Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

111. Kinh Bất Đoạn

19/05/202011:28(Xem: 8889)
111. Kinh Bất Đoạn

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


111. Kinh  BẤT ĐOẠN

( Anupada sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ Thế Tôn Thiện Thệ 

          An trú tại Xá-Vệ thành này

              Sa-Vát-Thí  cũng là đây

       Kỳ Viên Tinh Xá  hôm mai tịnh, hòa

          Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná

          Cấp-Cô-Độc Trưởng giả tín gia

              A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka

       Tín thành dâng đến Phật Đà trước đây.

 

          Tại nơi này Ngài gọi Tăng Chúng :

 

    – “ Này Tăng Chúng ! Hãy khéo nghe đây ”.

 

              Chư Tỷ Kheo tại nơi này

       Vâng đáp lời Phật. Rồi Ngài thuyết ngay :

 

    – “ Chúng Tăng này ! Sa-Ri-Pút-Tá  (1)

         (Tức là Xá-Lợi-Phất vị này)

              Là bậc Hiền trí đức tài

       Là bậc Đại-tuệ cao dày rộng sâu

          Bậc quảng-tuệ, thanh cao hỷ-tuệ,

          Bậc tiệp-tuệ, lợi-tuệ uy nghi,

              Bậc quyết-trạch-tuệ diệu tri.

       Cho đến nửa tháng, Sa-Ri-Pút-Tà

          Bất-đoạn-pháp quán ra cao đẹp.

 

          Các Tỷ Kheo ! Do phép quán này

    _________________________

 

(1): Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất là vị Đại đệ tử của Đức Phật,

được tôn xưng là Đệ nhất Trí Tuệ hay vị Tướng Quân Chánh Pháp.

              Của Sa-Ri-Pút-Tá đây,

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Ở đây hiểu là

          Do Sa-Ri-Pút-Ta ly dục,

          Rồi tiếp tục bất-thiện-pháp ly,

              Chứng đạt, an trú tức thì

       Sơ Thiền, trạng thái cực kỳ vui an,

          Do ly dục, có tầm có tứ,

          Những pháp thuộc Thiền thứ nhất này

              Như tầm, tứ, hỷ lạc… hay

       Nhất tâm, xúc thọ, tưởng này, tư, tâm,

          Dục, thắng giải, tinh cần, niệm, xả,

          Và tác ý. Tất cả pháp này

              Được an trú bất-đoạn ngay.

 

       Sa-Ri-Pút-Tá biết ngay những gì

          Khi chúng khởi lên thì biết cả,

          Khi an trú, biết cả thời kỳ

              Khi chúng bị đoạn diệt đi.

       Sa-Ri-Pút-Tá tường tri rõ vầy :

         ‘Các pháp ấy trước đây không có

          Ở nơi ta, nay có hiện thời,  

              Sau khi chúng hiện hữu rồi

       Chúng bị đoạn diệt’. Mọi nơi mọi thì

          Đối với chúng, Sa-Ri-Pút-Tá

          Cảm thấy chả luyến ái chút nào,

              Không chống đối, không lụy vào,

       Độc lập, giải thoát, dứt bao buộc ràng,

          Tâm trú an, không có hạn chế.  

 

          Và như thế, Sa-Ri-Pút-Ta

              Biết : ‘Sự giải thoát trải qua

       Còn hơn thế nữa, và ta còn nhiều

          Việc phải làm những điều hơn thế’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Không nệ nghịch duyên

              Ông ấy diệt tứ, tầm liền

       Chứng và an trú Nhị Thiền minh quang,

          Một trạng thái vui an (hỷ lạc)

          Do định sanh, không các tứ, tầm

              An nhiên nội tĩnh nhất tâm

       Và những pháp thuộc Thiền tâm thứ nhì

          Như nội tĩnh, đồng thì hỷ, lạc,

          Nhất tâm hoặc xúc, thọ, tưởng phần

              Tâm, dục, thắng giải, tinh cần,

       Niệm, xả, tác ý – những phần pháp đây

          An trú ngay bất-đoạn thế đó !

 

          Xá-Lợi-Phất biết rõ điều là :

             ‘Còn có giải thoát trải qua

       Còn hơn thế nữa. Với ta vẫn còn

          Nhiều việc phải làm tròn trước đã !’.

          Rồi Sa-Ri-Pút-Tá tinh cần

              Ly hỷ trú xả các phần,

       Chánh niệm tỉnh giác thì thân cảm liền

          Sự lạc thọ, Thánh hiền gọi đủ

          Là ‘xả niệm lạc trú’, an nhiên

              Chứng và an trú Tam Thiền.

 

       Tiếp tục ông ấy xả liền khổ, vui,

          Diệt hỷ ưu trước đã cảm thọ

          Chứng, trú ở Tứ Thiền tịnh thanh,

              Không khổ & lạc, xả niệm nhanh.

       Những pháp thuộc Tứ Thiền danh như là :

          Bất khổ & lạc thọ và xả, thọ,

          Vô quán niệm tâm đó tịnh thay, 

              Nhờ niệm và nhất tâm đây,

       Cùng xúc, thọ, tưởng, dục này, tư, tâm,

          Thắng giải, niệm, tinh cần, tác ý…

          Được Sa-Rí-Pút-Tá ở đây

              Đã an trú bất-đoạn ngay.

 

       Rồi Xá-Lợi-Phất biết ngay những gì

          Khi chúng khởi lên thì biết cả,

          Khi an trú, biết cả thời kỳ

              Khi chúng bị đoạn diệt đi.

       Sa-Ri-Pút-Tá tường tri rõ vầy :

         ‘Các pháp ấy trước đây không có

          Ở nơi ta, nay có hiện thời,  

              Sau khi chúng hiện hữu rồi

       Chúng bị đoạn diệt’. Mọi nơi mọi thì

          Đối với chúng, Sa-Ri-Pút-Tá

          Cảm thấy chả luyến ái chút nào,

              Không chống đối, không lụy vào,

       Độc lập, giải thoát, dứt bao buộc ràng,

          Tâm trú an, không có hạn chế.  

 

          Và như thế, Sa-Ri-Pút-Ta

              Biết : ‘Sự giải thoát trải qua

       Còn hơn thế nữa, và ta còn nhiều

          Việc phải làm những điều hơn thế’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Rồi kế tiếp liền

              Sa-Ri-Pút-Tá vượt lên

       Hoàn toàn sắc-tưởng, vững bền diệt tiêu.

          Chướng-ngại-tưởng mọi điều đối trị,

          Không tác ý với dị-tưởng riêng.

              Nghĩ rằng : ‘Hư không vô biên’

       Chứng, an trú Không-vô-biên Xứ liền,

          Và những pháp thuộc riêng của Xứ

          Không-vô-biên, đơn cử : hư không,

              Vô-biên-xứ-tưởng, một lòng,

       Và xúc, thọ, tưởng, dục đồng tư, tâm,

          Thắng giải, niệm, tinh cần, tác ý,

          Và xả… được Sa-Rí-Pút-Ta

              An trú bất đoạn trải qua,

       Những pháp Sa-Rí-Pút-Ta biết liền

          Khi chúng mới khởi lên, trú đó,

          Khi chúng bị diệt bỏ, trừ ngay

              Sa-Ri-Pút-Tá lúc này

       Những pháp đã được trình bày trên đây,

          Những pháp này với Xá-Lợi-Phất

          Cảm thấy thật chẳng luyến ái nào

              Không chống đối, không lụy vào,

       Độc lập, giải thoát, dứt bao buộc ràng,

          Tâm trú an, không có hạn chế.  

 

          Và như thế, Sa-Ri-Pút-Ta

              Biết : ‘Sự giải thoát trải qua

       Còn hơn thế nữa, và ta còn nhiều

          Việc phải làm những điều hơn vậy’.

 

          Xá-Lợi-Phất khi ấy an hòa

              Không-vô-biên-xứ vượt qua

       Nghĩ rằng : ‘Đích thực Thức là vô biên’

          Chứng, trú Thức-vô-biên-xứ nọ.

          Các Tỷ Kheo ! Sau đó trải qua

              Tỷ Kheo Sa-Ri-Pút-Ta

       Thức-vô-biên-xứ vượt qua tức thì

          Nghĩ : ‘Không có vật chi’ – chứng, trú

          Vào Vô-sở-hữu-xứ tầng này,

              Những pháp thuộc về Xứ đây :

       Vô-sở-hữu-xứ-tưởng này, nhất tâm,

          Xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, thắng giải,

          Dục, niệm, xả, tác ý, tinh cần…

              Được Xá-Lợi-Phất cân phân

       An trú bất đoạn. Những phần pháp ni

          Được Sa-Ri-Pút-Ta biết tới

          Khi chúng mới khởi lên, trú an.

              Khi chúng đoạn diệt không còn

       Sa-Ri-Pút-Tá với toàn pháp đây

          Không luyến ái, không rày chống đối,

          Độc lập, không có trói buộc nào,

              Giải thoát, không hệ lụy nào,

       Tâm không hạn chế khi vào trú an.

 

          Xá-Lợi-Phất biết rằng : ‘Còn có

          Sự giải thoát hơn đó nhiều lần

              Còn làm nhiều việc phải cần’.

 

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Tinh cần trải qua

          Rồi Sa-Ri-Pút-Ta tuần tự

          Vượt hẳn Xứ Vô-sở-hữu ni,

              Tưởng-xứ Phi-tưởng-phi-phi

       Chứng và an trú tức thì, uy nghi.

          Với chánh niệm, Sa-Ri-Pút-Tá

          Xuất khỏi định ấy cả, thấy ngay

              Thuộc quá khứ các pháp này

       Bị sự biến hoại, diệt ngay chẳng chầy.

         ‘Như vậy các pháp này trước đó

          Đã không có nơi ta, thì nay

              Lại có hiện hữu như vầy,

       Sau khi hiện hữu, chúng rày diệt đi.          

          Và Sa-Ri-Pút-Ta đối với

          Những pháp vừa nói tới, thấy là

              Không có luyến ái xảy ra,

       Độc lập, không chống đối và thảnh thơi,

          Không trói buộc, đồng thời giải thoát,

          Không hệ lụy, an lạc trú đây

              Với tâm không hạn chế này.

       Sa-Ri-Pút-Tá biết ngay điều là :

         ‘Còn giải thoát sâu xa hơn thế,

          Còn nhiều việc cần để thực hành’.

 

              Các Tỷ Kheo ! Biết rõ rành

       Sa-Ri-Pút-Tá vượt nhanh tức thì

          Khỏi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ

          Chứng và trú Diệt Thọ Tưởng đây,

              Thấy biết với trí tuệ đầy

       Các lậu-hoặc bị diệt ngay cấp kỳ.

 

          Với chánh niệm, Sa-Ri-Pút-Tá

          Xuất khỏi định ấy, đã thấy ngay :

              Thuộc quá khứ các pháp này

       Bị sự biến hoại, diệt ngay chẳng chầy.

         ‘Như vậy các pháp này trước đó

          Đã không có nơi ta, thì nay

              Lại có hiện hữu như vầy,

       Sau khi hiện hữu, chúng rày diệt đi.       

          Và Sa-Ri-Pút-Ta đối với

          Những pháp vừa nói tới, thấy là

              Không có luyến ái xảy ra,

       Độc lập, không chống đối và thảnh thơi,

          Không trói buộc, đồng thời giải thoát,

          Không hệ lụy, an lạc trú đây

              Với tâm không hạn chế này.

       Sa-Ri-Pút-Tá biết rày thâm sâu :

         ‘Không có giải thoát nào vô thượng

          Hơn thế nữa. Về hướng tương lai

              Không có việc phải làm hoài

       Nhiều hơn thế nữa !’. Và này Chúng Tăng !

 

          Nếu nói năng một cách chân chánh

          Có thể nói phẩm hạnh người mà

              Tu trì nỗ lực trải qua

       Niềm tin Giáo Pháp thiết tha sâu dày,

          Chính người đây là một đích tử

          Của Thế Tôn Điều Ngự Như Lai,

              Sinh ra từ miệng của Ngài,

       Sinh ra từ Pháp, Pháp đây hóa thành,

          Thừa tự Chánh Pháp lành chân thật,

          Không thừa tự vật chất xấu xa.

              Nói về Sa-Ri-Pút-Ta

       Chính là đích tử Phật Đà, cận bên,

          Với phẩm hạnh như trên liệt kể.

          Các Tỷ Kheo ! Như thế hiểu là

              Sa-môn Sa-Ri-Pút-Ta

       Chân chánh chuyển Pháp luân, mà Như Lai

          Đã chuyển vận, hoằng khai Chánh Pháp ”.

 

          Với bài pháp Phật thuyết giảng ra 

              Chúng Tăng hoan hỷ sâu xa

       Tín thọ lời Đức Phật Đà dạy khuyên ./- 

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *   *

( Chấm dứt Kinh số 111 :  BẤT ĐOẠN  –  ANUPADA  Sutta )  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2018(Xem: 11278)
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 – từ trần ngày 11 tháng 11 năm 1940 là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên – Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của
03/08/2018(Xem: 8885)
Cuộc đời quá đổi chẳng lành Xe đi hỏi cưới trở thành đám tang Ôi ! Bao thảm cảnh tan hoang Tôi ngồi viết lại mà tan nát lòng Nghĩ về cuộc sống trăm năm Như làn tia chớp âm thầm thoáng ngang Nhìn xem cảnh tượng bẽ bàng Ai mà chẳng khỏi hai hành lệ rơi Nguyện cầu người chết thảnh thơi Nguyện cầu người sống đời đời thương nhau . Dallas Texas , 2-8-2018 Tánh Thiện
31/07/2018(Xem: 7880)
Gãy gánh tơ loan quạnh giấc đời Nghe từng giọt đắng chạm bờ môi Người đi chẳng luyến ân tình đoạn Kẻ ở đành cam đạo nghĩa rời Gối chiếc đìu hiu cơn ấm lạnh Canh trường lặng lẽ nỗi đầy vơi Cung thương dạo ấy hoà êm nhịp Điệu ái mùa sang trỗi nghẹn lời Mộng dệt bao phen vàng hoá đá Duyên gầy mấy lượt ngọc thành vôi Gom từng mạch cảm neo đầu sóng Nhặt bấy niềm đau buộc góc trời Để chữ tào khang hồng cánh thiệp Cho vần hạnh phúc thắm trùng khơi Thềm xưa vọng mãi câu nguyền ước Gãy gánh tơ loan quạnh giấc đời!
31/07/2018(Xem: 9773)
Truyền thống Phật Giáo Đại Thừa Quá Đường nghi thức, cúng trưa trong chùa An Cư Kiết Hạ đến mùa Đại Bàng lễ cúng xa xưa lưu truyền...
29/07/2018(Xem: 14809)
Con có duyên ra tận phi trường Los Angeles đón Ôn Thắng Hoan về chùa VN lúc Ôn đến Mỹ từ trại Tỵ Nạn vào năm 1983. Hình bóng Ôn hôm đó con không bao giờ quên được, vóc dáng gầy guộc, giản dị , chân phương của Ôn đã gieo vào lòng con niềm thương kính . Con kính cảm tạ Thầy đã gởi video về cuộc đời hoằng pháp của Ôn . Hôm nay con viết lên bài thơ này để kính dâng lên Ôn với tất cả tấm lòng mà con đã có duyên lành gần gủi Ôn lúc con còn là một học tăng ở Chùa Việt Nam, Los Angeles. Thắng Hoan Trưởng Lão ngát hương thiền Nhập đạo đồng chơn đủ phước duyên Hoằng pháp độ sanh không mỏi mệt Lợi lạc chúng sanh khắp mọi miền. Phật sự không màng công khó nhọc Đời Ngài trải rộng chẳng chùa riêng Một mình một bóng trong cô tịch Toả sáng vườn hoa Pháp diệu huyền . Dallas Texas , 28-7-2018 Tánh Thiện
29/07/2018(Xem: 6531)
Cuộc sống vẫn có lúc nầy lúc khác Bao thăng trầm vướng bận giữa thế gian Như lòng ta không an định vững vàng Dễ cuốn hút theo dòng đời chảy xiết . Biết bao kẻ tham cầu mê học thuyết Người thượng căn xem như gió cuốn đi Duyên cho ai học Phật quyết hành trì Chẳng chạy đuổi (ngũ dục) mà bỏ quên Chánh Pháp . Lời Phật dạy đừng gây bao nghiệp ác Làm việc lành khiêm tốn với tha nhân Cung dưỡng Thầy hiếu kính nghĩa song thân
28/07/2018(Xem: 7084)
Mùa An Cư năm nay cúng cháo, Thầy phân công chỉ bảo rõ rành (sadi) Viên Từ, Minh Hạnh đồng hành Cúng cháo thí thực, lo nhanh buổi chiều. Lòng thắc mắc của nhiều Phật tử. Cúng cơm đi, sao cứ cháo hoài Dọn lên món khác đổi thay Thức ăn sẵn có, cơm chay đủ đầy.. Lời giải thích sau đây cho biết Các lễ nghi đặc biệt từ xưa Nghi thức Phật Giáo Đại Thừa Cứu giúp quỷ đói, bị đưa đọa đày
28/07/2018(Xem: 8508)
NGẮM cảnh sắc cõi không kỳ diệu TRĂNG lung linh soi chiếu đêm trường LĂNG GIÀ tròn sáng như gương Soi trong bóng tối, dẫn đường chúng sanh.... Núi Lăng Già non xanh biển biếc Đảo xa xôi Phật thuyết giảng kinh Tên núi xưa đặt cho kinh Lăng Già nay gọi - Bộ Kinh Đại Thừa. Chốn nơi đây năm xưa Phật dạy Tỉnh giác ngộ nội tại từng phần Giúp cho Hành Giả đạt tâm Rõ Như Lai tạng vốn hằng chúng sanh. Kinh giáo lý trở thành cốt tủy Của Thiền Tông và Duy Thức Tông Bồ Đề Sơ Tổ khai thông
27/07/2018(Xem: 10323)
NGỒI tĩnh tọa ngắm dòng nước chảy THUYỀN từ bi gác mái xuôi dòng BÁT NHÃ rời bến sang sông, Hướng bờ Chánh Giác, thoát vòng tử sinh.
25/07/2018(Xem: 10493)
Phố vắng đêm về sương lạnh rơi Nhặt khoan âm hưởng tiếng rao mời Tìm cơm chẳng quản chân cày đất Kiếm áo nào e mặt bán trời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]