Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình (thơ)

27/12/202006:06(Xem: 4550)
Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình (thơ)



ngoi thien

Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình


Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc,

Hay ở lều cỏ cũng giống như nhau.

Hãy lên Núi Yên Tử để xem am nhỏ,

Của ông vua từ bỏ ngai vàng.

Đối với bậc đạo sư thì ngồi trên ghế nạm vàng,

Hay ngồi trên tảng đá cũng đều như vậy.

Đối với các bậc đạo sư thì mặc chiếc áo vài ngàn đô-la của Luân Đôn, Ba Lê, Nữu Ước,

Hay mặc chiếc áo vá của các A La Hán thời xưa thì cũng chẳng khác gì.

Đối với các bậc đạo sư thì thuyết pháp cho ba, bốn người nghe,

Thì cũng giống như thuyết pháp cho ngàn vạn.

Tại sao thế?

Bởi vì các bậc đạo sư không chấp vào nhiều-ít để sanh tâm.

Đức Phật khởi đầu chỉ thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như.

Sao giáo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi?

Nếu ngàn vạn người nghe,

Chỉ nghe cho sướng mà không tu, giống như giải trí,

Thì cũng chẳng bằng ba bốn người nghe mà quyết chí tu hành.

 

* * *

Đối với các bậc đạo sư thì nghe tiếng chuông, tiếng mõ,

Tiếng sóng vỗ, tiếng chim kêu, tiếng gà, tiếng gió,

Thì cũng giống như những người say mê nghe nhạc Rock, nhạc Rap, nhạc Bolero, nhạc Pop.

Đối với các bậc đạo sư,

Tiếng khen thì cũng chẳng khác tiếng chê.

Đối với người đạt đạo thì tiếng nỉ non, tiếng du dương, tiếng thỏ thẻ,

Thì cũng giống như tiếng chửi, tiếng la của những người thô lỗ.

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào âm thanh để sanh tâm mình.

                      * * *

Đối với những người đạt đạo thì màu sắc nào cũng là màu sắc.

Da đỏ, da trắng, da nâu, da vàng, da đen, đâu nào có khác?

Quỷ Dạ Xoa và cô hoa khôi, người mẫu,

Người đẹp người xấu cũng giống như nhau.

Vì sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào sắc để sanh tâm mình.

Trong các pháp hội có rất nhiều thiên vương, quỷ dữ.

Mà Phật chẳng hề khen chê xấu đẹp bao giờ.

                                  * * *

Đối với các bậc đạo sư thì miếng tương, miếng chao hay miếng cà, hạt muối,

Thì cũng giống như các món sơn hải hải vị của những nhà giàu.

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào vị giác để sanh tâm mình.

                             * * *

Đối với bậc đạo sư thì tể tướng, quốc vương,

Công chúa hay gái quê lam lũ,

Người gánh phân hay ăn mày, quét rác,

Cũng đều một thể như nhau,

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào chức vị để sanh tâm mình.

* * *

Các bậc đạo sư không trụ vào cảm xúc để sanh tâm mình.

Không trụ vào vui để sanh tâm mình,

Mà cũng chẳng trụ vào buồn để sanh tâm mình.

Các đạo sư không vui khi đám cưới.

Mà cũng chẳng buồn chỉ vì đám đưa ma.

Nếu có phân ưu chỉ vì độ sinh mà nói.

Có một người Bà La Môn hỏi Đức Phật ngài có vui không?

Phật đáp: Như Lai có được gì đâu mà vui?

Thế Ngài có buồn không?

Phật đáp: Như Lai có mất gì đâu mà buồn?

Vậy Ngài không vui, không buồn sao?

Đúng vậy, Như Lai không buồn mà cũng chẳng vui.

Như Lai lúc nào cũng như vậy.

Đó là đại định.

Tâm đại định không xôn xao vì cảnh - chính là tâm Phật.

***

Đối với các bậc đạo sư,

Sự tiếp xúc thân thể là điều tối kỵ.

Thiền ôm, cầm tay nhau ca hát sẽ nảy sinh ham muốn.

Liếc mắt đưa tình, lả lơi lời nói,

Là con đường nguy hiểm.

Cho nên các bậc đạo sư rất sợ hãi đụng chạm xác thân và phô bày cảm xúc,

Như Đức Phật đã dạy trong Kinh Kim Cang:

Không chấp vào Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp để sanh tâm mình.

***

Xin nhớ cho,

Tu sĩ vẫn chỉ là con người:

“Priests Are Human Beings”.

Với tất cả đam mê dục vọng và thỏa mãn xác thân,

Đã hiện hữu cách đây cả triệu năm.

Ngày nay do văn minh,

Con người có quá nhiều phương tiện để hả hê dục vọng.

Mà muốn thỏa mãn dục vọng thì phải:

Thỏa mãn, con mắt, lỗ tai, cái lưỡi, cái mũi của xác thân này.

Do đó chư Tổ nói rằng phải lo sáu căn điều phục.

Mà phương thức điểu phục ở đây chính là Giới Luật.

Sáu căn giúp ta thành Phật mà cũng đưa ta vào Địa Ngục.


Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 26/12/2020)

 


***
 











 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2023(Xem: 12410)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
09/06/2023(Xem: 1772)
Muốn làm con Phật thật hay không Động lực từ đâu tự hỏi lòng Chán cảnh trôi lăn vòng sanh tử Đoạn lìa khổ sở dứt long đong
08/06/2023(Xem: 2605)
Một thoáng đi về ở kiếp sơ, Cõi ấy hư không không bến bờ. Không trời không đất không mây gió, Không cả ngày đêm không phút giờ.
08/06/2023(Xem: 2101)
Sáu nhân tương ứng với bốn duyên Trổ quả vị lai hoặc hiện tiền Hành hoạt thiện lành hay tà ác Hiểu rằng sướng khổ chẳng ngẫu nhiên
02/06/2023(Xem: 2176)
Say mê ngũ dục hại thân tâm Danh sắc vây quanh kín lục căn Lục phủ da bì xương máu mủ Cớ chi vì chúng mãi tham sân Giới quy nuôi dưỡng tâm an lạc Duyên hợp vô thường tạo tác nhân Phật pháp dung thông vô lậu hoặc Tư tu trạch Pháp dứt trầm luân
01/06/2023(Xem: 3736)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
01/06/2023(Xem: 3666)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
26/05/2023(Xem: 2247)
Kính bạch HT. Thích Đồng Trí Viện chủ Tu Viện Viên Chiếu, CA. Hoa Kỳ Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Hoa Kỳ từ năm 2012 Bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt Nam Tông, Bắc Tông, Tổ Sư Thiền, Thiền Minh Sát Tuệ.
25/05/2023(Xem: 2566)
Vĩnh viễn chia tay rồi…không còn ngày gặp lại, Đoạn đường ngày trước cùng chung bước tri âm Dăm tháng sau cùng, ……….bịnh già chúng mình phải tự lo thân Chỉ thăm hỏi nhau đôi lần qua điện thoại!!
21/05/2023(Xem: 1175)
Thiền đường điện Phật ngát trầm hương Chuông vẳng xua tan ảo mộng trường Kệ ngọc ngân âm vơi khổ não Kinh vàng vọng tiếng chuyển sầu thương An yên một dạ về chơn thể Tĩnh tại năm căn hướng diệu thường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567