Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca

19/05/202119:20(Xem: 10304)
Truyện Thơ: Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Truyện Thơ
DIỆU PHƯƠNG
tái bản 2016

Cuoc_Doi_Duc_Phat_Thich_Ca_Tam_Minh
LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn truyện thơ kể lại cuộc đời của Đức Phật từ khi giáng sinh cho đến khi lập gia đình vào năm 16 tuổi, năm 29 tuổi quyết chí xuất gia tu hành tìm đạo, năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, thành đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.

Cuốn truyện thơ với hơn 1600 câu thơ lục bát chỉ diễn tả được ngắn gọn về cuộc đời Đức Phật, cuộc đời của một người đã được tôn xưng là bậc "đại hùng đại lực, đại từ đại bi, đại hỷ đại xả":

- "Đại hùng đại lực" vì thắng người đã là một chuyện khó, nhưng Ngài thắng được chính mình, thắng được những dục vọng thấp hèn của chính bản thân mình, đây là điều khó hơn rất nhiều.
-  "Đại từ đại bi" vì Ngài có lòng từ vô lượng mà đi tìm con đường giải thoát cho tất cả chúng sinh, chứ không vì quyền lợi hạn hẹp của riêng mình hay gia đình giòng họ hoặc quốc gia mình.
- "Đại hỷ đại xả" vì Ngài quyết tâm từ bỏ cuộc sống đầy sung sướng trong cung vàng điện ngọc, từ bỏ địa vị đầy quyền uy để mà dấn thân vào con đường cực kỳ gian khổ tìm ra chân lý giải thoát chúng sinh khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Đức Phật Thích Ca xuất hiện như một vừng dương rực rỡ buổi ban mai, xua tan đi màn đêm u ám từ lâu bao phủ cõi trần gian, vạch ra một hướng đi mới cho nhân loại.

Tác giả cuốn truyện thơ đã dựa vào một số tài liệu và nhất là phỏng theo các chi tiết trong cuốn sách bằng Anh ngữ có tựa đề là "The Story Of Buddha" của Jonathan Landaw mà viết lại cuộc đời Đức Phật bằng một ngôn từ bình dị dưới hình thức thơ lục bát, một thể loại thơ thuần túy dân tộc, để người đọc, người nghe dễ hiểu và dễ nhớ.

Nguyện cầu Phật lực gia hộ cho các độc giả sau khi đọc xong cuốn truyện thơ này sẽ hiểu được lời Phật dạy, sẽ nhớ được điều Phật khuyên, bừng giác ngộ được sự vô thường của cuộc đời mà hướng tâm về con đường giải thoát an lạc, noi theo gương cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.

Diệu Phương
xuất bản 2002
tái bản 2005, 2013, 2016


LỜI GIỚI THIỆU
của Tu Viện Quảng Đức
trong ấn bản năm 2005 tại Úc Châu

Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại miền trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya.

Ngài đã vì lòng từ bi, vì sự an lạc, hạnh phúc, giải thoát cho chúng sanh và thế gian, nên xuất hiện ở cõi Ta bà nầy. Về sau xuất gia, tu hành và thành đạo dưới cội Bồ Đề hiệu là Thích Ca Mưu Ni, trở thành giáo chủ cho hành động, cho tư duy và soi sáng trên lộ trình giác ngộ và giải thoát của con người.
Trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện thuộc Kinh Hoa Nghiêm, có dạy rằng “Nhất giả lễ kính chư Phật”, tức là lễ lạy và cung kính chư Phật là công hạnh tu tập  trước tiên của mọi hành giả. Muốn lễ bái và tôn kính Phật, hành giả phải hiểu Phật một cách tường tận.

Chúng ta không thể tôn kính Phật nếu chưa hiểu được Phật. Muốn hiểu Phật chúng ta phải: Biết rõ cuộc đời Đức Phật, hiểu những lời dạy vàng ngọc cao quý của Ngài, phải thông hiểu hành trình giáo hóa kỳ vĩ của Như Lai và nhất là phải tinh tấn tu tập để thực nghiệm và cảm nhận được những giá trị vô biên mầu nhiệm trong kho tàng giáo lý giải thoát của Như Lai.

Trên tinh thần đó, nay Tu Viện Quảng Đức cho ấn hành tập truyện thơ “Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca” của Đạo hữu Tâm Minh Ngô Tằng Giao, đây là một tập truyện thơ với 1.634 câu lục bát phô diễn về cuộc đời Đức Phật qua các giai đoạn đản sinh, xuất gia, thành đạo, giáo hóa và nhập niết bàn; mong rằng sẽ giúp độc giả liễu tri về cuộc đời tám mươi năm của Đức Phật.

Với ngòi bút điêu luyện và sự làm việc tinh cần của bút giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao để có tác phẩm quý giá này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm đến với quý Đồng Hương Phật tử tại Úc Châu và trên thế giới về thi phẩm này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Viết tại Tu Viện Quảng Đức,
Mùa Phật Đản lần thứ 2629 (2005)
TK. Thích Tâm Phương

pdf-iconCuoc Doi Duc Phat Thich Ca-Tam Minh



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 12256)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9930)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12897)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11786)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 10929)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 11050)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 10043)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 10162)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 9097)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 10281)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]