Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

151. Kinh Khất Thực Thanh Tịnh

19/05/202011:39(Xem: 10527)
151. Kinh Khất Thực Thanh Tịnh

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


151. Kinh KHẤT THỰC THANH TỊNH

( Pindapàtapàrisuddhi sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả

          Trú Vương-Xá – Ra-Chá-Ga-Ha  (1)

              Tinh Xá Vê-Lu-Vá-Na  (1)

      (Trúc Lâm Tinh Xá cũng là nơi đây)

          Gần nơi này, nuôi nhiều sóc lạ

         (Ka-Lanh-Đá-Ka-Ní-Vá-Pa).  (2)

 

              Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta   (3)

      (Hay Xá-Lợi-Phất cũng là ngài đây)

          Buổi chiều, ngài sau khi Thiền định

          Đứng dậy tính đi đến Thế Tôn,

              Khi đến, đảnh lễ Thế Tôn

       Một bên ngồi xuống. Thế Tôn hỏi là :

 

    – “ Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Ta thấy

          Các căn ông hết thảy đều là

              Rất sáng suốt, còn sắc da

       Của ông thanh tịnh, thật là sáng trong.

          Xá-Lợi-Phất ! Nay ông an trú

    __________________________

 

(1) : Thành Vương-Xá  – Rajagaha. Vị Vua trị vì Bimbisara (Tần-

     Bà-Sa-La hay Bình Sa Vương) đã dâng cúng Đức Phật khu

    vườn trúc ngự uyển để kiến tạo thành Veluvanavihàra  – Trúc

    Lâm Tinh Xá.            (2) : Nơi nuôi sóc Kalandakanivapa.

(3) : Tôn-giả Sariputta  – Xá-Lợi-Phất hay Xá-Lợi-Tử, vị Đại-đệ-

    tử của Phật, thường được tôn xưng là vị “Tướng quân Chánh

    Pháp”.  


 

          Phần lớn với an trú loại nào ? ”.

 

        – “ Bạch Phật ! Con an trú vào

      ‘Không trú’, phần lớn trú sâu nơi này ”.

 

    – “ Thật lành thay ! Sa-Ri-Pút-Tá !

          Ông nay đã phần lớn trú an

              Sự an trú bậc Đại-nhân.

       Sự an trú bậc Đại nhân, tức là

         ‘Không tánh’(1). Mà Sa-Ri-Pút-Tá !

          Nếu Tỷ Kheo nào đã mong điều :

             ‘Mong rằng tôi nay phần nhiều

       An trú ‘không tánh’ sớm chiều trải qua’.

          Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Như vậy

          Tỷ Kheo ấy cần phải nghĩ là :

 

             ‘Trên đường ta đã đi qua

       Vào làng khất thực, hay là nơi ta

          Đến khất thực, hoặc là đường sá

          Khi ta đã khất thực trở về…

              Đối với các sắc mọi bề

       Do mắt nhận thức, có hề khởi ra

          Ở nơi ta dục, tham, sân giận,

          Có khởi lên si, hận tâm không ?’

 

              Này Xá-Lợi-Phất ! Nếu trong

       Tỷ Kheo ấy tư duy xong, biết là :  

         ‘Trên đường ta từ chùa xuất phát

          Để đi bát (khất thực) hằng ngày, 

              Tại địa phương khất thực này,

    ____________________________

 

(1) : Khái niệm Không – Suññatà bắt nguồn do từ Không – Suñña

      (Pali).    Còn Tánh Không – Sùnyatà (Sanskrit) được sử dụng

      rộng rãi trong kinh điển Đại thừa Phật-giáo.

 

       Sau khi khất thực, liền quay trở về,

          Trên con đường ta về trở lại…

          Với sắc do mắt ấy nhận ra

              Đã có khởi lên nơi ta

       Dục, tham, sân giận, si và hận tâm’.

          Tỷ Kheo ấy phải cần tinh tấn

          Để đoạn tận bất thiện pháp đây.

 

              Nhưng Sa-Ri-Pút-Tá này ! 

       Nếu Tỷ Kheo ấy như vầy nghĩ suy :

         ‘Trên đường ta đã đi khất thực,

          Tại địa phương khất thực trải qua,

              Sau khi khất thực, trở ra

       Trên con đường ấy để ta trở về.

          Với các sắc do về mắt đó 

          Nhận thức ra, không có khởi đi

              Dục, tham hay là sân, si,

       Hoặc hận tâm’. Này Sa-Ri-Pút-Tà !

          Tỷ Kheo ấy phải qua an trú

          Với hỷ. Vị Phích-Khú hân hoan

              Ngày đêm tu học đàng hoàng

       Trong các thiện pháp nghiêm trang hành trì.

 

          Lại nữa, này Sa-Ri-Pút-Tá !

          Vị Tỷ Kheo phải khá nghĩ suy :

             ‘Trên con đường ta đã đi

       Khất thực, nơi đó, đường đi trở về…

          Với các tiếng do nghe tai đấy,

          Các hương do mũi ấy nhận ra,

              Các vị do lưỡi nhận ra,

       Xúc do thân nhận thức ra, cùng là

          Các pháp do ý mà nhận thức…

          Có khởi lên các dục, tham, sân,

              Si hay hận tâm các phần ?

       Nếu có phát khởi, tinh cần diệt đi.

          Nếu nghĩ suy cặn kẻ, thấy rõ

          Ta không có, thì Tỷ Kheo này

              Phải an trú với hỷ đây

       Và hân hoan để hành ngay đêm ngày

          Các thiện pháp cho đầy đủ cả.

 

          Này Sa-Ri-Pút-Tá ! Còn như

              Tỷ Kheo cần phải suy tư :

      ‘Năm dục trưởng dưỡng ta trừ diệt chưa ?’  (1)

          Nếu nghĩ suy thấy chưa đoạn tận

          Tỷ Kheo phải tinh tấn diệt đi

              Năm dục trưởng dưỡng cấp kỳ.

 

       Nếu Tỷ Kheo ấy nghĩ suy, thấy rằng :

         ‘Đã diệt năm dục trưởng dưỡng’ đấy,

          Tỷ Kheo ấy phải an trú ngay

              Với hỷ, hân hoan đêm ngày

       Tu học các thiện pháp đầy tinh hoa.

 

          Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Rồi vị 

          Tỷ Kheo ấy suy nghĩ hơn thua :

             ‘Năm triền cái ta diệt chưa ?’ (2)

        Nếu nghĩ cặn kẻ, thấy chưa đoạn trừ,

           Phải tinh tấn đoạn trừ triền cái.

    ___________________________

 

(1) : Năm dục trưởng dưỡng : Các Dục vọng do mắt duyên với sắc,

    tai duyên với âm thanh, mũi duyên với hương, lưỡi duyên với vị,

    thân duyên với xúc… Các dục vọng đó nếu không ngăn chận thì

    cứ tăng trưởng mãi.

(2) : Năm triền cái : tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo

    hối (trạo cử) và nghi.

 

          Nhưng ngược lại, khi đã suy tư

              Thấy rằng ta đã đoạn trừ

       Cả năm triền cái, thời từ điều đây

          Tỷ Kheo này phải an trú hỷ,

          Hân hoan, tu học kỹ đêm ngày

              Trong các thiện pháp đủ đầy.

 

       Lại nữa, Xá-Lợi-Phất này ! Cũng như

          Tỷ Kheo cần suy tư đầy đủ :

         ‘Ta liễu tri năm thủ-uẩn chưa ?’

              Nếu suy nghĩ kỹ, thấy chưa

       Liễu tri năm thủ uẩn, chưa rõ ràng,

          Tỷ Kheo ấy phải càng tinh tấn

          Liễu tri năm thủ uẩn trải qua.

              Nhưng này Sa-Ri-Pút-Ta !

       Trong khi nghĩ kỹ, biết đà liễu tri

          Năm thủ uẩn. Vậy thì Phích-Khú

          Phải an trú với hỷ, hân hoan

              Ngày đêm tu học sẵn sang

       Trong các thiện pháp khó toan tư nghì.

 

          Lại nữa, này Sa-Ri-Pút-Tá !

          Tỷ Kheo đã suy nghĩ sớm trưa :

             ‘Ta tu bốn niệm xứ chưa ?  (1)

       Tu tập bốn chánh cần (1) vừa hay chưa ?

          Tu tập chưa bốn như ý túc ? (1)

          Năm cănnăm lực (1) tu chưa ?

              Bảy giác chi (1) tu tập chưa ?

       Tám ngành Thánh Đạo (1) thượng thừa tu chưa ? 

          Tu tập chưa Chỉ và Quán vậy ? (2)

     ___________________________

  (1) : Xem chú thích ở trang kế  540.

  (2) : Xem chú thích trang 524 thuộc Kinh số 149 : SÁU XỨ.


 

          Đã chứng ngộ Minh, Giải thoát (*) chưa ?

              Nếu suy nghĩ kỹ, thấy chưa

       Tỷ Kheo ấy phải chạy đua thì giờ

          Phải tinh tấn từng giờ từng khắc,

          Nếu nghĩ kỹ, thấy thật tình rằng

              Ta đã tu tập tinh cần

       Thì Tỷ Kheo ấy phải cần trú an

          Với hỷ và hân hoan tu tập

          Các thiện pháp trong cả đêm ngày.

 

              Lại nữa, Xá-Lợi-Phất này !

       Sa-môn, Phạm-chí nào ngay trong đời

          Quá khứ thời khiến sự khất thực

          Đã trở thành một mực tịnh thanh

              Là những vị ấy thực hành

       Khiến sự khất thực tịnh thanh bằng điều

          Suy tư, suy tư nhiều như vậy.

 

          Các vị ấy : Phạm-chí, Sa-môn

              Trong thời tương lai bảo tồn

       Cùng thời hiện tại giữ tròn điều đây

          Khiến sự khất thực này thanh tịnh

          Sẽ hay đang thanh tịnh thực hành

              Khiến sự khất thực tịnh thanh

       Bằng cách nghĩ kỹ, tâm thành suy tư.

          Sau khi đã suy tư, nghĩ kỹ 

     _______________________________

 

* Chú thích phần trang trước :

 

(1) : Ba mươi bảy pháp trợ đạo (hay 37 bồ đề phần pháp) gồm :

   Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ thần túc (hay như ý túc), ngũ căn,

   ngũ lực, thất giác chi và bát chánh đạo.

(*) : Minh và Giải thoát.

 [ Xem chú thích thêm ở phần cuối Kinh, trang 541- 542 ]      



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2015(Xem: 9938)
Một người hỏi Đức Phật: “Bạch Như Lai từ bi, Tôi muốn có hạnh phúc. Vậy thì phải làm gì?” Đức Phật đáp: “Trước hết Anh phải bỏ chữ “Tôi”. Tiếp đến bỏ chữ “Muốn”. Chỉ hai chữ đó thôi. Vì “Tôi” là ích kỷ. “Muốn” là mong, là tham. Bỏ nó, anh hạnh phúc, Trong ý nghĩ, việc làm.”
05/06/2015(Xem: 10022)
Thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Điều này làm cho các đệ tử của ông rất ư kinh sợ. Một người bạn của thiền sư Vô Căn tên thiền sư Diệu Không nghe tin liền đến ngay thiền viện bảo các đệ tử của thiền sư Vô Căn là đêm đó thiền sư sẽ nghĩ lại trong phòng của thiền sư Vô Căn rồi bảo các đệ tử hãy mang cho ông một thau nước, một bồn lửa, một bồn bùn đất.Đêm đến, thiền sư thiền sư Vô Căn lại nghe tiếng than thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn:
04/06/2015(Xem: 11862)
Thích cho đi ngày càng nhiều phước báu Thích cảm ơn điều thuận lợi nhiều hơn Thích giúp người ta thường gặp quý nhơn Thích oán trách ngày thêm nhiều phiền não Thích mãn nguyện niềm vui hay lai đáo Trốn tránh thời thất bại rất chua cay Thích sẻ chia bè bạn đến hằng ngày Thường giận dữ ngày càng nhiều bệnh tật Thích chiếm dụng sau nầy thành hành khất Bố thí thường ngày càng được giàu sang Thích hưởng thụ nợ khổ lắm đeo mang Thích học hỏi ngày càng tăng trí tuệ
01/06/2015(Xem: 10055)
Có một khoảng cách tìm đến Có một khoảng trống tìm về Nỗi đau trái tim đan bện Chập chùng ảo ảnh hôn mê. Phật thương chúng sanh như mẹ Cưu mang chín tháng mười ngày Bao nhiêu lá răm lá hẹ Ngậm cười nuốt trọn đắng cay.
01/06/2015(Xem: 8154)
Làm con đức Phật được nhiều điều quý Vì học theo Ngài nên rất bình an Thân tâm không vướng bận chuyện thế gian Thật diễm phúc trong đạo mầu tỏa sáng
01/06/2015(Xem: 9857)
Bồ Tát Đản sanh xuống cõi đời Niềm vui lan tỏa khắp nơi nơi Trời người cảnh vật đều hoan hỷ Trang sử vàng ghi rất rạng ngời
27/05/2015(Xem: 9674)
Thảng thốt, bàng hoàng tin Népal địa chấn Gần 8 độ Richter lật ngược Kathmandu Quật đổ điện đài đền miếu tín ngưỡng Hindu Và cả cổ tự cũng tan hoang đổ nát Ôi! Đất Phật của tôi Hơn hai ngàn năm bảo sát Ngài vẫn ngồi kia Trầm mặc, an nhiên! Ngài vẫn như như bất động toạ thiền Gạch, đá, cát... không dám sờ đụng chân dung bất tử
26/05/2015(Xem: 10086)
Đời đẹp mong manh! Quá vô thường! Trái tim ta hỡi! Đập nhịp yêu thương! Cảm ơn đất trời trong từng khoảnh khắc Ta hiện hữu giữa lòng bàn tay âm dương!
26/05/2015(Xem: 12022)
Kính lễ Đức Thế Tôn! Ánh Đạo bừng soi từ dạo ấy, Chúng sanh nhuần gội ánh Thiều Quang. Sao mai vừa mọc bình minh trải, Làm rung rinh thế giới ba ngàn. Từ cội Bồ Đề Người vươn dậy, Chói loà Thiên Địa thảy xưng tôn. Ngoại Đạo ma quân vừa thoáng thấy,
26/05/2015(Xem: 7859)
Như đứa con xa trở lại nhà, Lòng mong mỏi gặp bóng hình cha. Nay trên Thánh Địa con lần vết, Bước đường chứng đạo Phật Thích Ca. Đây đỉnh tượng đầu núi Tuyết Sơn, Sáu năm ròng rã dạ không sờn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]