. Mary Elizabeth sinh ra ở Dayton, Ohio. Mới ba tuổi đã mồ côi. Sau đến ở Baltimore, Maryland. Năm 27 tuổi lập gia đình với Claud Frye, ông làm nghề buôn bán quần áo. Bài thơ làm bà sau này trở nên nổi tiếng được viết trên một chiếc túi mua sắm, lấy cảm hứng từ chuyện một cô gái trẻ tuổi, Margaret Schwarzkopf, ở với gia đình Frye, đã không thể đến thăm mẹ đang hấp hối ở Đức, vì cô gái là dân Do Thái. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 12 dòng, không có chủ đề. Frye thấy bạn bè thích nên đã sao nhiều bản và lưu hành, nhưng chưa bao giờ
29/09/2015(Xem: 8975)
Dáng ngồi như núi như non Trăm năm sương gió vẫn còn uy nghiêm Trên cao sừng sững bóng hiền Mưa sa nắng chiếu địa thiên lưu tình Giữa đời lặng lặng thinh thinh Tỏa hương đạo hạnh hậu sinh hồi đầu Tử tôn gánh đội ân sâu Chuông ngân trưa tối, kinh cầu sớm khuya Bước chân hoằng độ đi, về Vườn ươm tỏa bóng bồ đề mát tươi Như non như núi không dời Đạo thành như ý, dáng ngồi thiên thu.
27/09/2015(Xem: 10286)
Nhìn lá rơi VÔ THƯỜNG luôn biến hoại Thân xác nầy cũng duyên hợp tử sanh Vũ trụ kia do tứ đại hợp thành Đâu còn mãi mà thâu gom chấp thủ !
23/09/2015(Xem: 8188)
Em quỳ rạng rỡ nét vui Như sen một đóa vừa ngoi khỏi bùn Chấp tay tâm sáng diệu thường Tàm quý hướng thiện giữa đường tôi qua... Em quỳ thanh khiết ngọc ngà Nguyện xin bất tịnh nhạt nhòa phàm thân Chấp tay tuệ giác bừng tâm Nẻo phù hoa ấy lặng câm tôi nh
23/09/2015(Xem: 9450)
Từ cao sơn dõi mắt nhìn Xuống non ra biển, một miền thùy dương Hồng trần mãi nhịp bi thương Lao xao tất bật rộn đường mưu sinh Lăng xăng đấu đá tranh giành Thất tình lục dục, trần căn dập dìu... Vui nhất thời chẳng bao nhiêu Khổ triền miên khổ vẫn nhiều khóc than Trời xanh, nắng đẹp, cát vàng Phố xinh, nhà lớn, cao sang sắc hình
09/09/2015(Xem: 8658)
Bé nằm ngủ trên cát Êm ả như nôi hồng Xoải tay nghe gió hát Sóng vỗ bờ mênh mông …
08/09/2015(Xem: 9242)
Aylan ơi! Sao em nằm úp mặt? Hãy ngước lên! Trông kìa, rạt rào muôn ngọn sóng của trùng khơi! Aylan ơi! Ta muốn trông thấy dấu chân em bé xíu, Xinh xinh trên bãi cát phẳng lì. Trông kìa, sao trông giống dấu chân ta thuở bé.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]