Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát

04/04/202108:53(Xem: 6815)
Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát
bo tat pho hien 2

VÍA ĐỨC PHỔ HIỀN BỒ TÁT 
(21 tháng 2 âm lịch)
Theo Kinh Bi Hoa, tiền thân của Bồ Tát Phổ Hiền là Thái tử Năng Đà Nô, con thứ tư của Vua Vô Tránh Niệm. Nghe lời phụ vương, Thái tử phát tâm cúng dường Đức Phật Bảo Tạng cùng chư Tăng trong ba tháng An cư kiết Hạ. 

Quan đại thần là Bảo Hải mới khuyên Thái tử hồi hướng công đức về đạo Vô Thượng Bồ Đề, cầu thành Phật hơn là phước báu hữu lậu nhân thiên. 
Thái tử nghe lời và trước Đức Phật Bảo Tạng, đã phát nguyện hồi hướng Đạo Vô Thượng Chánh Giác, phát Bồ Đề tâm, tu tập vô lượng hạnh nguyện Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, cầu chứng ngôi Phật đạo và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Phổ Hiền Như Lai.

Đức Phật Bảo Tạng nghe lời phát nguyện mà ngợi khen và thọ ký, đặt cho Thái tử danh hiệu Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, Thái tử trải hằng sa kiếp tu hành, thực hiện các thệ nguyện viên mãn, rồi đến thế giới Bất Huyến phương Đông thành Phật hiệu là Phổ Hiền Như Lai.
Trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm, Bồ Tát Phổ Hiền đã nói về Mười Đại Nguyện của Ngài.
'
PHỔ HIỀN THẬP CHỦNG ĐẠI NGUYỆN 
1. Nhất giả lễ kính chư Phật
2. Nhị giả xưng tán Như Lai
3. Tam giả quảng tu cúng dường
4. Tứ giả sám hối nghiệp chướng
5. Ngũ giả tùy hỷ công đức
6. Lục giả thỉnh chuyển Pháp luân
7. Thất giả thỉnh Phật trụ thế
8. Bát giả thường tùy Phật học
9. Cửu giả hằng thuận chúng sanh
10. Thập giả phổ giai hồi hướng
Nhân Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát con xin cung kính cúng dường lên Đại Sĩ bài thơ phát nguyện, lập lại Mười Đại Nguyện của Bồ Tát trong trí hiểu biết cạn cợt của con, mong Ngài từ bi nhiếp độ 🙏🙏🙏
1. Phật là bậc Toàn Giác nên con nguyện thường lễ kính
Do có vô số Phật, nguyện đảnh lễ chư Phật mười phương
Chúng sanh là Phật tương lai con chẳng dám khinh thường
Trong tâm có Phật nên đối Phật tánh nguyện hằng kính lễ
2. Xưa giờ Phật đến thế gian cũng để khai mở trí huệ
Hạnh nguyện chẳng thể nghĩ bàn nên con nguyện xưng tán Như Lai
Bất cứ hạt bụi trần nào cũng có dấu chân, vết xả thân của Ngài
Công hạnh chư Phật muôn đời, nguyện xưng tán không mỏi mệt
3. Lễ kính xưng tán rồi, tâm con Phật đã nhiếp
Vì biết Tam Bảo là ruộng phước, nguyện hằng cúng dường
Tâm-Phật-chúng sanh không sai biệt, xin cúng dường pháp thân
Tam luân không tịch nên con nguyện cúng dường phổ quảng 
4. Từ vô lượng kiếp đã tạo bao tội cùng nghiệp chướng
Nay được khai mở trí huệ, con nguyện sám hối chân thành
Tâm sám hối thanh tịnh rồi thì tội liền tiêu nhanh
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không mới là chân thành sám hối
5. Tâm thường sám hối, bao u ám nặng trĩu được trút cởi
Hết còn mặc cảm, tâm khởi lên niềm hân hoan
Thấy ai hành thiện pháp, con nguyện tùy hỷ công đức, chúc mừng
Biết mình cùng chúng sanh vốn bình đẳng đồng Phật tánh
6. Tâm tùy hỷ công đức đã có, Pháp luân nguyện thỉnh chuyển 
Mong hiểu rõ đâu là công đức, nhân quả, cùng chánh tà
Phật đã nhập Niết Bàn nên con nguyện tìm cầu Pháp sư
Phật Pháp còn thì như thuyền có la bàn đến bến 
7. Thỉnh chuyển Pháp luân song đâu là ý chỉ, pháp chân chính
Nên con nguyện thỉnh Phật cửu trụ thế gian
Phật có pháp thân, mong Thế Tôn thị hiện Tăng đoàn
Ngự trong tâm con, cùng hữu tình, vô tình thuyết pháp
8. Thỉnh Phật trụ thế là để tu học theo Phật
Phật còn tại thế thì con lầm lạc trầm luân
Nay được thân người, được Tam Bảo chỉ đường
Nguyện lấy thân này để tu học, làm pháp khí 
9. Thường tùy Phật học không mỏi mệt ngừng nghỉ
Cũng để nhận ra Trí Huệ Từ Bi của Như Lai
Ba đời mười phương chư Phật vì độ hữu tình, đến thế gian này
Con nguyện hằng thuận, phụng sự chúng sanh muôn loài, nhân để thành Phật
10. Mười đại nguyện của Đại Sĩ Phổ Hiền Bồ Tát
Hết thảy chư Phật cũng đều như pháp mà hành
Bao công đức có được đồng phổ giai hồi hướng chúng sanh
Con nay phát nguyện y giáo phụng hành, xin Phật và Bồ Tát từ bi gia hộ 🙏🙏🙏
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT 🙏🙏🙏
2021-04-02 (Mộng Lệ An)
Nghiệp Huân Dương


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2022(Xem: 8787)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
01/04/2022(Xem: 7543)
Ôm mối hận nhưng lòng còn son sắt Thương quê hương đòi đoạn tháng ngày qua Thương đời mình lỡ một thuở ngu ngơ Nên lao nhọc trong rừng sâu núi thẳm Cam đày đọa trong lao tù giam hãm Đề cho người quyến thế vẫn ăn chơi Khi âm thầm di tản biệt tăm hơi Nên nước mất, nhà tan, đời vong lữ.
01/04/2022(Xem: 3207)
Tháng Tư thường giấu nỗi buồn Lên non tìm những suối nguồn lãng quên Nhìn dòng nước chảy dịu êm Ưu tư cũng mất, ưu phiền cũng tan! Nhìn lên bát ngát non ngàn Bao nhiêu u uẩn bàng hoàng vụt bay…
01/04/2022(Xem: 8565)
Ngày rằm tháng hai vào lúc sáng sớm Đức Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn Thành Câu Thi Na nơi Ta La rừng Muôn ngàn Tỳ kheo quây quần Song Thọ
30/03/2022(Xem: 5409)
(Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Năm 2022, tiết Thanh Minh rơi vào thứ ba ngày mùng 5/4/2022 (5/3 âm lịch).nhưng người dân sẽ đổ về các nghĩa trang vào thứ bảy 2/4/2022 và chủ nhật 3/4/2022 .
30/03/2022(Xem: 4585)
Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâm Kỷ độ phùng xuân bất biến tâm Tiều khách ngộ chi du bất cố Dĩnh nhân na đắc khổ truy tầm.
27/03/2022(Xem: 4307)
Văn, Tư, Tu thăng tiến mỗi ngày khi học Đạo Tuỳ thuộc hoàn cảnh , môi trường, căn cơ bản thân Dựa vào kinh sách, trải nghiệm của hiền nhân ( danh ngôn ) Vẫn có đôi lúc bâng khuâng … Làm sao hiểu giá trị thời gian thêm một chút ! Đã sử dụng chúng hiệu quả đúng tốt (1)
26/03/2022(Xem: 4558)
Nơi chùa Vô Tự, Trên đường Không Lộ , Thành phố Vô Ưu, Tiểu bang Cực Lạc.
26/03/2022(Xem: 4078)
Sống đời bi trí hộ muôn sinh Thúc liễm thân tâm trải nghĩa tình Dưỡng khí tồn thần tăng tuổi thọ Tầm hoa thái nhụy phí xuân xanh Lang thang phóng đãng nhà hư nát Tích thiện tu nhân vạn sự thành Kim cổ luôn chê hàng tục tử Thanh tao vạn thuở mãi nêu danh
25/03/2022(Xem: 5056)
Con Kính tặng Cụ Bà Tâm Thái (Mẫu thân của TT Tâm Phương, TT Nguyên Tạng, NS Tâm Vân) bài thơ này, vì Cụ Bà đã cho chúng con thêm niềm tin và hạnh tinh tấn, mỗi ngày Cụ Bà miên mật hai thời niệm Phật sáng- tối, ngoài thời gian này cụ bà lúc nào cũng giữ mình trong đời sống chánh niệm, tay không rời chuỗi hạt và nghe pháp thoại. Đó là hạnh phúc giản đơn mà ít người biết hưởng ? Kính chúc Cụ Bà Tâm Thái sống lâu trăm tuổi để tiếp tục lan toả hạnh tinh tấn đến cho mọi người. HH
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]