Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập thơ Tôn Nữ Hỷ Khương: 'Chỉ có tình thương để lại đời'

25/12/202109:29(Xem: 6882)
Tuyển tập thơ Tôn Nữ Hỷ Khương: 'Chỉ có tình thương để lại đời'
Nói đến nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, nhiều người biết bà thuộc hoàng tộc triều Nguyễn. Nhưng điều quan trọng với một nhà thơ, ấy là khi tác phẩm của bà được “dân gian hóa” trở thành ca dao để mọi người cùng ngâm ngợi mà quên đi tên tác giả.

NXB Thời Đại vừa ấn hành Tuyển tập thơ Tôn Nữ Hỷ Khương dày gần 300 trang. Tuyển tập này bao quát gần như đầy đủ 50 năm cầm bút của bà, kể từ tập thơ đầu tay Đợi mùa trăng in vào năm 1964.

Cha và con đều có tác phẩm được “dân gian hóa”

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương sinh năm 1937 tại Huế trong dòng dõi vua chúa triều Nguyễn. Thân phụ của bà là cụ Ưng Bình Thúc Dạ Thị, một danh nhân văn hóa của đất cố đô, có nhiều đóng góp trong việc phát triển ca Huế và tuồng. Nhắc đến cụ Ưng Bình, những người yêu văn hóa Huế hẳn sẽ thuộc nằm lòng câu hò của ông: Chiều chiều trước bến Văn Lâu, ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm, ai nhớ ai mong. Thuyền ai thấp thoáng trên sông, đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.

Thuở nhỏ, Hỷ Khương được cha mình cho theo các buổi sinh hoạt văn nghệ. Từ đó thơ ca thấm vào bà từ lúc nào. Có thể nói, với cụ Ưng Bình, Hỷ Khương vừa là con, vừa là học trò lại là tri âm tri kỷ.

ton nu hy khuong-7
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tại nhà riêng, bên tảng đá có ghi thơ mình do bạn đọc gửi tặng



Cũng như cha mình, thơ của bà vượt thoát khỏi sự làm dáng của câu chữ, dù bản thân bà là “lá ngọc cành vàng” chính hiệu. Đáng quý hơn, thơ Hỷ Khương còn đứng riêng ra khỏi cái bóng quá lớn của Ưng Bình Thúc Dạ Thị.

Nhà văn, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc kể rằng, một lần ông đi xem triển lãm thư pháp, thấy trên tảng đá khắc chữ rất đẹp hai câu thơ: Lợi danh như bóng mây chìm nổi/ Chỉ có tình thương để lại đời, nhưng không ghi tên tác giả. Ông đến hỏi thì người ta trả lời rằng: “Đọc là biết thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương, vậy ghi tên làm gì”. Lại một lần khác vào dịp năm mới, Đỗ Hồng Ngọc nhận được tấm thiệp chúc Xuân. Người gửi thiệp ghi bốn câu thơ: Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/ Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/ Lợi danh như bóng mây chìm nổi/ Chỉ có tình thương để lại đời, cũng không thấy ghi tên tác giả.
Sau những lần như vậy, Đỗ Hồng Ngọc cho rằng: “Thơ Hỷ Khương đã thành ca dao, tục ngữ, đã đi vào những cánh thiệp mừng Xuân, mang lời chúc đầu năm đến cho mọi người, rồi thơ còn được khắc trên đá... Thơ Hỷ Khương đã được mọi người không còn biết là của ai mà ai cũng nhớ, cũng thuộc đôi câu như những câu hò của cha bà: Chiều chiều trước bến Văn Lâu...

Ở ta, có rất nhiều bài thơ khiến cho tác giả của nó trở nên nổi tiếng nhờ bài thơ đó được phổ nhạc. Thơ Hỷ Khương không phổ nhạc, nhưng gần như ai cũng thuộc, vì trong một cuộc gặp mặt chỉ cần một người đọc lên  “còn gặp nhau” thì thể nào người còn lại sẽ đọc tiếp “hãy cứ vui”... Rồi thì: Còn gặp nhau thì hãy cứ say/ Say tình say nghĩa bấy lâu nay/ Say thơ say nhạc say bè bạn/ Quên cả không gian lẫn tháng ngày. Tôn Nữ Hỷ Khương quan niệm, đời người như cơn gió thoảng, còn chăng để lại là chút tình với thế gian.

ton nu hy khuong-8
Tuyển tập thơ Tôn Nữ Hỷ Khương





Ngai vàng chót vót năm đời trước

Năm 2011, bạn bè nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tổ chức mừng sinh nhật bà bằng tập thơ Khúc tri âm, tập hợp những bài thơ của bằng hữu và bạn đọc viết tặng bà.

Khúc tri âm gồm 167 bài với những tên tuổi quen thuộc với thơ ca Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, như: Vũ Hoàng Chương, Huy Cận, Mộng Tuyết, Anh Thơ, Tương Phố, Trương Nam Hương, Tôn Nữ Thu Thủy, Trần Hữu Lục... cùng các GS Vũ Khiêu, Trần Văn Khê, nhà văn - nhà báo Tam Lang...

Tại sao một Công Tằng Tôn Nữ như bà Hỷ Khương lại được nhiều văn nhân, trí thức yêu mến đến thế? Bởi, trong cuộc sống hằng ngày, bà luôn thực hiện đúng quan niệm sống của mình: “hãy cứ vui”. Gặp nhà thơ Hỷ Khương, nụ cười luôn thường trực trên gương mặt của bà. Có thể nói, bà luôn khiến người đối diện vui và hẳn nhiên không bao giờ muốn làm người khác buồn. Người sống như thế nên được rất nhiều người quý là lẽ đương nhiên.

Trong mấy mươi năm, giáo sư, nhạc sĩ Trần Văn Khê với bà là anh em kết nghĩa với tình “huynh muội” sâu đậm. GS Trần Văn Khê luôn gọi bà là “hiền muội” và bà gọi ông là “hiền huynh”. Năm 1986 khi còn ở Pháp, GS Trần Văn Khê được nghe Hỷ Khương ngâm thơ, ông viết: Thương mến tặng tiếng ngọc của Tôn Nữ Hỷ Khương: ... Đêm khuya thưởng thức tiếng em ngâm/ Theo sát lời thơ giọng bổng trầm/ Có giọng ngân dài, khi đổ hột/ Dứt bài còn vọng mãi dư âm...

Vào năm 1964, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã viết về Hỷ Khương: Ngai vàng chót vót năm đời trước/ Tiếng ngọc bâng khuâng một kiếp này. Nếu tính theo trực hệ từ đời vua Minh Mạng, Tôn Nữ Hỷ Khương thuộc đời thứ năm. Dòng dõi của bà còn có hai nhà thơ Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương - hai ông hoàng triều Nguyễn làm thơ rất hay đến độ dân gian so sánh: Văn như Siêu Quát: vô Tiền Hán/ Thi đáo Tùng Tuy: thất Thịnh Đường.
Không chỉ có thơ của các văn nhân viết về Hỷ Khương, năm 2009, nhà văn Ninh Giang Thu Cúc còn viết hẳn cuốn sách Hành trình thơ của một Công Tằng Tôn Nữ về bà. Hẳn những gì viết về thơ và cuộc đời của nhà thơ Hỷ Khương như những “chút tình còn lại” giữa những người đang sống với nhau trong hành trình thời gian như vó câu qua cửa của kiếp người.
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương xuất hiện trên các báo từ năm 1959, hiện sống tại TP.HCM. Bà đã in: Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Bâng khuâng tình khúc (2001), Hãy cho nhau (2004), Nước vẫn xanh dòng (2005), Thơ tình và tình thơ (2006), Thơ dâng cha mẹ (2007), Hồi ức về cha tôi “Ưng Bình Thúc Dạ Thị” (1996, tái bản bổ sung vào 2002, 2011).

Hoàng Nhân
Thể thao & Văn hóa


***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2015(Xem: 12635)
- Một bậc anh hùng kiệt hiệt - Một nhà quân sự lỗi lạc - Một vị tướng lãnh phi thường - Một nhà Vua trẻ nhưng đường đường chính chính nhất trong các triều đại Vua Chúa VN. Vua Quang Trung - Vua Quang Trung Người anh hùng áo vải Tây Sơn Đệ nhất tướng tài nước Việt Nam Đánh Nam, dẹp Bắc yên thiên hạ Thống nhất giang sơn hưởng thái bình
12/12/2015(Xem: 16298)
Vua Trần Nhân Tôn Vua Trần Nhân Tôn Đệ nhất quân vương đất trời Nam An dân, an quốc, bình thiên hạ Quốc Tổ, quốc Tông, đã định ban Vua Trần Nhân Tôn Vua Trần Nhân Tôn
12/12/2015(Xem: 11406)
- Đời đời nhớ ơn Trưng Nữ Vương - Đời đời tôn thờ Hai Bà Trưng - và tất cả Nữ Quân Nữ Tướng của Hai Bà: a) Vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ ngày nay dựng đền thờ 35 Nữ Tướng b) Vùng Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Ninh thờ hơn 30 Nữ Tướng c) Người Tày, người Nùng Việt Bắc, người Choang Quảng Tây truyền lưu nhiều truyền thuyết kỷ niệm Tổ Tiên xưa tham gia và tử trận trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà. - Đương nhiên, không quên tất cả đấng nam nhi đã phủ phục dưới trướng Hai Bà, bởi, vì nợ nước hiến thân mình, vì thù nước phải hy sinh, sẵn sàng đứng dưới cờ, không hổ mặt mày râu. - Dấu ấn điểm son đất nước Việt Nam ta tiên phong nam nữ bình quyền, tôn trọng pháp nước luật nước đã 2000 năm trước - ngay từ thời kỳ quân chủ xa xưa.
12/12/2015(Xem: 8923)
Ta đi cho vững bước mình Ta đi để thấy sắc hình là không Cuối đời học mãi chưa xong Duyên sanh diệu hữu pháp không nhiệm mầu Ta về nhớ Phật ân sâu Ta về quán chiếu từng câu thấm vào
11/12/2015(Xem: 13547)
Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn Trần Quốc Tuấn - Hưng Đạo Đại Vương Một danh tướng kiệt xuất nhất đời Trần Một danh tướng kiệt xuất nhất Việt Nam Một danh tướng ba lần đại phá Nguyên - Mông Trong an quốc dân, ngoài vững sơn hà Sinh vi Trung Thần - Tử tôn Đức Thánh
09/12/2015(Xem: 19941)
- Một bậc anh hùng kiệt hiệt - Một nhà quân sự lỗi lạc - Một vị tướng lãnh phi thường - Một nhà Vua trẻ nhưng đường đường chính chính nhất trong các triều đại Vua Chúa VN. Vua Quang Trung - Vua Quang Trung Người anh hùng áo vải Tây Sơn Đệ nhất tướng tài nước Việt Nam Đánh Nam, dẹp Bắc yên thiên hạ Thống nhất giang sơn hưởng thái bình
01/12/2015(Xem: 9265)
Dưới chân núi bụi hồng hồng Vó chân dã mã lồng lồng vô cương Thời gian tan đọng nắng sương Ngày mai mất dấu trên đường phẳng phiu.
30/11/2015(Xem: 8965)
Không cầu Không nguyện Vô âm Mắt nhìn sâu thẳm thậm thâm lòng mình Phật ngoài hiển lộ thiêng linh Phật trong tâm của chính mình cũng an. Không thề Không kể Không than
30/11/2015(Xem: 9297)
Về đây ngồi dưới cội già Nguồn xưa tiên tổ ông bà xới vun Nặng lòng tim nhịp yêu thương Lệ rơi trái lối ngược đường vào trong Thẹn thay hồ thỉ tang bồng
30/11/2015(Xem: 7563)
Chân trần đạp núi băng nương Tóe tươm máu đỏ bón ươm chồi mầm Thiêng liêng tỏa ngát hương trầm Bài ca ngất ngưỡng, chiêng cồng âm vang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]