Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

138. Kinh Tổng Thuyết Và Biệt Thuyết

19/05/202011:35(Xem: 14514)
138. Kinh Tổng Thuyết Và Biệt Thuyết

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


138. Kinh TỔNG THUYẾT và BIỆT THUYẾT

( Uddesavibhanga sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ – trú qua         (1)

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na              (2)

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường     (3)

          Tại đây, đấng Pháp Vương cho gọi

          Chúng Tỷ Kheo rồi nói như vầy :

 

        – “ Các Tỷ Kheo ! Hãy nghe đây ! ”.

 

       Chúng Tăng vâng đáp lời Ngài truyền ra.  

 

          Đức Phật Đà trang nghiêm thuyết giảng :  

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Ta giảng ở đây

              Về Tổng Thuyết & Biệt Thuyết này

       Hãy nghe, suy nghiệm điều đây kỹ càng ”.

 

    – “ Bạch Phật ! Chúng con đang mong để

          Được Thiện Thệ bi mẫn trình bày ”.

 

        – “ Này các Tỷ Kheo ! Hằng ngày

       Cần phải quán sát đủ đầy ra sao

          Để Thức của người nào cũng dạng

          Không tán loạn đối với ngoại trần,

     _________________________

 

(1) : Thành Xá Vệ - Savatthi.   (2)&(3) : Tinh Xá  Jetavanavihàra

(Kỳ Viên) do Trưởng-giả Cấp Cô Độc Anathapindika dâng cúng.            

 

              Tâm không trú trước nội trần,

       Không tản rộng, không bị phần chấp nê

         (Hay chấp thủ) mọi bề quấy rối.

 

          Các Tỷ Kheo ! Thức đối ngoại trần 

              Không tán loạn, tản rộng dần

       Tâm không trú trước nội trần ở đây,

          Không bị chấp thủ này quấy rối

          Sẽ không có tập khởi, khởi sanh

              Của khổ về chết, già, sanh

       Trong tương lai ”. Đấng Cha Lành nói xong

          Từ chỗ ngồi thong dong đứng dậy

          Rời nơi ấy, hương thất đi vào.

 

              Sau khi Phật đi không lâu 

       Chúng Tăng bàn luận như sau : “ Chư Hiền !

          Sau khi đã nói lên Tổng thuyết

          Và Biệt thuyết vắn tắt, sơ qua

              Không có giải nghĩa rộng ra,

       Thế Tôn đứng dậy đi qua phòng Ngài.

          Nay có ai có thể giảng giải

          Một cách thật rộng rãi phần này ”.

 

              Rồi các Tỷ Kheo nghĩ ngay

       Đến vị Tôn-giả vốn đầy tài ba

          Về Luận nghị, đó là Tôn-giả

          Ma-Ha Kách-Cha-Ná, hay là

              Ma-Ha Kách-Chá-Da-Na

       Đại Ca-Chiên-Diên cũng là ngài đây.  

          Được Thế Tôn chính Ngài tán thán,

          Phạm hạnh bạn có trí kính nhường

              Tôn-giả nghị luận này thường

       Có thể giải nghĩa tinh tường điều đây.                    

 

 

          Vậy chúng ta đi ngay đến cả

          Chỗ Tôn-giả Đại Ca-Chiên-Diên,

              Sau khi đến, sẽ hỏi liền

       Điều ta cần biết, do duyên như vầy

          Sẽ hiểu tường từ ngài Tôn-giả ”. 

 

          Rồi tất cả các vị đi qua

              Chỗ ngài Kách-Chá-Da-Na

       Nói lời chào hỏi an hòa xã giao

          Rồi cùng nhau một bên ngồi xuống

          Hỏi Tôn-giả điều muốn biết này.

              Ngài Ca-Chiên-Diên nói ngay :

 

 – “ Chư Hiền ! Như ví dụ này ở đây :

          Một người cần lõi cây, tìm khắp

          Để tìm cầu thu thập lõi cây,

              Đến cây lớn có lõi cây

       Người ấy bỏ rễ, thân cây, nghĩ rằng

          Lõi cây cần ở trong nhánh, lá.

          Cũng vậy, các Hiền-giả vừa qua

              Đứng trước mặt đấng Phật Đà

       Chư Hiền-giả lại vượt qua Ngài rồi !

          Nghĩ rằng cần hỏi tôi nghĩa lý

          Về tổng thuyết mà vị Phật Đà

              Đã vắn tắt khi thuyết ra.

       Nhưng cần phải hiểu Phật Đà Toàn Tri

          Biết những gì cần biết – cũng vậy

          Thấy những gì cần thấy, uyên nguyên

              Bậc Trí-giả, bậc Phạm Thiên,

       Là bậc có mắt, bậc Tuyên thuyết nhiều,

          Bậc Pháp-giả, mục tiêu hướng tới

          Bậc đem lợi bất tử, thăng hoa,

 

 

              Bậc Pháp chủ, đấng Phật Đà,

       Chư Hiền hãy đến thưa qua cùng Ngài,

          Đấng Như Lai thế nào thuyết giảng

          Chư Hiển hãy viên mãn thọ trì ”.

 

        – “ Xin thưa Tôn-giả tường tri 

       Chắc chắn đức Chánh Biến Tri mọi thì

          Biết những gì cần biết – cũng vậy

          Thấy những gì cần thấy, sâu xa.

              Nếu chúng tôi hỏi Phật Đà

       Ngài sẽ thuyết giảng để mà chỉ ra.

 

          Nhưng Tôn-giả Kách-Cha-Da-Ná 

          Được Thế Tôn từng đã tán dương,

              Các đồng-phạm-hạnh kính nhường,

       Tôn-giả có thể đảm đương việc này

          Giải thuyết tổng thuyết đây rộng rãi

          Phần Phật đã đại khái nói ra

              Mà không giải thích sâu xa,

       Mong rằng Tôn-giả Kách-Cha-Da-Nà

          Giải thích ra, nếu không phiền phức ”.

 

    – “ Vậy Chư Hiền hết sức lắng nghe

              Và suy nghiệm kỹ mọi bề

       Tôi vì các vị nói về pháp trên ”.   

 

          Các Tỷ Kheo ngồi bên vâng đáp

          Tôn-giả bèn giải pháp nghĩa liền :

 

         – “ Phần tổng thuyết, này Chư Hiền !  

       Thế Tôn vắn tắt đã tuyên thuyết và

          Không giải thích rộng ra, sau đấy

          Từ chỗ ngồi đứng dậy về phòng.

              Tổng thuyết các vị chưa thông   

 

 

      ‘Vị Phích-Khú cần quán sát hòng hiểu sâu

          Một cách như thế nào để Thức

          Của vị ấy đối trước ngoại trần

              Không tán loạn, không tản phân

       Tâm không trú trước nội trần – cũng không

          Bị chấp thủ trong lòng quấy rối.

          Sẽ không có tập khởi, cũng tày

              Sanh khởi của khổ : sanh này

       Và già, chết trong tương lai’. Như vầy

          Về điều này tôi hiểu ý ấy

          Với một cách rộng rãi như sau :

 

              Chư Hiền ! Phải gọi thế nào

       Là Thức đối với biết bao ngoại trần

          Bị tán loạn, tản phân như vậy ?

          Này Chư Hiền ! Vị ấy Tỷ Kheo

              Thấy sắc khi mắt trông theo

       Thức truy cầu sắc tướng đều khó toan,

          Bị buộc ràng bởi vị sắc tướng,

          Vị sắc tướng cột chặt Thức đây,

              Triền phược bởi kiết sử này

       Là vị sắc tướng. Như vầy gọi ngay

          Là thức này với ngoại trần ấy

          Bị tán loạn, bị khuấy không vầy.

 

              Vị Sư nghe tiếng với tai  

       Nếm vị với lưỡi, mũi này ngửi hương,

          Cảm xúc thường với thân, nhận thức

          Pháp với ý… Rồi thức truy cầu

              Thanh tướng, hương & vị tướng nào 

       Xúc tướng, pháp tướng sa vào lưới đan

          Bị buộc ràng, trói chặt bởi vị

 

          Của thanh, hương và vị tướng, hay

              Bởi vị của pháp tướng đây,

       Triền phược bởi kiết sử ngay vị này.

          Vậy gọi đây là thức đối với

          Ngoại trần bởi bị tán loạn và

              Bị tản rộng. Như vậy là

       Gọi : ‘Thức bị tán loạn và tản ra.

 

          Chư Hiền ! Sao gọi là thức ấy 

          Không bị tán loạn vậy ? Hay là

              Thức không bị tản rộng ra ?

       Chư Hiền ! Vị Tỷ Kheo mà gần xa

          Thấy sắc qua con mắt, thức ấy

          Không truy cầu sắc tướng đêm ngày,

              Không bị vị sắc tướng đây

       Trói, cột chặt bởi vị ngay sắc này,

          Không triền phược bởi rày kiết sử

          Vị sắc tướng. Căn cứ nguyên nhân

              Gọi : ‘Thức đối với ngoại trần

       Không bị tán loạn, không phần tản ra.

 

          Vị Tỷ Kheo nghe qua tiếng nói

          Mũi ngửi hương và với lưỡi này

              Nếm vị mặn, ngọt, chua, cay…

       Thân cảm xúc với thân này trải qua,

          Nhận thức pháp gần xa với ý,

          Thức không vị pháp tướng truy cầu

              Không bị trói, cột chặt vào

       Bởi vị của pháp tướng đâu chóng gì,

          Không bị triền phược vì kiết sử,

          Lục trần tướng can dự ở đây.

 

              Như vậy gọi là Thức này    

       Với ngoại trần không bị rày tản ra

          Không tán loạn. Gọi là thức ấy

          Không bị tán loạn vậy, cùng là

              Nó không bị tản rộng ra.

 

       Chư Hiền-giả ! Thế nào là trú tâm

          Trước nội trần ? Hành thâm liên tục 

          Vị Tỷ Kheo ly dục, đồng thời

              Ly bất thiện pháp cả rồi,

       Chứng đạt, an trú vào nơi Nhất Thiền

          Một trạng thái an nhiên, hỷ lạc

          Do ly dục, có các tứ, tầm.

 

              Rồi thức vị ấy truy tầm  

       Hỷ lạc do ly dục sanh rõ ràng

          Bị buộc ràng bởi vị hỷ lạc

          Do ly dục, bị các vị này

              Trói buộc, cột chặt ở đây,

       Triền phược bởi kiết sử này, nói trên

          Nên gọi tên là tâm an trú

          Trước nội trần. Nói đủ là vầy.

 

              Lại nữa, Chư Hiền-giả này !

       Vị Tỷ Kheo đình chỉ ngay tứ, tầm

          Chứng, trú tâm vào Thiền đệ Nhị,

          Trạng thái hỷ lạc bởi định sanh,

              Không tầm, không tứ sẵn dành

       Nhất tâm nội tĩnh. Thức lành vị đây

          Truy tìm ngay hỷ lạc do định

          Bị trói buộc bởi chính điều này.

              Triền phược bởi kiết sử đây

       Gọi là tâm trú trước ngay nội trần.

 

 

          Này Chư Hiền ! Tinh cần Phích-Khú

          Ly hỷ trú xả, chánh niệm chuyên

              Thân cảm sự lạc thọ liền

      ‘Xả niệm lạc trú’ Thánh hiền gọi qua.

          Chứng, trú Thiền thứ ba tại đấy.

          Thức vị ấy truy tìm xả này,

              Bị trói bởi vị xả đây

       Cùng lạc. Bị triền phược ngay bởi là

          Vị xả và lạc ấy, nên được

          Gọi là tâm trú trước nội trần.

 

              Chư Hiền-giả ! Lại còn phần

       Tỷ Kheo xả lạc & khổ, cần diệt ngay

          Hỷ ưu đã trước đây cảm thọ

          Chứng, an trú vào đó : Tứ Thiền,

              Không khổ, không lạc, an nhiên

       Xả niệm, thanh tịnh. Thức nguyên vị này

          Truy tìm ngay không khổ, không lạc

          Bị buộc chặt bởi vị đã nêu

              Triền phược bởi kiết sử điều

       Gọi tâm trú trước bao nhiêu nội trần.

 

          Này Chư Hiền ! Sao điều gọi được

         ‘Tâm không bị trú trước nội trần ?’      

              Vị Tỷ Kheo ấy tinh cần

       Ly bất thiện pháp, ly phần dục đây

          Chứng, trú ngay vào Thiền thứ nhất

          Trạng thái thật hỷ lạc, do phần

              Ly dục sanh, có tứ, tầm

       Thức vị ấy không truy tầm đắn đo

          Hỷ lạc do ly dục sanh đó,

          Không bị nó cột chặt, buộc ràng,

 

 

              Không bị triền phược mọi đàng

       Bởi kiết sử hỷ lạc toàn do nơi

          Ly dục sanh. Vậy thời gọi được

         ‘Tâm không bị trú trước nội trần’.

 

              Rồi vị Tỷ Kheo tinh cần 

       Đình chỉ tầm, tứ – chứng phần, trú ngay 

          Thiền thứ hai, trạng thái hỷ lạc

          Do định sanh, không các tứ, tầm

              Và được nội tĩnh nhất tâm

       Thức vị ấy không truy tầm hỷ đây.

 

          Do định sanh, không rày bị buộc 

          Bởi vị hỷ lạc thuộc định sanh,

              Không bị triền phược trói quanh

       Bởi kiết sử hỷ lạc dành định sanh.

          Như vậy thì đích danh gọi được

          Là ‘Tâm không trú trước nội trần’.

 

              Lại nữa, Tỷ Kheo tinh cần 

       Ly hỷ trú xả, niệm cần chánh chân,

          Tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ

         ‘Xả niệm lạc trú’ đó gọi ra

              Của các bậc Thánh hiền, và

       Chứng, an trú Thiền thứ ba tức thì.

          Thức vị ấy không truy tìm xả

          Không trói chặt bởi xả & lạc phần,

              Như vậy được gọi chánh chân :

      ‘Tâm không trú trước nội trần’ là đây.

 

          Lại nữa, Tỷ Kheo này tinh tấn   

          Xả lạc lẫn xả khổ, diệt ngay

              Hỷ ưu cảm thọ trước đây,

       Chứng đạt, an trú vào ngay Tứ Thiền.            

 

 

          Không khổ, không lạc, liền xả niệm

          Thanh tịnh. Thức không kiếm tìm gì

              Sự không khổ, không lạc ni,

       Không bị buộc chặt do vì điều đây,

          Không bị triền phược rày kiết sử

          Vị không khổ, không dự lạc phần

              Như vậy được gọi chánh chân :

      ‘Tâm không trú trước nội trần’ là đây.

 

          Chư Hiền này ! Thế nào nói tới

         ‘Bị chấp thủ quấy rối’ đường tu ?

 

              Những kẻ vô văn phàm phu

       Không thấy các bậc thanh tu Thánh hiền,

          Không thuần thục pháp chuyên bậc Thánh,

          Không tu tập pháp Thánh các phần.

              Không yết kiến các Chân nhân,

       Không thuần thục các pháp phần Chân nhân,

          Không tu tập Chân nhân pháp cả,

          Thấy ‘sắc như tự ngã’, hay là

             ‘Tự ngã như có sắc’, và

       Thấy ra ‘tự ngã như là sắc’ đây,

          Hay ‘sắc này như là tự ngã’.

          Sắc pháp ấy hoặc giả đổi thay,

              Biến hoại. Với sự việc này

       Biến hoại, đổi khác sắc đây. Như vầy

          Thức vị này bị tùy chuyển mãi

          Bởi biến hoại trong sắc pháp này

              Của vị ấy. Do thức đây

       Bị tùy chuyển bởi đổi thay, biến hoài

          Trong sắc pháp như vầy, nên pháp

          Quấy rối khởi, xâm nhập tâm – và 

 

 

              Tồn tại. Vì tâm bị qua

       Xâm nhập, vị ấy thật là hãi kinh,

          Muộn phiền và tự mình khao khát,

          Vị ấy bị chấp thủ quấy ra

              Nên xem cảm thọ, tưởng – và 

       Các hành cùng thức như là ‘ngã’ đây.

         ‘Tự ngã này như là có thức’,

         ‘Như là thức trong tự ngã’ này,

              Hay là ‘tự ngã ở đây

       Như là trong thức’. Thức này đổi thay,

          Biến hoại ngay. Với sự biến hoại

          Trong thức của vị ấy, cho nên

              Thức của Tỷ Kheo nói trên

       Bị tùy chuyển bởi sự duyên đổi hoài

          Trong thức của vị này. Do thức

          Bị tùy chuyển liên tục, cho nên

              Các pháp quấy rối khởi lên

       Xâm nhập tâm, tồn tại trên thức này

          Bị chấp thủ ở đây quấy rối.

 

          Không bị chấp quấy rối là sao ?

              Này Chư Hiền ! Có vị nào

       Đa văn Thánh đệ tử mau đến liền

          Yết kiến bậc Thánh hiền chân chánh,

          Thuần thục pháp bậc Thánh, cùng là

              Tu tập pháp bậc Thánh gia.

 

       Yết kiến các bậc từ hòa Chân nhân

          Thuần thục pháp Chân nhân các bậc,

          Tu tập pháp các bậc nói đây.

              Không thấy ‘sắc như ngã’ này,

      ‘Tự ngã như thể có ngay sắc’ vầy,  

 

         ‘Sắc trong tự ngã’, hay ‘tự ngã

          Như là trong sắc’ cả. Ở đây

              Sắc pháp vị ấy đổi thay,

       Biến hoại. Với việc này, thức đây

          Của vị này không bị tùy chuyển

          Bởi hoại biến trong sắc pháp trên.

              Thức không bị tùy chuyển, nên

       Pháp quấy rối không khởi lên rầy rà,

          Không xâm nhập tâm và tồn tại,

          Nên vị ấy không có muộn phiền,

              Không đầy khao khát liên miên,

       Chấp thủ quấy rối không phiền nhiễu qua.

 

          Vị ấy không xem là ‘cảm thọ,

          Tưởng, hành, thức vốn có như là

              Tự ngã’. Hay ‘tự ngã là

       Có thức’. Không thấy thức là ở trong

          Thức đấy’. Hay ‘thức trong vị ấy

          Là biến hoại, đổi khác’. Do vầy

              Thức không bị tùy chuyển ngay

       Bởi biến hoại trong thức đây vị này,

          Nên các pháp quấy rầy không khởi,

          Không nhập tới, tồn tại. Cho nên

              Vị ấy không sợ, không phiền,

       Không đầy khao khát, cho nên vị này

          Không bị chấp thủ rày quấy rối,

          Là không bị quấy rối do là

              Sự chấp thủ ấy gây ra.

 

       Chư Hiền ! Phần tổng thuyết mà Thế Tôn  

          Nói lên giữa Sa-môn các vị

          Một cách chỉ vắn tắt như vầy,          

 

              Không giải nghĩa rộng rãi ngay,

       Chư Hiền ! Tôi hiểu ý đây như vầy.

          Nếu như Chư Hiền nay có thể

          Hãy đến đấng Thiện Thệ hỏi Ngài

              Về ý nghĩa tổng thuyết này,

       Thế Tôn giải thích điều đây thế nào

          Chư Hiền hãy dựa vào lời dạy

          Mà như vậy thọ trì tinh cần ”.

 

              Rồi các vị Tỷ Kheo Tăng

       Sau khi hoan hỷ nghe phần giảng qua

          Của Tôn-giả Kách-Cha-Da-Ná,

          Đến yết kiến Giác Giả Phật Đà

              Đảnh lễ rồi cùng ngồi, và

       Thưa qua sự kiện vừa qua, do là

          Được Tôn-giả Kách-Cha-Da-Ná

          Theo yêu cầu của cả Chúng Tăng

              Ngài đã giảng giải về phần

       Tổng thuyết mà Chúng Tăng cần hiểu sâu,

          Do lúc đầu pháp này Đức Phật

          Đã nói lên vắn tắt, lược qua.

              Ngài Ma-Ha Kách-Cha-Na

       Do chư Phích-Khú thiết tha yêu cầu,

          Đã giảng sâu về phần tổng thuyết.

 

          Rồi chi tiết kể lại pháp mà

              Được ngài Kách-Chá-Da-Na

       Theo yêu cầu, thay Phật Đà giảng ra.

 

          Đức Phật Đà sau khi nghe kỹ

          Bảo các vị Tỷ Kheo này là :

 

        – “ Ma-Ha Kách-Chá-Da-Na

 

       Là bậc đại trí tuệ và suốt thông.

          Nếu các ông hỏi Ta điều ấy

          Ta cũng giảng như vậy trải qua

              Như Ca-Chiên-Diên giảng ra

       Ý nghĩa ấy là vậy, và các ông

          Hãy đồng lòng thọ trì như thế ”.

 

          Nghe Thiện Thệ xác định rõ ràng 

              Các Tỷ Kheo trong đạo tràng

       Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt Kinh số 138 :

 

TỔNG THUYẾT và BIỆT THUYẾT   

–  UDDESAVIBHANGA  Sutta  )  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2023(Xem: 6218)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 CẢM NIỆM VỀ XUÂN, MỪNG XUÂN.. (thơ Thắng Hoan), trang 4 MÙA XUÂN VẠN THỤ KHAI HOA (Nguyễn Thế Đăng), trang 5 ĐÔI LỜI TÂM SỰ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9 THƯ CHÚC TẾT (HT. Thích Nguyên Trí), trang 10 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM (HT. Thích Thắng Hoan), trang 11 NHỮNG NƠI MÀ NGƯỜI TU NÊN BỎ ĐI VÀ NÊN Ở LẠI (Quảng Tánh), trang 14 THÔNG TƯ PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2647 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15
29/12/2022(Xem: 2600)
Khi tờ lịch cuối cùng còn sót lại Mời bạn cùng tôi hãy đến soi gương Chấp nhận …đúng là định luật vô thường Có dám trở về hành trình của quá khứ?
24/12/2022(Xem: 2729)
Chị em bạn đạo thấy vui không Hình mẹ cùng con thật ấm lòng Ai nói tu hành là xả bỏ Khô khan kham khổ hoặc cô đơn
23/12/2022(Xem: 2701)
Giáng Sinh về đến Má vẫn ngồi Bên cạnh cây thông dáng đơn côi Nhớ năm nào đó bên con cháu Lặng lẽ ngồi đây Má ngậm ngùi
21/12/2022(Xem: 4695)
Trong hành trình trở về cội nguồn tâm linh, chúng ta như đang dạo chơi giữa cõi trần, đối diện với muôn ngàn sắc thái có không, để quán chiếu cảm nhận ra sự tinh tế, vi diệu là điều khó khăn cho kẻ phàm phu tục tử. Những vướng mắc, cản trở do vì bản chất chấp ngã chấp pháp mà che lấp bổn tánh. Trong TUYỂN TẬP THƠ nầy cũng như 8 tập thơ trước đây mà Cư Sĩ Minh Đạo đã phát hành đều nương theo tinh thần, giáo lý Phật pháp để quán chiếu, diễn bày.
21/12/2022(Xem: 2447)
Cha nay đâu còn nữa Điểm tựa đã không còn Nhớ những năm về trước Ấm nồng tình cha con
20/12/2022(Xem: 4614)
Quét Lá Cuối Năm Nhạc & Lời: Khánh Hoàng Ca sĩ: Mai Thảo Hòa âm : Thái Bảo Lộc pps : Thường Minh Chiều cuối năm ra sân quét lá Nắng trải vàng theo nhát chổi đưa Ta quét lá long lanh hoa nắng Hiên thềm nhà: trang cổ tích xưa! Tiếng chổi quét gửi lời thầm nhắn Tiễn biệt lá vàng thượng lộ bình an Những chiếc lá nay nằm ngay ngắn Rất hiền hòa chẳng chút băn khoăn
20/12/2022(Xem: 2625)
Ta ngủ quên trên mảnh phù hoa Nơi năm tháng chất dài mộng mị Thời gian trôi đi như huyền bí Giữa phận người rũ rượi hư không
20/12/2022(Xem: 3639)
Sáng nay thức dậy đón bình minh Ai nấy còn say giấc mộng huyền Vạn vật dệt đan tấm ảo ảnh Thiên nhiên họa vẽ bức thần tiên Tuyết rơi êm ả từ đêm trước Phật tọa như nhiên trong hiện tiền Thấm thoát một năm đang khép lại Nguyện cầu thế giới mãi bình yên.
18/12/2022(Xem: 2998)
Hôm nay sinh nhật con Mời Mẹ thổi nến hồng, Cho ấm nồng tim con Mẹ thổi phù nến tắt Mẹ che miệng cười vui, cười vui con che miệng Con vui Mẹ còn khỏe
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]