Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính mừng ĐẠI LỄ Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát .

15/05/202104:58(Xem: 6008)
Kính mừng ĐẠI LỄ Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát .
Kính mừng ĐẠI  LỄ Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát .

Kính dâng Thầy bài thơ về vía Đại Trí Văn Thù Sư Lợi , Đức Bồ Tát đã hộ trì con từ khi con đặt chân lên Ngũ Đài Sơn ( 2010 ) và đã thấy một sự hiển linh vi diệu đến cuộc đời con kể từ ngày ấy đến nay . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Khi tháng tư âm lịch về, hai đại lễ cần ghi nhớ ! 
Vía Đức Văn Thù mừng bốn tháng tư 
Sang đến rằm Vesak lễ hội Đức Bổn Sư 
Nhưng cùng tiêu biểu cho Từ Bi và Trí Tuệ ! 


Đôi nét về hình ảnh Đức Văn Thù trong tư thế (1) 
Nhắc nhở hàng Phật tử thức tỉnh quay về ...
Vô minh tham ái làm che lấp mọi bề 
Diệt  tam độc dũng cảm ....chuyển hóa phiền não ! 


Còn ý niệm chấp ngã là còn chao đảo ... 
Mặc  áo giáp kham nhẫn, cứu độ chúng sanh, 
Công Đức lớn nhất khi Tâm được tịnh thanh 
Vì kiến hoặc, tư hoặc đều đã được chặt  đứt ! 


Khi mọi đức đều tròn đầy gọi là Diệu Đức 
Đó là ý nghĩa Đại  Bồ Tát " Ngũ trí nghiêm thân " (2) 
Nguyện nguyện thành tâm trong ngày nhiều lần (3) 
Vững tin rằng ... thực hành đúng liền được giải thoát 


Kính mời  tụng chú Ngài Văn Thù bằng âm nhạc ! 
OM AH RA PA  TSA NA DHI
Nam mô Ngũ Trí Nghiêm Thân Đại  Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát 

s://youtu.be/K8pr7NnqXNs

https://youtu.be/QC7xaI5YCNI

Huệ Hương 

(1)Bồ tát Văn Thù tay cầm kiếm là tượng trưng cho trí tuệ sắc bén- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn.

Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ.

Hình ảnh con sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất  cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính

(2) 

Theo hệ thống Mật giáo thì:

Sắc uẩn, thủy đại, phiền não là sân, có bản tánh là Bất Động Phật hay A-súc-bệ Phật, Đại viên cảnh trí hay Kim cương trí.
Thọ uẩn, địa đại, phiền não là kiêu căng, có bản tánh là Bảo Sanh Phật, Bình đẳng tánh trí.
Tưởng uẩn, hỏa đại, phiền não là tham, có bản tánh là A-di-đà Phật, Diệu quan sát trí.
Hành uẩn, phong  đại, phiền  não là đố kỵ, có bản tánh là Bất Không Thành Tựu Phật, Thành sở tác trí.

Thức uẩn, không đại, phiền  não là si, có bản tánh là Tỳ-lô-giá-na Phật, Pháp giới thể tánh trí, là nền tảng của bốn trí trước và khiến bốn trí trên là một.

Mật giáo gọi là đi vào mạn-đà-la  Ngũ Trí Như Lai, tức là nhập Pháp giới. Duy thức gọi là chuyển tám thức thành  bốn trí, đưa thức trở về bản tánh của chúng  là trí. Do chuyển các căn thành vô lậu, các thức, các trần thành  thanh  tịnh  mà có quốc  độ  thanh  tịnh. Thiền tông, mà đại diện là Lục tổ Huệ Năng, nói là “hiểu thấu ba thân, bốn trí” (Phẩm Cơ Duyên).

Tỳ-lô-giá-na xuất sanh Ngũ Trí Như Lai, là nền tảng thanh tịnh của các căn. 

Nền tảng của căn, trần, thức là Phật Tỳ-lô-giá-na.

(3) Nam Mô Ngũ Trí Nghiêm Thân Đúc Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2013(Xem: 10694)
Lô sơn là một danh thắng kỳ tuyệt. Núi non hùng vĩ, cảnh trí u trầm, mây trắng và sương mù quanh năm bao phủ, từ bao nhiêu đời, nơi đó ẩn tích những cao nhân đắc đạo. Tìm đến đó, để nhìn thẳng vào chân diện mục của Lô sơn, là đã quyết tâm đoạn tuyệt với những vương vấn ...
27/03/2013(Xem: 8628)
Nắng không xế Trời vẫn trưa vàng rực Dòng sông xanh chưa cạn nước bao giờ Hoa vẫn nở hương thơm ngào ngạt tỏa
27/03/2013(Xem: 10880)
Nước biếc non xanh nhuộm một mầu Um tùm lối cỏ biết tìm đâu ? Hơi tàn chân mỏi hồn hiu quạnh Chiều xuống ve kêu gợi nỗi sầu
27/03/2013(Xem: 8124)
Bay về ổ chín từng cao con chim giã biệt chào mái hiên nước lang thang cháy xà miền vòng quanh ngõ nọ mà triền miên chi
27/03/2013(Xem: 7769)
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa... Người đi vòng chuyến đó Núi rừng cây lá vang Ánh trời trưa rực đỏ
27/03/2013(Xem: 9499)
Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn Triều Ðông hải vẫn thì thầm cát trắng Chuyện tình người và nhịp thở Trường Sơn
27/03/2013(Xem: 9985)
Lửa đã tắt từ buổi đầu sáng thế Một kiếp người ray rứt bụi tro bay Tôi ngồi mãi giữa tha ma mộ địa Lạnh trăng ngà lụa trắng trải ngàn cây
27/03/2013(Xem: 4594)
Ngày về Phật là ngày thoát hóa, Xác thân này tan rã còn chi! Có không, không có ra gì, Như làn mây bạc, tan đi nhẹ nhàng.
27/03/2013(Xem: 8737)
Tôi từ vùng gốc rạ Nắng bỏng da giọt đời trên kẻ lá Sao mai lên thức giấc giữa canh gà Bên nây bờ , đôi tay
27/03/2013(Xem: 7795)
Ông điên từ bữa hôm qua Tới hôm nay nữa gọi là ba hôm Thanh thiên về dự hội đàm Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]