Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Phẩm Song Yếu

13/03/202114:54(Xem: 7423)
01. Phẩm Song Yếu

Kinh Pháp Cú

____________
Dhammapada
____________

 

Chuyển vần lục bát : Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương

 Bản gốc :
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản chữ Hán

Hoà Thượng Thích Minh Châu  từ bản chữ Pali


1. Phẩm Song Yếu (YAMAKAVAGGO)

---o0o---

1. Dẫn đầu các pháp là Tâm
Tâm kia là chủ, là nguồn tạo sinh
Nói năng, hành động thường tình
Với Tâm ô nhiễm, nghiệp sinh khổ sầu
Tâm ô nhiễm, khổ theo sau
Như xe bò kéo lăn vào dấu chân

2. Dẫn đầu các pháp là Tâm
Tâm kia là chủ, là nguồn tạo sinh
Nói năng, hành động thường tình
Với Tâm thanh tịnh, nghiệp sinh vui vầy
Như hình với bóng sánh vai
Tâm thanh tịnh với an vui, bóng, hình

3. Đây kìa nó đánh chửi mình
Nó còn phá hoại, cướp giành của ta
Niệm này nếu chẳng rời ra
Hận thù kia thật khó mà nguôi ngoai

4. Đây kìa nó đánh chửi ta
Nó còn phá hoại, cướp pha của mình
Không màng niệm ấy, mặc tình
An nhiên, thanh tịnh sẽ sinh hết thù


5. Hận thù khó diệt hận thù
Suốt đời không thể hết thù hận đâu
Từ bi mới diệt hận sâu
Đó là định luật rất mầu ngàn xưa

6. Ai kia hiểu lẽ đời chưa
Thân vô thường cũng chỉ chờ hủy thôi
Mà còn tranh luận lắm lời
Hiểu ra, tranh luận tức thời tiêu tan

7. Ai kia khoái lạc mê man
Thân mình tưởng sạch, các căn chẳng trì
Uống, ăn chẳng tiết độ gì
Trây lười, biếng nhác, nói chi tinh cần
Ma kia dễ nhiếp phục Tâm
Như cuồng phong uốn cành mềm tả tơi

8. Ai mà khoái lạc xa rời
Chăm lo nhiếp hộ, trau dồi các căn
Giữ gìn, tiết độ uống, ăn
Siêng năng tinh tiến, vững an một lòng
Tựa như núi trước cuồng phong
An nhiên tự tại, dễ phòng chống Ma
9. Ai kia mặc áo cà sa
Tâm còn tham dục, rầy rà chưa xong
Vẫn không tự chế thực lòng
Cà sa chẳng xứng, thà rằng bỏ đi

10. Ai mà dứt dục tham đi
Giữ gìn giới luật, thủ trì nghiêm minh
Sống chân thật, tự chế mình
Cà sa áo ấy xứng tình mặc lên

11. Không chân thật, tưởng là chân
Đến khi chân thật, lại lầm là không
Tư duy bất chính, tà tâm
Làm sao đạt được thật chân ở đời

12. Không chân, biết không chân rồi
Gặp chân thật, biết tức thời là chân
Do tư duy đúng, chánh ngay
Thật chân mau đạt, mau hay thể nào

13. Mái nhà vụng lợp, mưa vào
Tâm không tu, chẳng khác nào mái kia
Dục tham xâm nhập tức thì
Như mưa đổ xuống, lấy gì chống che

14. Mái nhà khéo lợp, khéo che
Mưa dù nặng hạt, khó bề lọt vô
Tâm kia khéo giữ, khéo tu
Thời tham dục ắt khó bề nhập xâm
15. Đời này buồn, muốn thoát thân
Đã làm điều ác, sẽ buồn đời sau
Do nhìn nghiệp ác, buồn sao
Sinh ra khổ não, lo âu hai đời

16. Đời này vui vẻ, thảnh thơi
Đời sau cũng vậy, hai đời vui thay
Do nhìn thiện nghiệp tạo xây
Nên sinh an lạc, tâm này lạc an

17. Đời này cực khổ, kêu than
Đời sau cũng vậy, lầm than hai đời
Buồn vì nghiệp ác tạo rồi
Đọa thành ác thú, tức thời khổ thay

18. Đời này hoan hỷ, vui vầy
Đời sau hoan hỷ cũng tày kém đâu
Vui làm thiện, hưởng phước mầu
Được sanh vào cõi lành đâu dễ gì

19. Dù cho kinh tụng vô kỳ
Mà buông lung, chẳng thiết chi thực hành
Như chăn bò của tha nhân
Đếm bò cho chủ, nào phần của ta
Trì hành Giáo Pháp lơ là
Hạnh Sa môn (1) sẽ khó mà hưởng chi


20. Dù cho ít tụng kinh đi
Nhưng luôn y Giáo, hành trì chánh chân
Tham, sân, si, chẳng bận lòng
Bỏ xa thế dục, thoát vòng u mê
Dù nơi cõi nọ, đời kia
Sa môn hạnh vẫn thỏa thuê thấm nhuần
(1) Sa môn : vị Tăng tu tập theo đạo Phật
---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2023(Xem: 5098)
Mừng ngày Tiếp Nối bậc Tôn Sư Tứ chúng quây quần bỏ não ưu Trà bánh dâng lên tri niệm lễ Tâm hoa hướng đến thiết tha tu
29/06/2023(Xem: 2268)
Trà Sơn cổ tự ở Duy Sơn Tăng trú xưa nay chí chẳng sờn Nhổ cội tham sân xa tắng ái Trồng cây định tuệ lánh tranh hơn
29/06/2023(Xem: 2827)
Hãy tạ ơn Đời, Tam Bảo trong cách sống đạo đức Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cho rằng: “Tinh tuý Đạo Phật nằm trong chính khả năng Giúp đỡ người khác có thể … bằng không hạn chế tối thiểu gây tổn hại”!
23/06/2023(Xem: 3900)
Thầy kể về Đạo ta thời cận đại Từ Nguyễn triều chín Chúa mười ba Vua Những dòng Thiền Lâm Tế được truyền thừa Tổ Minh Hải lập chùa hoằng Pháp Phật
23/06/2023(Xem: 4832)
Người có bản lĩnh … không vì sĩ diện mà biết tri kỷ, tri bỉ Biết lúc nào buông bỏ ảo tưởng bản thân Biết sống trong Chánh pháp, hiền nhân Không phí thời gian, năng lực vào sống ảo Sĩ diện vô dụng nhất, phàm phu lại trân bảo !
21/06/2023(Xem: 9884)
Lạy Phật dưỡng sinh (1) rất diệu kỳ Tiêu trừ nghiệp chướng đẹp dung nghi Tay chân gân cốt thường co giãn Xương sống cỗ lưng cúi thẳng quỳ
20/06/2023(Xem: 3384)
Sám Pháp Đại Bi hằng lạy trì Quan Âm linh cảm rất từ bi Chúng sanh đau khổ nhiều tham dục Bồ Tát ban vui không hạn kỳ Kính lễ nhiếp tâm trì mật chú Hành thiền quán niệm được tường tri Phản quan tự kỷ hằng ngày mãi Tội diệt phước sanh ngay tức thì !!!
19/06/2023(Xem: 3360)
Kính đa tạ Giảng Sư đã giới thiệu pháp “Lục Căn Sám hối” Là cách tu nhiếp tịnh ba nghiệp Ý, khẩu, thân Do vua Trần Thái Tông tự thực hiện thành tâm Nhằm tẩy sạch cấu uế các căn qua Giới, Định !
16/06/2023(Xem: 3426)
Hôm nay Thầy giảng về Thiền Căn cơ Cư sĩ hợp duyên pháp nào Pháp thiền đạo Phật diệu mầu Giúp ta giải thoát khổ sầu sanh ly Thiền là Thiền định quy y Là Giới ĐịnhTuệ hành trì tinh chuyên
15/06/2023(Xem: 3911)
Khi sinh ra là chúng ta bắt đầu cuộc hành trình đi đến nấm mồ của chính mình. Chúng ta thường lãng quên một điều rằng mỗi người có mặt trên thế gian này để sống – để trưởng thành, nghĩa là đi sâu vào bản thân mình chứ không chỉ bước theo bước thời gian đến cõi hư vô….mà phải chiêm nghiệm được rằng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]