Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 26: Bà La Môn

23/08/202013:08(Xem: 4353)
Phẩm 26: Bà La Môn
 
buddha-526

KINH PHÁP CÚ 

Việt dịch: HT Thích Minh Châu
Thi Hóa: HT Thích Minh Hiếu

Lưu ý:
Kinh bên dưới bản gốc Việt dịch: HT Thích Minh Châu (câu đầu),
Câu theo sau là phần Thi Hóa của HT Thích Minh Hiếu (chữ nghiêng)

Phẩm Bà La Môn 26



383/ Hỡi này Bà la môn,

Hãy tinh tấn đoạn dòng,

Từ bỏ các dc lạc,

Biết được hành đoạn diệt,

Người là bậc vô vi.



283/ Như Lai khuyên Bà la môn

Phải tinh tấn đoạn dứt nguồn tái sanh,

Từ bỏ dục lạc các hành

Không còn tạo tác trở thành Thánh nhân.



384/ Nhờ thường trú hai pháp,

Đến được bờ bên kia;

Bà la môn có trí,

Mọi kiết sử dứt sạch.



384/ Chỉ, Quán hai pháp thường hành

Phá tan trói buộc tơ mành cũng tiêu,

Thuyn dong bến giác thun chiều

Có định có tuệ như diều đặng phong.



385/ Không bờ này, bờ kia,

Cả hai bờ không có,

Lìa khổ, không trói buộc,

Ta gọi Bà la môn.



385/ Một đường trung đạo dung thông

Hai bờ sinh tử đừng hòng vướng chân,

Khổ vui giờ cũng rng không

Như Lai gọi Bà la môn nghĩa này.



386/ Tu thiền trú ly trần,

Phận sự xong, vô lậu,

Đạt được đích ti thượng,

Ta gọi Bà la môn.



386/ Danh phận thực sự xứng thay

Lậu hoặc đã tận rời ngay thế trần,

Ở đời phận sự làm xong

Đặt gánh nng xung không còn chuyn lưu.



387/ Mặt trời sáng ban ngày,

Mặt trăng sáng ban đêm,

Khí giới sáng ban đêm,

Khí giới sáng Sát Lỵ,

Thiền định sáng Phm chí;

Còn hào quang Đức Phật,

Chói sáng cả ngày đêm.



387/ Mặt tri soi sáng thái hư

Trăng thanh tochiếu đêm thu thanh bình,

Áo giáp phòng vchiến binh

ng tướng rng rỡ điều binh đấu trường.

Người tu lòng chng tơ vương

Cõi thin thanh lọc mười phương trong lành.

Như Lai tuệ giác Đại nhân

Hào quang rng chiếu xa gn tam thiên.



388/ Dứt ác gọi Phạm chí,

Tịnh hnh gọi Sa Môn,

Tự mình xut cấu uế,

Nên gọi bậc xut gia.



388/ Không còn ác hnh truân chuyên

Ta gọi Phạm Chí tịnh huyn Sa môn,

Xa ri cấu uế tự thân

Xuất gia tht nghĩa, bỏ trần chân Sư.



389/ Chớ có đập Phạm Chí !

Phạm Chí chớ đập lại !

Xấu thay đập Phạm Chí

Đập trả lại xấu hơn.!



389/ Chớ nên đánh đập người tu

Sa môn không xng nếu như trả đòn,

Người sai mình chớ tệ hơn

Mang danh Phạm Chí oán hờn không nên.



390/ Đối vị Bà la môn,

Đây không lợi ích nhỏ;

Khi ý không ái luyến,

Tâm hại đã chận đứng,

Chỉ khi ấy khổ diệt.



390/ Oán thù không trả tự yên

Gió kia dng lại để thuyn thong dong,

Hại tâm khi được tịnh trong

Thì lòng luyến ái đã ngăn kiếm tầm.

Khổ đau giờ cũng bit tăm

Bà la môn hỡi ! Vic làm khắc ghi.



391/ Với người thân miệng ý,

Không làm các ác hnh,

Ba nghip được phòng hộ,

Ta gọi Bà la môn.



391/Với người thân miệng ý trì

Phòng hộ chặt chẽ có gì không qua,

Ác hành ba nghip tránh xa

Người được như thế mới là tu chơn.



392/ Từ ai, biết chánh pháp,

Bậc Chánh Giác thuyết giảng,

Hãy kính lễ vị ấy,

Như Phạm Chí thờ lửa.



392/ Nhớ công ghi dạ sắc son

Truyền trao chánh pháp thâm ân kính thờ,

Trọng người khai mở tâm cơ

Như vị Phạm Chí cúng thờ lửa thiêng.



393/ Được gọi Bà la môn,

Không vì đầu bện tóc,

Không chng tộc, thsanh,

Ai tht, chân, chánh, tịnh,

Mới gọi Bà la môn.



393/ Không từ đâu, được gi riêng

Bà la môn bởi gốc nền thsanh,

Hay vì đầu tóc bên quanh

Mà phải chân tht, chánh hành sạch trong.



394/ Kẻ ngu, có ích gì,

Bện tóc với da dê,

Nội tâm toàn phiền não,

Ngoài mặt đánh bóng suông.



394/ Kẻ ngu phiền não ngp lòng

Học theo hình thc chớ hòng nên thân,

Kéo lôi qun chúng xa gần

Da dê,bện tóc, lng chân ích gì.?



395/ Người mặc áo đống rác,

Gầy ốm, lộ mạch gân,

Độc thân thin trong rừng,

Ta gọi Bà la môn.



395/ Không bng lượm vải kết y

Khất thực khổ hạnh thân thì ốm o,

Độc thân khắc chế sợ lo

Giữa rừng thiền định gọi Bà la môn.



396/ Ta không gọi Phạm Chí,

Vì chỗ sanh, msanh,

Chỉ được gọi tên suông,

Nếu tâm còn phiền não;

Không phiền não. chp trước,

Ta gọi Bà la môn.



396/ Xuất thân hay chsinh tồn

Cao quý hạ liệt ngữ ngôn dối lừa,

Nếu tâm còn mãi tranh đua

Phạm Chí tên ấy chmua danh phàm,

Khi nào dứt sạch chấp tham

Danh xưng người đã diệt tan não phiền.



397/ Đoạn hết các kiết sử,

Không còn gì lo sợ,

Không đắm trước buộc ràng,

Ta gọi Bà la môn.



397/ Đoạn dây trói ct oan khiên

Không còn đắm trước tuỳ miên buộc ràng,

Gicho thân được khinh an

trong cõi Thánh dự hàng nhp lưu.



398/ Bỏ đai da, bỏ cương,

Bỏ dây, đồ sở thuộc,

Bỏ then cht, sáng suốt,

Ta gọi Bà la môn.



398/ Bỏ cương, buông ái, bỏ thù

Hận, sân, tà kiến, bỏ dù, bỏ dây,

Bỏ vô minh, then chốt nầy

Tịch nhiên sáng suốt xứng thy Sa môn.



399/ Không ác ý, nhn chịu,

Phỉ báng, đánh, phạt hình,

Lấy nhẫn làm quân lực,

Ta gọi Bà la môn.



399/ Lấy nhẫn làm gốc độc tôn

Là quân đội mạnh chu công phá thành,

Phỉ báng, đánh đập, phạt hình

Không khởi ác ý, thanh minh nữa lời.



400/ Không hn, hết bổn phận,

Trì giới không tham ái,

Nhiếp phục, thân cui cùng,

Ta gọi Bà la môn.



400/ Từ tâm rãi khắp mi nơi

Tròn xong phận sự sáng ngi gii nghi,

Thân sau cùng phải bỏ đi

Bà la môn ấy! danh ghi sử vàng.



401/ Như nước trên lá sen,

Như hột cải đầu kim;

Người không nhiễm ái dục,

Ta gọi Bà la môn.



401/ Giống như hạt nước lá sen

Long lanh ngn lệ bao phen chẳng nhằm,

Đầu kim hạt cải biệt tăm

Không nơi vướng nhiễm dục tầm về đâu.



402/ Ai tự trên đời này,

Giác khổ, dit trừ khổ,

Bỏ gánh nng, gii thoát,

Ta gọi Bà la môn.



402/ Những ai giác ngộ vô cầu

Đâu còn mang nng gánh sầu đa đoan,

Tuy là sống thế gian

Bà la môn cũng vô can dự phần.



403/ Người trí tuệ sâu xa,

Khéo biết đạo, phi đạo,

Chứng đạt đích vô thượng,

Ta gọi Bà la môn.



403/ Người trí biết đạo chng gần

Tìm đường gii thoát khéo phân chánh tà,

Để không sai lc li Ma

Mục đích ti thượng đến nhà Như Lai.



404/Không liên hệ cả hai,

Xuất gia và thế tục,

Sống độc thân, ít dục,

Ta gọi Bà la môn.



404/ Kẻ đang vướng bn tai gia

Hay đã từ bỏ cái nhà riêng tư,

Bà la môn quyết chuyên tu

Một mình ly dục viễn du an nhàn.



405/ Bỏ trượng, đối chúng sanh,

Yếu kém hay kiên cường,

Không giết, không bo giết,

Ta gọi Bà la môn.



405/ Đối xử với cthế gian

Kẻ mạnh người yếu lòng vàng mến thương,

Khuyên bảo xthế nhn nhường

Không đánh, không giết hai đường tránh xa.



406/ Thân thin gia thù địch,

Ôn hoà giữa hung hăng,

Không nhiễm, gia nhim trước,

Ta gọi Bà la môn.



406/ Hung hăng ta giữ ôn hoà

Ai kia thù địch, cho ra thân tình,

Bà la môn không nhiễm mình

ng không dính mc hữu tình trói trăn.



407/ Người bỏ rơi tham sân,

Không mạn, không ganh tị,

Như hột cải đầu kim,

Ta gọi Bà la môn.



407/ Một người bỏ rơi tham sân

Kiêu căng ganh tị bỏ lần sạch trơn,

Đầu kim chỗ ấy đâu còn

Không gian ht ci tranh hơn trốn vào.



408/ Nói lên lời ôn hoà,

Lợi ích và chân thật,

Không mt lòng một ai,

Ta gọi Bà la môn.



408/ Nói lời êm ái thanh tao

Chân thành như nắng xuân đào nở hoa,

Được lòng tín chủ gần xa

Ta gọi vị ấy, thật Bà la môn.



409/ Ở đời, vât dài, ngắn,

Nhỏ, lớn, đẹp hay xấu,

Phàm không cho không lấy,

Ta gọi Bà la môn.



409/ Sống cùng kẻ dại người khôn

Giữ sao ý đẹp tâm chơn mới là,

Cây kim, ngọn cỏ , ngọc ngà

Vật cht quý tiện không cho chớ sờ.



410/ Người không có hy cầu,

Đời này và đời sau,

Không hy cầu, giải thoát,

Ta gọi Bà la môn.



410/ Người sống không có mong ch

Hiền tại sung mãn, phòng hờ kiếp sau,

Bà la môn không hy cầu

Thnh thơi có cả trăng sao đầy tri.



412/ Người không còn tham ái,

Có trí không nghi hoặc,

Thnhp vào bt tử,

Ta gọi Bà la môn.



411/Người nào tham ái dứt rồi

Tín tâm vào pháp trí ngời minh quang,

Mặt tri chói sáng thế gian

ng lượng bt tử muôn ngàn sanh linh.



412/ Người sống ở đời này,

Không nhim cthiện ác,

Không sầu, sạch, không bụi,

Ta gọi Bà la môn.



412/ Bà la môn giữa hữu tình

Không nhim thiện ác, anh minh gia dòng,

Sạch nhơ, sầu hỷ đều không

t Nhã quán chiếu tinh thông cứu đời.



413/ Như trăng sch không uế,

ng trong và tịnh lặng,

Hữu ái, được đoạn tận,

Ta gọi Bà la môn.



413/ Trăng ngà treo giữa trùng khơi

ng trong tnh lng bu trời không mây,

Khổ vui giấc mộng đêm dài

Bừng con mt dy hình hài phù du.



414/ Vượt đường nguy hiểm này,

Nhiếp phc luân hồi, si,

Đến bờ kia thiền định,

Không dục ái, không nghi,

Không chp trước, tịch tnh,

Ta gọi Bà la môn.



414/ Con đường nhiếp phc hữu dư

minh che lp him nguy chp chùng,

Nếu không khi chí đại hùng

Thê thng tử phược phá tung dễ nào.,

Bà la môn chng hề nao

Vững toà thiền định sóng xao vỗ bờ.



415/ Ai ở đời ,đoạn dục,

Bỏ nhà, sống xut gia,

Dục hữu được đoạn tận,

Ta gọi Bà la môn.



415/ Một lòng dứt bỏ duyên tơ

Dục hữu khô cạn, bợn nhơ dứt lìa,

Xuất gia như thực ai kia

Không như thùng rng, mõ khua dối lừa.



416/ Ai ở đời đoạn ái,

Bỏ nhà, sống xut gia,

Ái hữu được đoạn tận

Ta gọi Bà la môn.



416/ Những ai ăn phi giấm chua

Ái hữu chng đoạn ở chùa ung công,

Ra đi thquyết một lòng

Sa môn đoạn ái nâu sòng khoác lên.



417/ Bỏ trói buộc loài ngườ,i

Vượt trói buộc cõi trời,

Gii thoát mọi buộc ràng,

Ta gọi Bà la môn.



417/ Không vì lạc thú cõi trên

Không vì hạnh phúc chng bn thế gian,

Còn chi cám dỗ buộc ràng

Xuất ly tam giới mây ngàn thong dong.



418/ Bỏ điều ưa, điều ghét,

t lnh, dit sanh y,

Bậc anh hùng chiến thắng,

Nhiếp phục mọi thế giới,

Ta gọi Bà la môn.



418/ Trời cao đất rộng mênh mông

Không còn yêu ghét tắm dòng thanh lương,

i sanh ơi! cuối con đường

Anh hùng ta gi chiến trường lp công.

Thế gian tuân phc hết lòng

Bà la môn đã tròn xong đạo đời.



419/ Ai hiểu rõ hoàn toàn,

Sanh tử các chúng sanh,

Không nhiễm, khéo vượt qua,

ng sut, chân giác ngộ,

Ta gọi Bà la môn.



419/ Người nào thông hiểu mọi nơi

Nguồn gốc sanh tử các loài chúng sinh,

Hữu tình cho đến vô tình

Vượt qua không vướng, bóng hình giả chân.



420/ Với ai, loài tri người,

Cùng vi Càn Thát bà,

Không biết chthsanh,

Lậu tận bậc La hán,

Ta gọi Bà la môn.



420/ Đã qua vc xoáy thế trần

Trời người không thể định phân chốn nào,

Chư thiên các gii thp cao

Ai mà thm thấu đạo mầu vô sinh.

La hán lậu tận trí minh

Cảnh giới vô ngại khó hình dung ra.



421/ Ai quá, hiện, vị lai,

Không một sở hữu gì,

Không sở hữu, không nắm,

Ta gọi Bà la môn.



421/ Người ấy tam giới đi qua

Ba thi chng vướng, ngang nhà không hay,

Không gì sỡ hữu trong tay

Bà la môn sạch chẳng lay tc lòng.



422/ Bậc trâu chúa, thù thắng,

Bậc anh hùng, đại sĩ,

Bậc chiến thng, không nhiễm,

Bậc tẩy sach, giác ngộ,

Ta gọi Bà la môn.



422/ Mạnh như trâu chúa anh hùng

Vững như đại sĩ bao dung vn loài,

nhiễm tẩy sch trong ngoài

Thanh tnh giác ngộ liên đài ngát hương.



423/ Ai biết được đời trước,

Thy thiên giới, đoạ xứ,

Đạt được sanh dit tận,

Thng trí, tự viên thành,

Bậc Mâu ni đạo sĩ,

Viên mãn mọi thành tựu,

Ta gọi Bà la môn.



423/ Ai người thy suốt mười phương

Kẻ sanh thiên gii, người vương tội đày,

Quá khứ, hiện tại xưa nay

Thng trí viên mãn rạng bày tánh Không.

u Ni quả chứng nhp dòng

Bà la môn phẩm, sau cùng thăng hoa.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 9604)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 7748)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 10083)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 8083)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 9948)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 10210)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 7140)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 9534)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 8396)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 6502)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang macgiang@y7mail.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567