Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm Khác Nhau Giữa Phước Đức & Công Đức

13/07/202015:59(Xem: 13529)
Điểm Khác Nhau Giữa Phước Đức & Công Đức
duc phat 3a
 

GHI ÂM CÚNG DƯỜNG
 
Sinh hoạt nhộn nhịp dân gian  ( đám cháu ngoài tê )
Con đây tranh thủ vội vàng ghi âm
Diễn đọc thanh điệu bỗng trầm
Nhập hồn thơ Đạo diễn ngâm nồng nàn
Người nghe thấm nhập tâm can
Hương Thiền vị Đạo chuyển ngàn ưu bi
Niệm ân Thầy độ chúng nì
Xiễn dương Pháp Phật cứu nguy cho đời
Quảng An, Houston, Tx
 
Điểm Khác Nhau Giữa Phước Đức & Công Đức .
 
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức?
 
- Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não.
 
- Công đức có thể đoạn phiền não,
có thể chứng được bồ đề,
còn phước đức thì không.
 
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
- Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
 
LÀM SAO TU CÔNG ĐỨC?
 
Kỳ thật, công đức lại không hề rời khỏi phước đức.
- Tu phước không dính mắc (không chấp công trạng) chính là công đức. 
- Tu phước mà dính mắc là phước đức.
 
Ví dụ ta đem tiền tài, vật chất bố thí, hy vọng tương lai được đại phú, vậy thì liền biến thành phước đức.
Nhưng nếu ta đem tiền tài, vật chất bố thí “tam luân không tịch”, không có bất cứ mong cầu nào thì liền biến thành công đức. - Khi không có bất cứ mong cầu nào, thì ở ngay trong cuộc sống thường ngày của bạn do thiện nghiệp sắp xếp bạn cũng không thiếu bất cứ thứ gì.
 
- Nhớ rằng trong công đức có phước đức,
nhưng trong phước đức không có công đức.
 
Chúng ta không luận tu phước như thế nào, thông thường nói ba loại bố thí:
“ Tài bố thí, pháp bố thí, vô uý bố thí”
 
Tóm lại, phải bố thí sạch trơn.
Then chốt là tâm địa phải thanh tịnh, không dính vào tướng bố thí, không nên thường hay nghĩ đến ta là người ban ân sủng cho mọi người, ta đã làm rất nhiều việc tốt đối cho họ, không nên có ý niệm này.
“Vì khởi ý niệm này thì liền biến thành phước báu, không thể được định.”
 
Định là gì? Định là tâm thanh tịnh. Bố thí tuyệt đối không nhận báo thì tâm mới được thanh tịnh.
- Trong tâm thanh tịnh phước báu bao lớn, tận hư không biến pháp giới mới là chỗ chân phước.
 
Bạn bố thí chỗ này, thì không chỉ ở ngay đây hưởng phước, mà bạn đến bất cứ nơi nào, mười phương vô lượng vô biên cõi nước, bạn đều được hưởng phước.
 
Quả báo của sự làm phước là Phước vật
Quả báo của sự thanh lọc nội tâm (ngay cả sự tu trong khi hành thiện), khi làm phước sẽ là Phước Trí hay còn gọi là Công Đức vậy! -  Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát- Mahatát
 
 
 
Năm điều không xác định (Avavaṭṭhāna):
 
1. Thọ mạng (Jīvita): Một người phàm phu không thể biết được mình sẽ sống bao lâu, tuổi thọ của mình bao nhiêu.
 
2. Bệnh tật (Byādhi): Không thể định đoạt được là mình phải bệnh như thế này, đừng đau bệnh như thế kia, hoặc mình đừng bệnh gì hết.
 
3. Thời điểm (Kāla). Không thể được mình chết vào lúc này hay lúc kia, chết lúc sáng trưa chiều hay tối.
 
4. Chỗ bỏ xác (Dehanikkhepana): Không thể chắc mình sẽ chết trong nhà hay ngoài đường, chết dưới nước hay trên mặt đất v.v...
 
5. Chỗ sanh (Gati). Không thể định đoạt được chỗ mình tái sanh sau khi chết là cõi này hay cõi kia. 
( Kinh Tăng Chi Nikaya )
 
Thế nên trong lúc còn sanh tiền, tuổi thọ chưa hết, hãy nổ lực làm điều thiện lành, tinh tấn học hỏi Giáo Pháp và thực hành lợi dạy của Đức Phật vào đời sống hằng ngày sẽ có được an lạc hiện tiền và gieo duyên lành giải thoát trong kiếp vị lai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/12/2010(Xem: 9449)
bướm bay tung cánh vào đời, tung hoa trên đá tung trời trong sương.
02/12/2010(Xem: 14453)
Following disappointments in love and career, Ka-jo-ju went to a monastery high in the mountain and told the master: “Master, I have seen the faces of life and wish to be released from suffering...
01/12/2010(Xem: 10923)
Bagan - chùa tháp cổ sương Có con trăng dệt con đường sử kinh Ngọn đèn pháp bảo lung linh Dấu son một thuở phục sinh đạo vàng
29/11/2010(Xem: 11604)
Anh sẽ hiện ồ anh sẽ hiện Cả rừng cây không ai lên tiếng Bóng tối tràn vũ trụ tan hoang Tiếng thơ kêu trên đầu con kiến
21/11/2010(Xem: 14628)
La dieu bong Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều Cuống rạ Chị bảo Đứa nào tìm được lá diêu bông Từ nay ta gọi là chồng Hai ngày em tìm thấy lá Chị chau mày Đâu phải lá diêu bông
21/11/2010(Xem: 10128)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúc có trong đời.
16/11/2010(Xem: 6878)
Viễn Hành Thích Tâm Ngoạn Trên đường vạn dặm tuyệt vời Lòng ai như chẳng hề rời quê hương Vui cười, sống đẹp yêu thương Lòng ai hạnh phúc, quê hương chẳng rời.
16/11/2010(Xem: 11108)
“Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức cửu liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai
16/11/2010(Xem: 10348)
Ước mộng đi em, đời quàng hoa nguyệt quế Con số tính toan hiện bảy sắc cầu vồng Mây du tử đã bao đời hoạn nạn...
14/11/2010(Xem: 6745)
Cảnh Thiền Thích Tâm Ngoạn Ngôi chùa đẹp ở phương xa Có thầy phục vụ vị tha ân cần Vui lòng thiện tín xa gần Một trời hạnh phúc, một lần viếng thăm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]