Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃

19/01/202120:13(Xem: 17369)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃




Nam Mô A Di Đà Phật
 
Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ đảnh lễ thù ân thứ 16 do Hoà Thượng Thích Trí Thủ biên soạn nói về
Đức Phật Tỳ Bà Thi, bài kệ được Sư phụ diễn xướng như sau:
 
Nhẫn nhục đệ nhất đạo
Phật thuyết vô vi tối
Xuất gia não tha nhân
Bất danh vi sa môn.
Nhất tâm đảnh lễ  Nam Mô Tỳ Bà Thi Phật.
Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch nghĩa:

Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục
Là pháp tu thứ nhất,
Pháp vô vi tột cùng.
Cho nên người xuất gia
Gây khổ não cho người,
Thì không gọi “sa môn”.
 Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi.


Sư Phụ giải thích: Đức Phật Thích Ca giới thiệu Đức Phật quá khứ Tỳ Bà Thi trong Kinh Tạp A Hàm, ở thành Vương  Xá, xứ Ma Kiệt Đà. 

Phật Tỳ Bà Thi (Vipassī) là vị phật thứ 998 của quá khứ Trang Nghiêm kiếp và cũng vị phật đầu tiên trong số bảy vị Phật quá khứ, đó là:


1/ Phật Tỳ Bà Thi (Vipassi)

2/Phật Thi Khí (Sikhin)
3/Phật Tỳ Xá Phù (Visvabhu)
4/Phật Câu Lưu Tôn (Krakucchanda)
5/Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
6/Phật Ca Diếp (Kasyapa)
7/Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni)




Sư Phụ cho biết những vấn nạn đưa đến tang thương từ trong gia đình, đoàn thể, xã hội...phần lớn xảy ra do từ thiếu kiên nhẫn, quá nóng nảy, quá vội vã, vừa nghe một việc gì đó, chưa chịu suy nghĩ chín chắn thấu rõ vấn đề, mà vội hiểu sai, hiểu lầm để rồi kết luận, phán quyết tai hại, dẫn tới đổ vỡ và tang tốc.


Sư phụ đọc một số câu phương ngôn về hạnh nhẫn đễ chúng đệ tử ghi chép làm hành trang cho đời sống:
"Nhẫn một chút sóng yên gió lặng Lùi một bước biển rộng trời cao"


"Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận
Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn họa nhất tề tiêu
Mặc mặc mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc
Hưu hưu hưu, cái thể công danh bất tự do"

Nghĩa là:


"Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm nhẫn) thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.
Nhịn nhịn nhịn (thân nín, miệng nín, tâm nín) thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đay mà được.
Thôi thôi thôi (thân, miệng, tâm đều thôi) thì những công danh cái thế không còn tự do ".


Trước cổng giảng đường Liễu Quán ở Huế, Hoà Thượng Thiện Siêu (Ôn Từ Đàm) có ghi hai câu đối để nhắc nhở chúng đệ tử:

" Một chút giận, hai chút tham, lận đận suốt cả đời, ri cũng khổ 
Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tất dạ, rứa mà vui ".
 
Đức Phật quá khứ Tỳ Bà Thi đã dạy: Nhẫn là điều tiên khởi phải hành trì trong bất cứ hoàn cảnh nào. mọi thành công nếu có trên đời này đều phát xuất từ nhẫn, có nhẫn là có an lạc, giải tỏa phiền não: ly sanh hỷ là chân lý trong mọi thời từ xưa tới nay.
 
Con kính tri ơn Sư Phụ ban cho mỗi ngày một bài pháp tu làm hành trang an lạc cho cuộc sống bất an hiện tại của hàng đệ tử chúng con.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

 



Duc Phat Ty Ba Thi



Cảm niệm tri ân bài pháp thoại
“ Đức Phật Tỳ Bà Thi “
và bản dịch
"Kinh Hiện tại hiền kiếp thiên Phật “
của Đại Trưởng Lão H T Thích Huyền Tôn .


Kính bạch Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn,

Kính bạch Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng,


Hôm nay nhân đại lễ kỷ niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo 20/1/2021, không hiểu điều mầu nhiệm gì đã đến với con ...mà từ khuya con đã nghe đi nghe lại 5 lần bài pháp thoại về Đức Phật Thứ 998 của Quá Khứ Trang Nghiêm Thiên Phật đó là Đức Phật Tỳ Bà Thi.....để rồi trang nghiêm thanh tịnh con đến bệ thờ phát tâm xin được có những bài thơ kính ngưỡng đến Bảy Vị Phật của Quá Khứ và Hiện tại.

Đến bây giờ con vẫn không hiểu sao bài pháp thoại này đã được Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng giảng từ ngày 7/7/2020 mà mãi đến nay mới thẩm sâu vào tim óc con và sau khi nghe đi nghe lại con đã bật khóc ....với những lời dẫn giải về duyên khởi của Kinh HIỆN TẠI HIỀN THIỆN THIÊN PHẬT DANH được Đại Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn dịch và ấn tống năm 2002 .



Phải chăng đó là nhờ ba câu đảnh lễ mà theo TT Giảng Sư chỉ được đọc vào cuối của Tỳ Kheo Giới Bổn vào những ngày bố tác .

Nhất tâm đảnh lễ NAM MÔ QUÁ KHỨ TRANG NGHIÊM KIẾP THIÊN PHẬT

Nhất tâm đảnh lễ NAM MÔ HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT

Nhất tâm đảnh lễ NAM MÔ VỊ LAI TINH TÚ KIẾP THIÊN PHẬT



Kính xin cho phép con trích đoạn lời duyên khởi này :

" Người hữu duyên để được gặp Phật hãy đọc, tụng, lạy và phát tâm cầu nguyện mong kiếp sau sanh ra gặp Phật cùng lúc Phật ra đời và sẽ ngộ đạo và thoát khỏi sáu ngã luân hồi

Phật Tỳ Bà Thi, vị Thế Tôn thứ 998 của kiếp Trang Nghiêm thời quá khứ, kế đó là Phật Thi Khí và Đức Phật Tỳ Xá Phù đứng vào ngôi vị 1000 .

Đức Phật Thượng Thủ của đời hiền kiếp ( hiện tại) là Câu Lưu Tôn Phật rồi đến Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là chỉ mới có bốn Đức Phật giáng trần cho 1000 Phật nữa sẽ ra đời trong Hiền kiếp này để cứu độ chúng sanh

Cũng theo kinh ...hiện nay chúng ta đang ở vào thời mạt của kiếp thứ 9 , vào khoảng 16 triệu năm nữa Đức Phật Di Lặc sẽ ra đời vào thời giảm của kiếp 10 . Qua kiếp 11, 12,13,14 sẽ không có Phật ra đời và Kiếp 15 Đức Phật Sư Tử cùng với 994 Đức Phật giáng trần .Kiếp 16,17,18,19 không Đức Phật nào ra đời cho đến kiếp 20 mới có Đức Phật Lầu Chí và tiếp theo đó là một thời hư hoại... mênh mông vô tận của thời vị lai Tinh Tú mạt kiếp...

Kính bạch quý bạn thân thương nhưng ta may mắn còn được biết đến hành trạng của Đức Phật Tỳ Bà Thi qua lời Đức Phật Thích Ca giảng và được ghi chép lại trong kinh A Hàm, kinh Bản Lai như sau :

Thân từ trong vô tướng thọ sanh

Giống như huyễn sanh các hình tượng

Người huyễn, tâm thức xưa nay không

Tội phước đều không, không nơi trụ.

Kinh Trường A Hàm chép: “Lúc người sống 8 vạn tuổi, đức Phật này hiện ra đời, thuộc dòng Sát Đế Lợi, họ Câu Lợi Nhã, cha tên Bàn Đầu, mẹ tên Bàn Đầu Bà Đề ở thành Bàn Đầu Bà Đề, ngồi dưới gốc cây Ba Ba La, nói pháp ba hội:

Hội thứ nhất đọ sáu vạn tám ngàn Bí-sô đắc quả A-la-hán

hội thuyết pháp thứ hai có mười vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán

hội thuyết pháp thứ ba có bảy vạn Bí-sô đắc quả A-la-hán.

Như vậy đã độ 33 vạn 8 ngàn người,đắc Thánh Thanh Văn Quả



Nhập Niết Bàn cách đây chín mươi mốt kiếp, thọ tám vạn tuổi.

Ngài còn có tên gọi khác là Duy Vệ, trị vì đất nước tên Sát-mạt-đề.

Thị giả của Tỳ-bà-Thi Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác tên A-thâu-ca.

Và cốt tủy những hội thuyết pháp đã nằm gọn trong 4 câu kệ sau về Hạnh Nhẫn Nhục qua Thân Khẩu Ý

忍辱爲第一

佛說無爲最

不以剃鬚髮

害他爲沙門


Phiên âm:


Nhẫn nhục vi đệ nhất

Phật thuyết vô vi tối

Bất dĩ thế tu phát

Hại tha vi sa-môn


Tạm dịch:


Nhẫn nhục là bậc nhất

Niết-bàn là tối thượng

Xuất gia não hại người

Không xứng danh Sa-môn



Kính đa tạ và tri ân Đức Hoà Thượng Thích Huyền Tôn và Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã ban truyền cho chúng đệ tử những lời pháp nhủ vô vàn sâu sắc.


Con kính tóm tắt lại bằng những vần thơ sau và Kính Chúc Quý Ngài Pháp thể khinh an và vô lượng cát tường...

Hạnh Nhẫn Nhục là Thể Tánh của Niết Bàn !

Qua Pháp Ngữ Đức Tỳ Bà Thi Phật

Nhẫn nhục vi đệ nhất

Phật thuyết vô vi tối

Bất dĩ thế tu phát

Hại tha vi sa-môn

Tạm dịch:


Nhẫn nhục là bậc nhất

Niết-bàn là tối thượng

Xuất gia não hại người

Không xứng danh Sa-môn




Giá trị ngàn đời không thay đổi ... uyên nguyên

Kinh “HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT DANH “ ai hữu duyên

Nên phát tâm cầu nguyện , đọc, tụng, lễ lạy!



Phải chăng cũng là một pháp môn VÔ NGẠI !

Bồi dưỡng công đức ...rút ngắn sinh tử luân hồi

Đừng để thân huyễn giả một khi đã mất rồi

Chớ dại khờ tiếc nuối ...làm sao gặp Phật ?



Bóng thời gian ... tháng, ngày xuôi dòng trôi tất bật

Mau kết duyên lành nghe pháp tinh chuyên

Chư Phật giáng trần nhiều kiếp luân phiên

Thật vinh hạnh ... hạt cát trong sa mạc

....mang danh Phật Tử



Hãy áp dụng HẠNH NHẪN NHỤC ...tiệm tu đời khách lữ

Nhớ cho rằng đệ nhất ....thể tánh Niết Bàn

Đức Phật giảng trong kinh Bản Lai, Tạp A Hàm

Muốn đạt pháp Vô Vi ..Nhẫn, Nhẫn, Nhẫn ...Thân, Khẩu, Ý !



Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Tỳ Bà Thi Phật



Huệ Hương






***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2010(Xem: 6643)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 7131)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 7880)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 8668)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 7611)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 7943)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 9673)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 7805)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 10138)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 8133)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567