Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Phẩm Tạp Lục

14/03/202116:51(Xem: 5302)
21. Phẩm Tạp Lục

Kinh Pháp Cú

____________
Dhammapada
____________

 

Chuyển vần lục bát : Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương

 Bản gốc :
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản chữ Hán

Hoà Thượng Thích Minh Châu  từ bản chữ Pali

21. Phẩm Tạp Lục (PAKINNAKAVAGGO)
---o0o---

290. Bỏ niềm vui nhỏ đi rồi
Tự nhiên thấy được niềm vui lớn này
Trí nhân đã hiểu ra ngay
Giã từ lạc dục, rõ đây Niết Bàn

291. Đã làm đau khổ tha nhân
Lại mong có được tâm thần an vui
Bị thù hận trói buộc rồi
Làm sao thoát được thù bồi, oán tăng

292. Việc làm đáng, lại không làm
Việc nào không đáng, lại làm chẳng ngưng
Những người ngạo mạn, buông lung
Trong lòng phiền não mấy từng chất lên

293. Siêng năng quan sát tự thân
Sẽ không làm việc nào không đáng làm
Việc nào đáng, sẽ gắng làm
Trong lòng phiền não sẽ tàn dứt ngay

294. Diệt xong mẹ ái dục này
Diệt cha kiêu mạn, diệt hai vua tà (1)
Diệt mười hai xứ (2), quần ma (3)
Sống đời Thánh hạnh, cùng là vô ưu
(1) Vua tà: Đoạn kiến (chấp không) và Thường kiến (chấp có)
(2) Mười hai xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp
(3) Quần ma: ái tham dục lạc


295. Diệt xong mẹ ái dục này
Diệt cha kiêu mạn, diệt hai vua tà
Diệt luôn hổ tướng nghi ngờ (4)
Một đời Thánh hạnh, vô ưu mới là

296. Đã là đệ tử Phật Đà
Phải luôn tỉnh giác, phải mà cần chuyên
Bất kỳ, chẳng kể ngày đêm
Dốc lòng thường niệm Phật danh mới là

297. Đã là đệ tử Phật Đà
Phải luôn tỉnh giác, phải mà cần chuyên
Bất kỳ, chẳng kể ngày đêm
Dốc lòng Chánh Pháp niệm luôn mới là

298. Đã là đệ tử Phật Đà
Phải luôn tỉnh giác, phải mà cần chuyên
Bất kỳ, chẳng kể ngày đêm
Dốc lòng thường niệm vinh danh Tăng già

299. Đã là đệ tử Phật Đà
Phải luôn tỉnh giác, phải mà cần chuyên
Bất kỳ chẳng kể ngày đêm
Dốc lòng niệm tưởng sắc, thân (5) mới là

300. Đã là đệ tử Phật Đà
Phải luôn tỉnh giác, phải mà cần chuyên
Bất kỳ chẳng kể ngày đêm
Vui niềm bất sát chúng sanh mới là
(4) Nghi ngờ Phật, Pháp, Tăng, đạo đức, chân lý, nhân quả, đời sau, bốn hỗ tướng trước là: tham, sân, si, mạn
(5) Tưởng sắc thân=quán bất tịnh là biết lẽ cấu uế của thân sắc


301. Đã là đệ tử Phật Đà
Phải luôn tỉnh giác, phải mà cần chuyên
Bất kỳ chẳng kể ngày đêm
Vui tu thiền quán, hết liền sân, tham

302. Xuất gia tu hạnh khó kham
Tại gia sinh hoạt muốn làm, khó ghê
Khổ thay sống với ai kia
Không là bằng hữu, chẳng hề đồng tâm
Luân hồi mài miệt trôi lăn
Cũng là khổ vậy, phải chăm thoát nàn

303. Tín tâm có, giới hạnh toàn
Thời danh dự với Thánh tài (1) đều tăng
Chỗ nào người ấy đặt chân
Người người vị nể, xa gần tôn vinh

304. Người hiền thiện, dẫu xa mình
Danh như núi tuyết, sáng lành tỏa quang
Ác nhân dầu ở rất gần
Bắn cung trong tối, chẳng cần đoái trông

305. Ngồi, nằm một bóng chẳng buồn
Độc hành đường lớn, cô đơn chẳng hề
Tự mình điều phục chỉnh ghê
Rừng sâu thanh vắng, một bề lạc an
(1) Thánh tài có 7 thứ: chánh tín, tinh tấn, hổ thẹn, lương tâm, học rộng, tặng biếu và buông xả
---o0o---




***

facebook-1


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2021(Xem: 8585)
Tái ngộ lìa xa giữa nẻo nầy, Anh về cõi lạc ngắm đường mây. Dương trần mấy chặng mà thêm nản! Chuyện thế bao điều dẫu lả vây! Úc Đại nhà cao tình chẳng vãn, (*) Lồ Ô mái tạm nghĩa luôn đầy. (**) Bây giờ vạn nỗi nay đà gác, Rũ hết trầm luân cảnh Phật bày…
08/08/2021(Xem: 19736)
QUAN ÂM THỊ KÍNH Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Tranh Minh Họa: Hương Bối LỜI NÓI ĐẦU Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
06/08/2021(Xem: 5157)
Người về Tựa dáng dừa xanh Trời cao Đất rộng Biển tình mông mênh
06/08/2021(Xem: 4591)
Mệt nghỉ hơi đâu cố ráng hoài Không chừng mang tiếng đứa loi nhoi Lên non khấn ước gom cành lá Xuống phố cầu tìm nhặt bắp khoai
06/08/2021(Xem: 5585)
NHẬT nguyệt viên minh soi nhất trạo SANH độ Pháp hoằng giữ nguyện tâm TỪ bi hỷ xả dương chánh đạo HƯƠNG hạnh tỏa ngời bước hành thâm.
06/08/2021(Xem: 5052)
Thỏng tay vào chợ, chợ trống không Vòng vây phong tỏa hết vui đông Sứ giả Như Lai thân khứ đáo Tâm từ cứu khổ nguyện gánh gồng...
06/08/2021(Xem: 4651)
Cùng tôi Ngoái lại Giật mình Giật mình ngoái lại nhớ mình ngày qua
05/08/2021(Xem: 6376)
Tự tay trồng được rau xanh, Vừa xanh, vừa sạch, ngon lành yên tâm. Mới hôm nào, mới gieo mầm, Hôm nay thu hoạch, quả mầm là đây. Để hạt mà trở thành cây, Nhờ duyên với đất, ngày ngày nắng mưa. Quả nổ không sớm thì trưa, Gieo nhân gặp quả, phải vừa chữ duyên.
02/08/2021(Xem: 5783)
Về đi thôi mẹ già đang trông đợi Nơi Sài thành con ướt đẫm nắng mưa Đường hun hút bụi mờ thân vạn dặm Con sẽ về bên mẹ chốn quê xưa
02/08/2021(Xem: 19566)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]