Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cách tiếp cận tâm linh (thơ)

03/10/202116:49(Xem: 5305)
Cách tiếp cận tâm linh (thơ)
hoa_sen (15)


Cách tiếp cận tâm linh  
(Cảm tác từ bài viết Giác Ngộ Tự Tánh của tác giả Lửa Mới ) 


Thực tại Tâm linh  khó đến bằng lý trí , kiến thức! 
Diễn đàn văn hoá, mọi tôn giáo ...chung mối quan tâm (1) 
Thể hiện góc nhìn sáng tạo từng mỗi cá nhân 
Tựu chung vẫn phải đạt  Mười điều NHƯ THỊ (2) 

Mọi phương tiện hành trì  , chỉ cần nhận ra Chân lý 
Giác ngộ Tự tánh  ... con mắt trí tuệ mở ra (3) 
Hãy đơn thuần chỉ “nhìn nó như là nó là” 
Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy ......
........không nghĩ ngợi phân biệt! 

Đời sống thực tế ai chẳng chủ quan phiến diện ? 
Mầm  mống  “Vô minh”,  tạo phiền não cõi trần.
Tốt xấu, thiện ác tuỳ thuộc hoàn cảnh cá nhân 
Trạng thái đối nghịch bị diệt trừ...Trí Bát Nhã xuất hiện ! 

Hãy nghe Lục Tổ chỉ day "Phẩm Pháp Hội thứ chín, " (tr.78.)
 “…Đại viên cảnh trí Tánh thanh tịnh
Bình đẳng Tánh trí tâm chẳng bệnh
Diệu quan sát trí chẳng tác ý." 
Phải chăng muốn  TIẾP CẬN TÂM LINH ..
Điều cần nhất giữ tâm thể được thanh tịnh !!!!

Huệ Hương 





(1) khâm phục thay gần đây ban biên tập trang web dongten.net ( là trang web Công giáo) đã post một loạt bài “ Giác ngộ tự tánh ”của tác giả Lửa Mới nói về Lục Tổ Huệ Năng một đề tài Phật giáo.    .....GIÁC NGỘ “TỰ TÁNH” TRONG THIỀN  PHẬT GIÁO

(Theo Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng)

(2) Sự hiện hữu của tất cả các sự vật (chư pháp) nhất định có sắc tướng. Đây gọi là “như thị tướng”. Cái gì có một sắc tướng thì nhất định có một bản tính. Đây gọi là “như thị tính”. Cái gì có một bản tính thì nhất định có một chất thể. Đây gọi là “như thị thể”. Cái gì có một chất thể thì nhất định có năng lực. Đây gọi là “như thị lực”. Khi nó có năng lực, nhất định nó tạo ra nhiều chức năng hướng ngoại khác nhau. Đây gọi là “như thị tác”. Vô số vật thể có hình thể hiện hữu trong vũ trụ. Vì thế, các chức năng hướng ngoại của chúng có liên hệ hỗ tương với tất cả các sự vật. Không có cái gì trong vũ trụ là một hiện hữu riêng lẻ không có liên hệ gì với các sự vật khác. Tất cả các sự vật đều có nhưng liên quan phức tạp với nhau. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và qua tác động hỗ tương của chúng, chúng tạo ra nhiều hiện tượngkhác nhau. Nguyên nhân tạo ra những hiện tượng như thế được gọi là “như thịnhân”.

Dù có một nguyên nhân, nguyên nhân ấy cũng không tạo ra kết quả nếu nó không tiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện nào đó. Chẳng hạn, lúc nào cũng có hơi nước trong không khí như là nguyên nhân chủ yếu của sương. Một cơ hội hay điều kiệnnhư thế được gọi là “như thị duyên” (nguyên nhân thứ yếu như thế). Khi một nhân (nguyên nhân chủ yếu) gặp một duyên (nguyên nhân thứ yếu) thì một hiện tượng, tức kết quả, được tạo nên. Đây gọi là “như thị quả”.

Một kết quả không chỉ tạo ra một hiện tượng mà còn để lại một dấu vết hay tồn dư nào đó. Ví dụ, kết quả của việc hình thành sương sẽ gây một cảm giác thích thúcho một người ưa cái thể cách sương tạo ra trên các ô kính cửa sổ, trong khi cũng kết quả ấy lại gây một cảm giác bực bội cho một người khác, có những vụ mùa bị hư hại vì sương. Cái chức năng để lại một dấu vết hay tồn dư được gọi là “như thịbáo”.

Chín như thị ấy  xảy ra liên tục trong xã hội và trong cái tổng thể là vũ trụ. Chúng liên hệ với nhau một cách phức tạp, khiến cho trong hầu hết trường hợp, con người không thể phân định được cái nào là nhân, cái nào là quả. Nhưng các như thị này không bao giờ không vận hành theo quy luật của chân lý phổ quát và không người nào, không sự vật nào và không chức năng nào thoát khỏi quy luậtnày. Mọi sự vật đều vận hành theo luật Thập Như thị, từ tướng cho đến báo, tức là từ đầu cho đến cuối. Đây là ý nghĩa của “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (tổng thể cơ bản rốt ráo từ đầu đến cuối). 

(3)  Huệ Năng nhiều lần nhắc nhở đồ chúng và môn đồ của mình: “Tâm ta tự có Phật, Tự Phật là chơn Phật… Các ngươi tự tâm là Phật, chớ hồ nghi nữa.” Trong Phẩm Phó Chúc thứ mười, tr.89.



facebook-1
***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2024(Xem: 1779)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
30/09/2024(Xem: 1349)
Dưới cái nhìn trí tuệ trong thời đại mới. Người Phật Tử phải thể hiện được… Bát Chánh Đạo trong sự sống! Dùng pháp chăn trâu mang Đạo Phật vào đời Tư duy đa chiều theo khoa học sẽ rạng ngời (1) Bằng thể hiện phương thức phù hợp xã hội phát triển!
28/09/2024(Xem: 1080)
Quán Âm đứng giữa trời thanh Tay bình tịnh thủy tay nhành liễu xanh Nhìn đời qua ánh mắt lành Bằng tâm Bồ Tát chúng sanh không rời. Mẹ ơi! Đứng từ bao giờ Người đời qua lại vui cười thản nhiên Biết đâu rằng khí linh thiêng Từ vô lượng kiếp hiện tiền nơi đây
27/09/2024(Xem: 1259)
Phật Pháp là cứu cánh Với mỗi một chúng ta, Để sống thiện, hữu ích, Hạnh phúc và an hòa. Khi thấm nhuần Phật Pháp, Hiểu cái khổ chúng sinh, Ta sống có ý nghĩa, Với đời và với mình.
27/09/2024(Xem: 1073)
Hôm nay con vào nghe Ni Sư Tâm Vân giảng Những Người Mẹ Vĩ Đại Sư nhắc Mẹ Tâm Thái Khi Sư qua bên Mỹ Để gieo mầm Phật Pháp Mẹ chia tay dặn Sư: Con gái yêu của Mẹ, con làm con của Mẹ Chỉ được mười mấy năm Duyên của Mẹ cùng con Bây giờ con ra đi Trên con đường của con,
25/09/2024(Xem: 932)
Đạo Phật ngày nay lắm nhiễu nhương Giới luật lỏng lẻo thiếu kỷ cương Lạm dụng phương tiện sai chánh pháp Khiến đạo vàng dở dở ương ương. Xuất gia không còn đúng lý nghĩa Thế gia, phiền não, tam giới gia Tục gia không còn xuất ra được Mong gì được tự tại an nhiên.
25/09/2024(Xem: 4239)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
24/09/2024(Xem: 1381)
Muốn được phước phải có đức và ngược lại ! Đức trong đạo Phật gồm ngủ giới và thập thiện nên làm. Giá trị sống sẽ đổi thay theo thời gian Khi đã trang bị cho mình, những đức hạnh căn bản! Bao gồm sự nỗ lực, cần kiệm tinh thần trách nhiệm can đảm!
24/09/2024(Xem: 1603)
Chín sáu tuổi rồi chửa thấy già Không quên không lẫn mắt chưa lòa Yêu đời luôn thích ngâm thi phú Mến Đạo thường hay tụng sám ca Chí quyết tu hành luôn biết đủ Nếp nhà thanh tịnh chẳng xa hoa Nguyện tu giải thoát dòng sanh tử Tịnh Độ đường về đâu có xa.
20/09/2024(Xem: 1222)
Ngũ Tổ Thiếu Khang tạo thiện duyên Độ hàng thơ ấu hạnh cần chuyên Một đồng một niệm trì danh Phật Ba độc ba đường thoát khổ liền Nhàm chán Ta bà lìa dính mắc Hân sanh Tịnh độ đến uyên nguyên Nhất tâm miên mật thường tinh tấn Khuyến tấn hàm linh Pháp rộng tuyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]