Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

77. Đại Kinh Sakuludàyi

19/05/202010:47(Xem: 10163)
77. Đại Kinh Sakuludàyi

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


77. Đại K. SAKULUDÀYI

( Mahà Sakuludàyi sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :   

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả

          Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)

                 Tinh Xá Vê-Lú-Va-Na  (2)

       Tại Ka-Lanh-Đa-Ka-Nì-Vá-Pa  (3)

       ( Nơi đây là chỗ nuôi dưỡng sóc )

          Lúc ấy, dọc trú sở không xa

              Như Mô-Ra-Ní-Va-Pa, (4)

       A-Nu-Gá-Rá, Va-Rà-Thá-Ra  (4)

          Đó chính là các nơi tu-viện

          Nhiều du sĩ danh tiếng sống đây.

 

              Đức Thế Tôn vào buổi mai 

       Đắp y mang bát, rồi Ngài đi qua

          Khất thực tại Ra-Cha-Ga-Há

          Nhưng Ngài nghĩ : “ Còn quá sớm đi ! 

              Chưa nên khất thực hành trì.

       Ta hãy đến Mô-Ra-Ni-Vá-Pà

          Tìm gặp Sa-Ku-Lu-Đa-Dí

          Là du sĩ hiện sống nơi ni ”.

              Rồi Ngài chuyển hướng để đi

    ___________________________

 

(1) & (2)  : Thành Vương-Xá – Rajagaha  là thủ phủ của nước

       Magadha ( Ma-Kiệt-Đà ) . Vua Bimbisara ( Bình-Sa Vương

  hay Tần-Bà-Sa-La ) đã dâng cúng Đức Phật ngự viên Veluvana

       để xây dựng thành Trúc Lâm Tinh Xá – Veluvanavihàra .

(3) : Kalandakanivapa  ( chỗ nuôi dưỡng sóc ).

(4) : Nơi những du-sĩ ở đông : Moranivapa  –  Khổng Tước Lâm

  (Rừng có nhiều chim công), các tu-viện : Anugara , Varadhara .

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  002

 

       Vườn Khổng Tước ( Mô-Ra-Ni-Vá-Pà ).

          Lúc ấy, Sa-Ku-Lu-Đa-Dí  

          Cùng đại chúng du-sĩ nơi này

              Tập trung một chỗ đủ đầy

       Theo như thường lệ hằng ngày xảy ra

          Đang lớn tiếng để mà tranh luận   

          Nhiều vấn đề lôi cuốn, sa đà

              Phù phiếm – cãi vả nổ ra

       Câu chuyện vua chúa, hoàng gia, đại thần,

          Chuyện ăn trộm, thần dân bách tính,

          Chuyện binh lính, chiến trận hãi hùng  

              Chuyện ăn uống, chuyện kiếm cung,

       Giường nằm, đồ mặc, chuyện dùng vòng hoa,

          Chuyện hương liệu, chuyện bà con họ,

          Chuyện xe cộ, làng xóm, thị thành, 

              Chuyện thị trấn, chuyện chiến tranh,

       Chuyện về quốc độ, chuyện dành đàn ông,

          Chuyện đàn bà, rồi dông dài mãi

          Chuyện lề đường, chỗ lấy nước dùng,

              Câu chuyện về vị anh hùng,

       Chuyện người đã chết, chuyện vùng biên cương,

          Về hiện trạng đại dương, thế giới,

          Chuyện tạp thoại lui tới lòng vòng,

              Chuyện về hiện hữu và không…

 

       Các du sĩ ấy nói trong ồn ào.

          Đức Thế Tôn đi vào chỗ ngụ

          Sa-Ku-Lú-Đi-Dá chợt nhìn

              Liền khuyến cáo Chúng của mình :

 

 – “ Các Tôn-giả ! Hãy lặng thinh, đừng ồn !

          Nay Sa-môn Gô-Ta-Ma đó

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  003

 

          Thuộc giòng họ Sắc-Dá xuất gia

              Đang đến, nhìn thấy từ xa.

       Vị Tôn-giả Gô-Ta-Ma  hiện thời

          An trú nơi Trúc Lâm Tinh Xá. 

          Vị Tôn Giả ưa mến lặng im,

              Thiền tịnh trong sự lặng im,

       Tán thán trầm lặng và tìm tịnh an.

          Nếu thấy chúng ta đang lặng lẽ

          Có thể Ngài sẽ ghé thăm đây ”.  

 

              Các vị du-sĩ nghe vầy

       Thảy đều im lặng đợi Ngài ghé qua.

 

          Khi Phật Đà uy nghiêm vừa tới

          U-Đa-Dí  thưa với Ngài là : 

 

        – “ Bạch Thế Tôn Gô-Ta-Ma !

       Lành thay ! Ngài lại ghé qua chốn này.

          Đã lâu rồi mà Ngài không đến,

          Nay đã đến, xin thỉnh Ngài ngồi

              Vào chỗ đã soạn sẵn rồi ”.

 

       Thế Tôn an tọa vào nơi được mời.

          U-Đa-Dí  thì ngồi trên ghế

          Kê thấp hơn và kế một bên.

 

              Rồi Đức Thế Tôn hỏi liền :

 – “ Này U-Đa-Dí (1) ! Nhân duyên thế nào

          Mà các vị họp nhau bàn luận,

          Và bàn luận về vấn đề gì ?

              Chuyện bị gián đoạn là chi ? ”.

 

 – “ Bạch Ngài ! Chẳng có chuyện chi lớn mà !

    ___________________________

 

(1) :Đức Phật gọi du-sĩ Sakuludayi là Udayi , một lối gọi tắt .

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  004

 

          Hãy gác qua một bên chuyện đó,

          Lát nữa có dịp sẽ nêu ra.

              Bạch Thế Tôn ! Có chuyện là

       Trong những ngày trước xảy ra như vầy :

          Các vị này : Sa-môn, Phạm-chí

          Nhiều chi phái ngoại đạo các phương

              Tập họp tại Luận-nghị-đường

       Ngồi lại đối thoại như thường xảy ra.

          Đề tài được xem là mục đích :

       “ Thật lợi ích cho dân Âng-Ga

              Cả cho dân Ma-Ga-Tha

       Thật là tốt đẹp, thật là vui thay ! 

          Hai nơi này có duyên cao quý

          Được các vị lãnh đạo giáo-đoàn,

              Lãnh đạo hội chúng danh vang,

       Sư trưởng đồ chúng, thuộc hàng Tổ Sư

          Được quần chúng xem như thần thánh,

          Uy thế mạnh, danh tiếng chẳng vừa,

              Đã đến an cư mùa mưa,

       Vì đồ chúng họ, sớm trưa giảng truyền.

          Được biết tên các vì Tôn-giả :

          Pa-Ku-Tha Kách-Chá-Da-Na, *

              Mạc-Kha-Lị Gô-Sa-La, *

       Sanh-Cha-Da Bê-Lát-Thi-Pút-Tà, *

          Ni-Ganh-Tha Na-Ta-Pút-Tá, *

    ______________________________

 

 *  Lục Sư  ngoại đạo thời Phật :

    Pùrana Kassapa ( Phú-la Ca-Diếp ) ; Makkhali Gosala  ( Mạt-

    gìa-lê Cù-xá-lợi ) ;  Ajita Kesakambali ( A-kỳ-đa Kỳ-xá-khâm-

    bà-la ) ;  Pakudha Kaccàyana ( Bà-phù-đà Ca-chiên-diên ) ;

    Sanjaya Belatthiputta  ( Tán-nhã-di Tỳ-la-phê-phất )   và

    Nigantha Nàtaputta ( Ni-kiền-tử ) .

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  005

 

          Cùng Pu-Rá-Ná Káp-Sá-Pa, *

              Và A-Chi-Ta, tức là

       Tôn-giả Kê-Sá-Kam-Ba-Li * này.

          Các vị đây có nhiều đồ chúng,

          Được quần chúng cung kính, tôn sùng,    

              Kính lễ, cúng dường không cùng      

       Nhưng trong các vị nói chung trên này

          Vị nào được có đầy đệ tử

          Cùng pháp lữ cung kính, cúng dường ?

              Đệ tử sau khi cúng dường,

       Cung kính, tôn trọng, sống nương thế nào ?

 

          Một số người như sau diễn tả :

        ‘ Vị Pu-Rá-Ná Káp-Sá-Pa

              Là vị lãnh đạo tài ba

       Sư trưởng đồ chúng, xứng là Tổ Sư.

          Được quần chúng khư khư cung kính.

          Nhưng bị chính đệ tử coi thường,

              Không được kính lễ, cúng dường,

       Và họ không sống tựa nương vào Thầy.

          Như trước đây, khi Pu-Ra-Ná 

          Káp-Sá-Pá thuyết pháp một nơi

              Có hội chúng hàng trăm người.

       Đệ tử ông ấy nặng lời nói to :

 

    – “ Chư Tôn-giả ! Chớ cho ổng giỏi !

          Chớ có hỏi ông Pú-Rá-Na

              Về các ý nghĩa sâu xa,

       Ông ta không biết chi mà giảng đâu !

          Chúng tôi đây hiểu sâu ý nghĩa   

          Hỏi chúng tôi, được chỉ dẫn ngay ”.

 

              Lúc ấy, khóc lóc, dang tay

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  006

 

       Pu-Rá-Na Ca-Diếp đầy bi ai,

          Nói như vầy với đệ tử chống

          Trong vô vọng, chẳng ai nghe mình :

 

        – “ Chư Tôn-giả ! Hãy lặng thinh !

       Hãy nhỏ tiếng. Hãy cứ tin điều này :

          Các vị đây không hỏi chư vị,

          Nhưng họ chỉ hỏi ở tôi đây !

              Tôi sẽ trả lời họ ngay ”.

 

       Nhiều đệ tử Ca-Diếp này bỏ đi 

          Ngay sau khi kích bác kịch liệt

          Pu-Ra-Na Ca-Diếp – Thầy mình.

              Họ nói với giọng bất bình :

 

  – “Ông không biết Pháp & Luật minh triết này,

          Ta biết Pháp & Luật đây triệt để.

          Làm sao ông có thể biết rành ?

              Ông theo tà hạnh đành rành,

       Ta theo chánh hạnh tịnh thanh vô cùng.

          Điều ta nói tương ưng vô kể,

          Điều ông nói không thể tương ưng.

              Chính ông đã nói tráo trưng

       Điều đáng nói trước ông từng nói sau,

          Điều nói sau thì ông nói trước,

          Chủ trương ông lật ngược mất rồi !

              Câu hỏi ông bị bác rồi !

       Ông đã thuyết bại. Hãy mời giải vây !

          Nếu có thể dùng ngay ý chí

          Gắng thoát ra lối bí để ra ”.

 

              Như vậy, ông Pu-Ra-Na  

       Káp-Sa-Pá ấy thật là đáng thương !

          Bị đệ tử coi thường, chì chiết,       

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  007

 

          Mạ lỵ và mắng nhiếc, miệt khinh

              Nhắm vào hành động của mình.

 

   *  Cũng có một số người đinh ninh là 

          Các Tôn-giả tài ba xuất chúng

          Lãnh đạo các hội-chúng, giáo-đoàn,

              Lãnh đạo đồ chúng, danh vang,

       Sư trưởng đồ chúng, thuộc hàng Tổ Sư       

          Được quần-chúng xem như thần thánh

          Uy thế mạnh, danh tiếng, như là :

              Mạc-Kha-Lị Gô-Sa-La,

       Sanh-Cha-Da Bê-Lát-Thi-Pút-Tà

          Pu-Ku-Tha Kách-Cha-Da-Ná

          Ni-Ganh-Thá Na-Tá-Pút-Ta…

 

              Nhưng đã có chuyện xảy ra 

       Với Ni-Ganh-Thá Na-Ta-Pút-Tà

          Đang thuyết pháp ba hoa như vậy

          Cho hội-chúng cả mấy trăm người.

              Có đệ tử ông tức thời

       Đứng lên kích bác nặng lời với ông,

          Khinh miệt ông, nói lời mắng nhiếc,

          Mạ lỵ về những việc của Thầy.

 

              Na-Ta-Pút-Tá dang tay  

       Khóc lóc cải chính, chẳng ai nghe lời.

 

      *  Một số người thẳng ngay tuyên bố :

       “ Một vị có uy tín, tài ba 

              Là Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Lãnh đạo hội-chúng thật là vang danh,

          Bậc Sư trưởng thiện lành, nghiêm tịnh,

          Được quần chúng cung kính, ngưỡng tôn,

              Được các đệ tử Sa-môn &

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  008

 

       Đệ tử áo trắng rất tôn trọng Ngài.

          Thường cúng dường, trước Ngài kính lễ,

          Nương tựa để tu học với Thầy.

 

              Con nhớ một thuở trước đây

       Đại Sa-môn giảng cho vài ba trăm.

          Cả thính chúng chú tâm nghe kỹ

          Bỗng một vị đệ tử bật ho

              Tuy thành tiếng nhưng không to.

       Vị đồng-phạm-hạnh nhắc, do ngồi kề

          Dùng đầu gối hích về vị đó

          Và nói nhỏ : ‘Hiền-giả lặng yên !

              Chớ có gây ồn, làm phiền

       Thế Tôn là bậc thâm uyên, trọn lành,

          Đang thuyết pháp, cần thanh tịnh đấy !’.

 

          Trong khi ấy, Ngài Gô-Ta-Ma 

              Thuyết pháp, đại chúng hằng hà

       Không một tiếng động xảy ra nơi này.

          Không có ngay một tiếng đằng hắng,

          Không tiếng ho. Im lặng hoàn toàn,

              Từng nhóm đại-thính-chúng đang

       Nhiệt tình kỳ vọng, hân hoan nghĩ rằng :

        ‘Thế Tôn thuyết pháp hằng cặn kẽ

         Cho chúng ta, ta sẽ nghe tường’.

 

              Ví như tại ngã tư đường 

       Một người bóp vắt bánh đường mật ong,

          Và đại chúng sống trong mong ngóng

          Trong nhiệt tình kỳ vọng bồn chồn.

              Cũng vậy, trong khi Sa-Môn

       Gô-Ta-Ma giảng pháp tôn quý nào

          Cho hội chúng không sao đếm tận

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  009

 

          Không một tiếng đằng hắng, ho nào.

              Vài đệ tử tánh sân mau

       Với đồng-phạm-hạnh cãi nhau, bất hòa,

          Bỏ đời sống xuất gia, hoàn tục,

          Nhưng họ vẫn tiếp tục tán dương

              Tôn kính bậc Thầy Pháp Vương,

       Tán thán Pháp Bảo, tán dương Tăng-Già,

          Tự trách ta, không trách người khác :

         ‘Chính chúng ta phận bạc như vôi !

              Thật bất hạnh, thiếu phước rồi !

       Đã được nhập chúng sống đời xuất gia

          Trong Pháp và Luật nghiêm căn bản

          Được khéo giảng khúc chiết, rõ bày,

              Mà không thể sống lâu dài

       Theo Phạm-hạnh tu học vầy chẳng lơi,

          Sống an lành trọn đời như vậy,

          Nay giữ lấy ngũ giới tại gia ”.

 

              Như vậy, Ngài Gô-Ta-Ma 

       Được các đệ tử rất là kính tôn,

          Kính lễ luôn, thành tâm cung dưỡng

          Nương tựa bậc Sư Trưởng Thích Ca ”.

 

        – “ U-Đa-Dí ! Ông thấy qua  

       Có bao nhiêu pháp nơi Ta có rồi

          Mà từ nơi pháp này căn cứ

          Các đệ tử cung kính, tán dương,

              Tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường,

       Sau đó, họ đã tựa nương Ta hoài ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Trong ngoài hiểu khắp

          Nơi Thế Tôn, năm pháp thực hành

              Do nơi năm pháp tốt lành 

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  010

 

       Mà các đệ tử nhiệt thành kính tôn,

          Sống nương tựa Thế Tôn, cung kính.

          Năm pháp chính như vậy là gì ?

         –  Thế Tôn ăn ít, thường khi

       Tán thán hạnh ăn ít, vì nghiêm thân,

          Pháp thứ nhất hạnh ăn ít đó. 

      –  Hạnh thứ hai Ngài có thực thi :

              Biết đủ với các loại y,

       Tán thán tri túc với y loại nào.

      –  Món ăn nào khất thực thọ dụng

          Thế Tôn cũng tri túc, đủ dùng.

           –  Bất cứ sàng tọa nói chung

       Ngài cũng biết đủ, ung dung chẳng nề.

      –  Thứ năm, về viễn ly hạnh mãn

          Ngài sống và tán thán hạnh này.

              Đệ tử do năm pháp đây

       Cung kính, tôn trọng, thường hay cúng dường.

          Sau khi đã cúng dường, kính lễ,

          Họ triệt để nương tựa nơi Ngài ”.

                                             

        – “ U-Đa-Dí ! Nếu như vầy

       Đệ tử cung kính Như Lai chỉ vì

       * Ta ăn ít, hạnh tri-túc-thực

          Nhưng định mức đệ tử của Ta

              Chỉ ăn một bát – Kô-sa,                   ( kosa )

       Chỉ ăn nửa bát, hay là chấp nê 

          Chỉ ăn một trái Vê-Lu-Vá                  ( veluva )

          Ăn nửa Vê-Lu-Vá trái ni.

              Còn Ta có khi ngọ thì

       Ăn một bình bát, có khi hơn nhiều.

          Nếu vì điều ăn ít như thế

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  011

 

          Thời đáng lẽ đệ tử Như Lai

              Không cung kính, tôn trọng Thầy,

       Cũng không cung dưỡng, lâu dài dựa nương.

 

       * Còn Như Lai thường thường biết đủ

          Với bất cứ loại y mặc nào,

              Tán thán biết đủ thanh cao

       Nếu chỉ vì vậy mà bao nhiêu người

          Đệ tử Ta thời thời cung kính,

          Luôn tôn trọng, lễ kính, cúng dường.

              Khi nhiều đệ tử chủ trương

       Mặc y phấn tảo họ thường làm ra.

          Từng mảnh vải tha ma, đống rác,

          Họ lượm, giặt, kết lại thành y

              Tăng-già-lê – Săng-Ga-Ti  (1)

       Hoặc Út-Tá-Rá…(1)  mọi thì che thân.

          Còn Ta, y được dâng cúng bởi

          Các tín thí mang tới cúng dàng,

              Các chỗ sờn mỏng được đan

       Bện lại với dây tơ càng chắc hơn.

          Nói Sa-môn Kiều Đàm mọi lúc

          Sống tri túc với bất cứ y,

              Tán thán hạnh biết đủ y,

       Này U-Đa-Dí ! Nếu vì hạnh ni

          Với bất cứ loại y nào đó   

          Hạnh luôn có biết đủ ở trong,

    _____________________________      

 

(1) : Một vị Tỷ Kheo (Tỳ-Khưu -Bhikkhu ) đã thọ Cụ-Túc-Giới (Đại

Giới) luôn luôn mang theo mình Bình Bát và Tam Y :  Y An-Đà-Hội

(Antarvàsa –Y mặc như quần ); Y Uất-Đà-La-Tăng (Uttara sangha –Y vai trái ); Y Tăng-Già-Lê – Sanghàti  ( Y may từ 2 đến 7 lớp- có

thể dùng để đắp .Y này chỉ hàng Tỷ Kheo mới có, khi hành Tăng Sự

thì bắt buộc phải đắp lên vai trái, bên ngoài Y Uất-đà-la-tăng ). .   

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  012

 

              Mà đệ tử Ta một lòng

       Cung kính, tôn trọng – là không đúng rồi !

          Vì chính họ tìm nơi đống rác,

          Nơi tiệm phố hay các tha ma

              Lượm gom, giặt sạch, may ra

       Thành y phấn tảo, mặc qua mọi thời.

 

       * Còn như lời ông vể điểm khác 

          Ta biết đủ với các món ăn 

              Khất thực từ các nhà dân,

       Tán thán hạnh đó. Và nhân hạnh này

          Đệ tử Ta lòng đầy cung kính,

          Cúng dường Ta và kính lễ Ta,

              Rồi sống nương tựa nơi Ta,

       Điều đó không đúng như là ý ông.

 

          Vì ở trong những người đệ tử     

          Có một số đã tự nguyện rằng :

              Chỉ đi khất thực nuôi thân,

       Không nhận tín thí Trai Tăng cúng dường.

          Thỏa mãn với món thường mảy mún,

        ( Dù chỉ là chút bún, chút canh )

              Còn Ta, thiện tín chí thành    

       Cúng dường thực phẩm ngon lành vị, hương,

          Thỉnh đến nhà dâng các loại cháo,

          Cơm từ gạo lựa bỏ hạt hư,

              Các loại trợ vị, canh nhừ…

       Nếu nói Ta ‘biết đủ’ như hạnh mà

          Đệ tử Ta nguyện chỉ khất thực,

          Và thọ thực từ món ăn này,

              Đáng lẽ đệ tử Như Lai    

       Không hề cung kính, lễ hay cúng dường

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  013

 

          Đến Như Lai ; không nương tựa nữa.

 

       * Còn hằng bữa Ta sống tĩnh tâm

            ‘Biết đủ’ với chỗ ngồi, nằm,

       Bất cứ sàng tọa nào nhằm chuyện đây

          Đều ‘biết đủ’. Hạnh này tán thán.

          U-Đa-Dí ! Về khoản kể này

              Có những đệ tử Như Lai

       Nguyện suốt đời : sống ở ngoài trời thôi !

          Dưới gốc cây tứ thời tự tại

          Nguyện không sống dưới mái che nào !

              Suốt trong tám tháng dãi dầu.

     ( Chỉ trừ các tháng thuộc vào An cư ).

          Còn với Như Lai thì thỉnh thoảng

          Ta thuyết giảng, sống ở ngôi lầu

              Có nóc nhọn, nhà thì cao

       Tô vôi, tường chắn gió vào, cài then,

          Có thắp đèn, cửa sổ khép kín.    

 

          Nếu đệ tử cung kính Như Lai

              Vì sàng tọa ‘biết đủ’ này,

       Thì là không đúng điều đây chút nào !

          Mà đáng lẽ họ đâu kính lễ,

          Tôn trọng để nương tựa vào Ta.

 

           * Bảo Sa-môn Gô-Ta-Ma 

       Sống viễn ly, khen ‘rời xa’ hạnh này,

          Các đệ tử Như Lai cung kính,

          Nương tựa Ta do chính hạnh này,

              Thời cũng không đúng như vầy,

       Vì nhiều đệ tử vào ngay núi rừng 

          Nơi điểm dừng vùng sâu, xa vắng.

          Mỗi nửa tháng mới gặp Chúng Tăng

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  014

 

              Để tụng Giới bổn, sửa thân.

       Còn Ta, nhiều đệ tử hằng đi theo

          Các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni chúng,

          Cư Sĩ chúng, cả nữ & nam nhân,

              Quốc vương, Trưởng giả, Đại thần,

       Ngoại đạo, đệ tử cận thân vị này,

          Vây quanh Ta hằng ngày như thế,

          Thì đáng lẽ các đệ tử Ta 

              Không cung kính, tôn trọng Ta,

       Không sống nương tựa vào Ta trọn đời.

 

          Như vậy thời, này U-Đa-Dí !

          Không phải chỉ vì năm pháp này

              Mà đệ tử trọng Như Lai,

       Cung kính, đảnh lễ, thường hay cúng dường,

          Sống tựa nương vào Ta an lạc.

          Nhưng có năm pháp khác cao minh

              Các đệ tử Ta giữ gìn,

       Cung kính, tôn trọng, nhiệt tình cúng dâng.

 

I.-  Giới hạnh tăng thượng :

 

          Thế nào là năm phần pháp ấy ?

          U-Đa-Dí ! Ông thấy thường là

              Các hàng đệ tử của Ta

    * Thán phục Tăng-thượng-giới Ta tịnh hòa :

         ‘Sa-môn Gô-Ta-Ma là vị

          Có giới hạnh cao quý, tựu thành

              Giới uẩn tối thượng, tịnh thanh’ .

       Này U-Đa-Dí ! Thực hành nghiêm minh,

          Tăng-thượng-giới tự mình tuân thủ,

          Nên đệ tử thán phục, kính tôn,

              Đảnh lễ, cúng dường – và còn

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  015

 

       Nương tựa Ta mãi, không sờn niềm tin. 

          Pháp thứ nhất thực tình cao quý.

 

II.-  Tri kiến vi diệu :

 

          U-Đa-Dí ! Còn pháp thứ hai :

           * Đệ tử kính phục Như Lai

     ‘Tri kiến vi diệu’ có ngay thường hằng.

          Khi Như Lai nói rằng : ‘Ta biết’,

          Nghĩa là Ta có biết sâu xa.

              Khi nói : ‘Ta thấy’, nghĩa là

       Như Lai có thấy rộng xa rõ ràng. 

         ‘Ta thuyết pháp với toàn thắng trí,

          Không phải không thắng trí mãn viên’.

             ‘Ta thuyết pháp có nhân duyên

       Không phải không có nhân duyên’ dần dà.

         ‘Sa-môn Gô-Ta-Ma thuyết pháp,

          Có cùng khắp về lực-thần-thông,

              Không phải không lực-thần-thông’,          

       Là điều đệ tử hết lòng dựa nương.

 

III.-  Trí tuệ tăng thượng :

 

       * U-Đa-Dí ! Tinh tường nhiếp phục

          Các đệ tử thán phục Như Lai

              Về ‘Tăng thượng trí tuệ’ đây.

       Không thể có sự kiện này xảy ra

          Khi các đệ tử Ta suy nghĩ :

       “ Đức Kiều-Đàm là vị tịnh thanh,

              Ngài có trí tuệ sẵn dành,

       Tuệ uẩn tối thượng tựu thành trước nay.

          Tuy vậy, Ngài không thấy thấu đáo

          Một luận đạo nào thuộc về sau,

              Một luận nạn ngoại đạo nào

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  016

 

       Khởi trong hiện tại ; mà sao Ngài thì

          Không luận phá sau khi khéo léo

          Nạn phá với Chánh Pháp thâm sâu ? ”.   

              U-Đa-Dí ! Nghĩ thế nào ?

       Những đệ tử vốn thấy mau, biết liền,

          Có thể nào thản nhiên làm chuyện

          Gián đoạn sự diễn tiến nửa chừng

              Khiến cuộc đàm thoại bị ngừng ? ”.

 

 – “ Thưa không ! Chuyện ấy không từng xảy ra ! ”. 

 

     – “ U-Đa-Dí ! Nói qua điểm mới

          Ta không chờ giáo giới uy nghi

              Nơi đệ tử Ta thực thi.

       Mà chính những đệ tử thì chờ Ta

          Giáo giới họ, họ đà kính lễ.

          Pháp thứ ba được kể như vầy,

              Khiến các đệ tử Như Lai

       Trọng Ta, tôn kính, thường hay cúng dường,

          Sống tựa nương nơi Ta, an lạc.

 

IV.-  Tứ Diệu Đế :

 

       * U-Đa-Dí ! Điều khác nói về

              Chúng sinh chìm đắm trong mê

       Đệ tử Ta cũng cận kề khổ đau,

          Bị khổ đau đêm ngày chi phối

          Đến hỏi Ta cách đối phó nào ?

              Hỏi Khổ Thánh Đế là sao ?

       Ta giảng cho họ đuôi đầu khổ đây,

          Làm họ thỏa mãn ngay tức khắc

          Với trả lời chân thật của Ta.    

              Khổ, Tập, Diệt, Đạo (1) giảng ra

                                                   (1) :  Xem chú thích trang kế .

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  017

 

       Khiến thỏa mãn. Pháp đây là thứ tư

          Mà đệ tử Ta như-pháp ấy

          Cung kính Ta, lễ lạy, cúng dường,

              Theo Ta để sống tựa nương.

 

V.-  Con đường hành trì :

 

    1) Tứ Niệm Xứ

 

   * Này U-Đa-Dí ! Lại thường trải qua

          Ta giảng ra con đường tu tập

          Được phổ cập đến khắp nơi nơi

              Những đệ tử Ta mọi thời

       Nương Bốn Niệm Xứ (2) chẳng lơi hành trì.

 

          Vị Tỷ Kheo mọi thì tu tập

          Phải như thật ‘Quán Thân trên thân’,   

              Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần

       Tham ưu chế ngự, muôn phần tịnh yên.

          Rồi đến ‘Quán Thọ trên các thọ’,

          Luôn tỉnh giác và có tinh cần

              Chế ngự tham ưu tự thân.

     ‘Quán Tâm trên chính tâm’, cần nhiệt tâm

          Luôn tỉnh giác và thầm chánh niệm

 

   _______________________________

 

(1) : (Trang trước ) Bốn Sự Thật hay Tứ Diệu Đế ( Ariyasacca ) :

      Khổ Đế ( dukkha ), Tập Đế ( mudaya ), Diệt Đế ( nirodha )

       và Đạo Đế ( magga ) ..

 

 (2) :  Kinh NIỆM XỨ  ( Satipatthàna-sutta ) có 4 đế mục

      quán niệm  ( anupassanà ) :

   -  Quán Thân ( bất tịnh ) hay Niệm Thân ( Kàyànupassanà ) .

   - Quán Thọ ( thị khổ ) hay Niệm Thọ ( Vedanànupassanà ) .

   - Quán Tâm ( vô thường ) hay Niệm Tâm ( Cittànupasanà ) .

   - Quán Pháp ( vô ngã ) hay Niệm Pháp ( Dhammànupassanà ) .

 

 

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  018

 

          Để chế ngự, dứt điểm ưu tham.

            ‘Quán Pháp trên các pháp’ trần

       Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần, nhiệt tâm 

          Để chế ngự ưu tham các thứ.

          Đó là Bốn Niệm Xứ chánh chân.

 

2) Tứ Chánh Cần :

 

              Rồi tu tập Bốn Chánh Cần : (1)

   –  Khiến ác, bất thiện pháp phần chưa sinh

          Không cho sinh, khởi lên ý muốn

          Mọi tình huống tinh tấn, tận tình.

          –  Ác, bất thiện pháp đã sinh

       Cố trừ diệt, không cho sinh trưởng vào.

      –  Thiện pháp nào chưa sinh – sinh khởi.   

      –  Đã sinh khởi – tăng trưởng, duy trì,

              Cho được quảng đại, tu trì

       Viên mãn. Ý muốn tức thì khởi ra

          Cố gắng và sách tâm, tinh tấn.

          Các đệ tử Ta vẫn đêm ngày

              Phần đông an trú nơi đây

       Sau khi chứng thắng trí này sâu xa,

          Chứng đắc qua cứu cánh viên mãn.

 

    3) Tứ Thần Túc :  

 

       * Ta lại giảng con đường tu hành 

              Tu Bốn Thần Túc (3) tịnh thanh    

       Câu hữu ‘Dục’, ‘Tinh tấn’ hành sâu xa,

    ______________________________

 

(1) :  Tứ Chánh Cần ( Sammappaddhàna ) : a) Thiện vị  sinh, sử 

      phát sinh .b) Thiện dĩ sinh, sử tăng trưởng . c) Ác vị sinh, sử

      bất sinh . d) Ác dĩ sinh, sử đoạn diệt . (Điều lành chưa sinh,

      hãy phát sinh , điều lành đã sinh, hãy tăng trưởng . Điều ác

      chưa sinh, hãy đừng cho sinh ; điều ác đã sinh, hãy trừ diệt ). 

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  019

 

         ‘Tư duy’ và ‘Trạch pháp thần túc’

          Đệ tử Ta luôn thực hành ngay,

              Chứng ngộ nhờ thắng trí này

       Chứng đắc cứu cánh đủ đầy thực thi.    

 

    4) Ngũ Căn  &  5) Ngũ Lực :    

 

       * Lại nữa, U-Đa-Di ! Ta giảng

          Con đường tu viên mãn, năm phần

              Tu tập Ngũ Lực & Ngũ Căn  (2)

       Hướng đến an tịnh, dẫn gần giác tân,

          Tín & Tấn-Căn, Niệm và Định & Tuệ.

          Tín & Tấn & Niệm & Định & Tuệ-Lực hành

              Hướng đến giác ngộ tịnh thanh,

       Đệ tử Ta đã thực hành cần chuyên. 

 

    6) Thất Giác Chi :     

 

       * U-Đa-Dí ! Thuận duyên Ta giảng        

          Con đường tu viên mãn, thanh cao

              Tu tập Bảy Giác Chi mau.

      ‘Niệm giác chi’, y chỉ vào viễn ly

    ____________________________

 

(1) : Tứ Thần Túc ( Cattaro iddhipàdà )  còn gọi là Tứ Như Ý Túc 

     ( 4 trong 37 Phẩm Trợ Bồ-Đề – Bodhipakkhiya dhamma ) gồm :

    Dục thần túc [Chandiddhipàdo] ,Tinh Tấn thần túc [Viriyiddhi-

     pàdo ], Tâm (Tư Duy) thần túc [Cittiddhipàdo ] và Trạch Pháp

   ( hay Trạch Quán ) thần túc [ Vimansid dhipàdo ] .  

 

(2) : *  Ngũ Căn – Pañcànam indriyànam , gồm :

      a)  Tín Căn ( Saddindriya ),   b) Tấn Căn ( Viriyindriya ),

      c) Niệm Căn ( Satindriya ),   d) Định Căn ( Samàdhìndriya ),

      e) Tuệ Căn ( Paññaindriya ) .

   *  Ngũ Lực – Pañcabala , gồm :    a) Tín Lực ( Saddhabala ),

      b) Tấn Lực ( Viriyabala ),           c) Niệm Lực ( Satibala ),

      d) Định Lực ( Samàdhibala ),     e) Tuệ Lực ( Paññabala ) .

                        Là 10 trong 37 Phẩm Trợ Đạo .

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  020

 

          Y chỉ ly tham, y chỉ diệt,                           

          Hướng đến xả, cương quyết từ ly.

              Tu tập ‘Trạch pháp giác chi’,      

       Tu tập ‘Tinh tấn giác chi’ hoàn toàn,

          Tu tập ‘Hỷ’, ‘Khinh an’ và ‘Định’,

         ‘Xả giác chi’ an tịnh tu trì. (1)

              Y chỉ vào sự viễn ly,

       Ly-tham y-chỉ, diệt-y-chỉ đồng.

          Đệ tử Ta phần đông trú vững

          Sau khi chứng nhờ thắng trí, liền

              Chứng đắc cứu cánh mãn viên.

 

    7) Bát Chánh Đạo :

 

    * Lại nữa, Ta giảng về duyên con đường

          Để hướng dẫn các phương đệ tử

          Hằng y cứ tu tập tịnh thanh

              Đó là Thánh Đạo tám ngành

       Với ‘chánh tri kiến’ thực hành đầu tiên,

         ‘Chánh tư duy’, mối giềng kế tiếp,

         ‘Chánh ngữ’ và ‘chánh nghiệp’ thẳng ngay,

             ‘Chánh mạng’, ‘chánh tinh tấn’ này,

    ‘Chánh niệm’,‘chánh định’ hành ngay kiên cường.

 

    8) Tám Giải Thoát :

 

       * Ta lại dạy con đường tu tập

          Cho đệ tử pháp thật diệu vi  

              Tu Tám Giải Thoát’ tức thì.

    ____________________________

 

 (1) : Thất Giác Chi – Bojjhanga  (trong 37 Trợ Đạo Phẩm hay 37

      Pháp Trợ Bồ Đề ), gồm : Niệm Giác Chi ( Sati ), Trạch Pháp

     Giác Chi (Dhammavicaya ), Tinh Tấn Giác Chi (Viriya ), Phỉ 

     Giác Chi ( Pìti ), Khinh An Giác Chi ( Passadhi ),  Định Giác

     Chi ( Samàdhi ) và Xã Giác Chi ( Upekkhà ).   

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  021

 

       Và các đệ tử hành trì nghiêm minh.

      –  Quán ‘Tự mình có sắc, thấy sắc’,           

          Đó chính thật giải thoát đầu tiên.

         –  Rồi ‘Quán tưởng nội sắc’ liền

      ‘Thấy các ngoại sắc’, tương duyên như vầy,

          Là giải thoát thứ hai vững chắc.

        ‘Quán tưởng sắc là tịnh’, ‘chú tâm

              Trên suy tưởng ấy’, âm thầm

       Như vậy, giải thoát này nhằm thứ ba.      

      –  Rồi hoàn toàn ‘vượt qua sắc tưởng,    

          Diệt trừ tưởng đối ngại gần xa,

              Những tưởng khác biệt bỏ qua,

       Suy tư đến ‘Hư không là vô biên’,

          Chứng, trú ‘Không Vô Biên Xứ’ đó  (1)

          Như vậy, có giải thoát thứ tư.

          –  Rồi hành giả không khoan thư,

       Vượt khỏi Vô-biên-xứ hư-không liền,

         ‘Thức vô biên’ suy tư như vậy

          Chứng, trú tại Xứ Thức Vô Biên  (2)

              Giải thoát thứ năm an nhiên.

   –  Thức-vô-biên Xứ này liền vượt ngay,

          Suy tư vầy : ‘Không vật gì có’

          Chứng Vô Sở Hữu Xứ (3), trú yên.

              Giải thoát thứ sáu hiện tiền.     

    –  Vô-sở-hữu Xứ vượt lên tức thì

          Chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

          Là giải thoát thuộc thứ bảy ni.

    __________________________

 

(1) : Không Vô Biên Xứ ( Àhàsànanca-yatanùpà ).

(2) : Thức Vô Biên Xứ ( Vinnànanca-yatanùpagà devà ).

(3) : Vô Sở Hữu Xứ ( Àkincanna-yatanùpagà devà ). 

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  022

 

          –  Vượt Xứ Phi-tưởng-phi-phi…  (1)

       Diệt Thọ Tưởng chứng, trú – ly khổ sầu.

          Đây thuộc vào giải thoát thứ tám.  

          Các đệ tử cố gắng đêm ngày    

              Phần đông an trú nơi đây

       Sau khi chứng thắng trí này sâu xa,

          Chứng đắc qua cứu cánh viên mãn.     

 

    9) Tám Thắng Xứ  :

 

          Ta lại giảng con đường tu hành,

              Tu Tám Thắng Xứ tịnh thanh.

       Một vị quán tưởng, thấy nhanh một điều :

      –  Quán nội sắc, thấy nhiều ngoại sắc

          Hạn lượng, sắc đẹp xấu khác nhau.  

              Vị ấy nhận thức như sau :

      ‘Sau khi nhiếp thắng chúng mau cấp kỳ

          Thời ta biết, ta thì thấy rõ’.

          Thắng xứ đó thứ nhất kể ra.  

 

         –  Quán tưởng nội sắc trải qua

       Vị ấy thấy ngoạì sắc ra vô lường,

          Đẹp hay xấu. Tinh tường nhận thức :

        ‘Nhiếp thắng chúng, ta thực kiến, tri’.

              Đó là thắng xứ thứ nhì.

 

   –  Quán tưởng vô sắc thuộc vì nội tâm

          Thấy ngoại sắc trong tầm hạn lượng,

          Đẹp hay xấu. Ý tưởng nhận ra :

             ‘Sau nhiếp thắng chúng thì ta

       Thấy, biết rõ’. Thắng xứ ba hiểu tường.

    ______________________________

 

(1) : Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ ( Nevassannà-nasannà-

                                                                         yatanùpagà devà ).

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  023

 

      –  Một vị thường quán tưởng vô sắc

          Ở nội tâm, thấy thật tinh tường

              Ngoại sắc đẹp, xấu , vô lường,

     Nhận thức: ‘Nhiếp thắng chúng thưởng kiến, tri’.

          Thắng xứ ni thứ tư chắc thật.   

      –  Quán tưởng về vô sắc, nội tâm 

              Thấy các ngoại sắc màu xanh,

       Sắc màu xanh, hình sắc xanh như vầy.

          Như bông gai màu xanh ; hình sắc

          Và ánh sáng đều thật màu xanh.

              Như lụa Ba-La-Nại xanh,

       Sắc màu xanh, hình sắc xanh hài hòa,

          Và cả hai mặt đều trơn láng,

          Hình sắc xanh, ánh sáng cũng xanh.

              Vị ấy liền nhận thức rằng :

      ‘Sau nhiếp thắng chúng, ta hằng kiến, tri’.

          Thắng xứ ni thứ năm được kể.

 

      –  Thắng xứ kế : Ngoại sắc vàng ra       

              Như bông Ka-Ni-Ka-Ra  (1)

   –  Rồi vị ấy quán tưởng qua tức thì

          Banh-Thu-Chi-Va-Ka (2) bông đỏ,     

          Hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ thường.

              Thắng xứ sáu, bảy kể luôn.   

 

   –  Quán vô sắc với tinh tường nội tâm

          Thấy ngoại sắc đều nhằm màu trắng,

          Hình sắc trắng, ánh sáng trắng hoài

              Như Ô-Sa-Thi (3) sao mai

       Lụa Ba-La-Nại (1) cả hai mặt đều

    __________________________

 

   (1) : Hoa Kanikara .           (2) : Hoa Bandhujivaka .

  (3) : Sao Osadhi .

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  024

 

          Hình sắc trắng và đều trơn láng,

          Và ánh sáng cũng trắng hài hòa.

              Vị ấy liền nhận thức là :

      ‘Sau nhiếp thắng chúng, ta đà kiến, tri’. (2 )

          Thắng xứ ni thứ tám tuần tự.

          Đệ tử Ta an trú phần đông

              Chứng ngộ nhờ thắng trí xong,

       Chứng đắc cứu cánh cũng đồng mãn viên.

 

    10) Mười Biến Xứ :

 

          U-Đa-Di ! Ta tuyên thuyết giảng     

          Con đường tu viên mãn, tịnh thanh,

              Các đệ tử Ta thực hành

       Theo Mười Biến Xứ thiện lành, thanh cao.

          Một vị nào biết Đất biến-xứ

          Trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lường,

              Vị ấy cũng biết tinh tường

       Nước, Lửa biến-xứ, cũng dường Gió đây,

          Biết được ngay Vàng, Xanh biến-xứ,

          Đỏ, Trắng biến-xứ như vầy,

              Hư Không & Thức biến-xứ này  

       Bất nhị, trên, dưới, ngang hay vô lường.

 

    11)  Bốn Thiền-na :

 

          U-Đa-Dí ! Ta thường thuyết giảng  

          Bốn Thiền, tu viên mãn, nhẹ nhàng.

              Lạc thọ sinh do khinh an      

       Đạt được như thế, tâm an định liền

    ___________________________

 

( ) : Lụa của Xứ Ba-la-nại – Baranasi  , cách vườn Lộc Uyển ( nơi

     Đức Phật chuyển Pháp luân, bắt đầu hoằng khai Chánh Pháp .

(2) : Xin dùng 2 từ ‘Kiến’,‘Tri’  thay cho Thấy, Biết, để hợp vần .

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  025

 

          Ly ác pháp, Tỷ Kheo ly dục

          Chứng và trú vào mục Nhất Thiền

             Trạng thái hỷ lạc tự tâm

       Sinh do ly dục, với Tầm, Tứ chuyên

          Đệ Nhất Thiền, Tỷ Kheo thấm nhuận

          Như tẩm ướt, sung mãn, tràn nhanh

             Hỷ lạc do ly dục sanh

       Với Tầm, với Tứ thấm quanh mọi thời.

 

            U-Đa-Dí ! Như người hầu tắm

          Thật lão luyện, lo sắm sửa mau

             Rắc bột tắm vào trong thau

       Rồi dùng bột ấy nhồi vào nước trong.

          Nhào trộn ướt, nhưng không chảy giọt.

          Cũng như vậy, với một Tỷ Kheo

             Tẩm nhuận, sủng ướt, thấm theo

       Toàn thân không có chỗ nào còn khô.

 

       * U-Đa-Dí ! Lộ đồ tiếp nữa

          Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền

             Diệt Tầm, diệt Tứ được yên

       Thì chứng và trú vào Thiền thứ Hai

          Một trạng thái ra ngoài Tầm, Tứ

          Do Định sinh, nội tỉnh nhất tâm

             Tỷ Kheo ấy đã thấm nhuần

       Tẩm ướt, sung mãn khắp thân của mình

          Do Định sinh, tràn đầy hỷ lạc

          Không chỗ nào hỷ lạc chẳng nhuần.

 

                U- Đa-Di ! Tại cội nguồn

       Có một hồ nước, nước tuông dâng đầy

          Cả nam, bắc, đông, tây các chỗ

          Không có lỗ thoát nước chảy ra

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  026

 

             Suối nước mát lạnh phun ra

       Làm cho đẫm ướt, thấm qua dâng tràn

          Thỉnh thoảng mưa, hồ càng tẩm ướt

          Không chỗ nào không được tràn dâng

             Tỷ Kheo ấy đã thấm nhuần

       Tẩm ướt, sung mãn khắp thân của mình.

 

         * U-Đa-Dí ! Hành trình lại nữa

          Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền

             Ly hỷ trú xả, tâm yên

       Chánh niệm tỉnh giác, thân liền an nhiên.

          Sự lạc thọ, thánh hiền gọi đủ

          Là ‘xả niệm lạc trú’ tâm chuyên

 

             Chứng và an trú Tam Thiền

       Tỷ Kheo đẫm ướt, thấm tuyền khắp thân.

          Sự lạc thọ, không cần có hỷ

          Lạc thọ ấy thấm kỹ toàn thân

             Không một chỗ nào trên thân

       Mà Lạc thọ đó không phần thấm vô.

 

            U-Đa-Dí ! Như hồ sen trắng

          Cả sen hồng chen lẫn sen xanh

             Những hoa sen ấy đều sanh

       Từ trong hồ nước, lớn nhanh từng ngày

          Nhưng chúng vẫn chưa ngoi khỏi nước

          Từ gốc rễ đẫm ướt tới đầu

             Toàn thân gốc ngọn thấm sâu

       Tỷ Kheo vị ấy thấm vào giống y

          Với lạc thọ, không đi với hỷ

          Đã thấm kỹ, sung mãn tràn đầy

              Chứng đắc vào Tam Thiền này

       Hành giả an lạc, tâm rày vui an.

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  027

 

        * U-Đa-Dí ! Tiếp sang bước nữa

          Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền

             Xả lạc, xả khổ ; tâm yên

       Diệt hỷ, ưu. cảm thọ - liền trước đây

 

          Chứng và trú vào Thiền Đệ Tứ

          Không khổ, lạc ; không giữ niệm nào

             Thanh tịnh, an lạc tiêu dao

       Như Tỷ Kheo ấy thấm sâu, ướt đầm

          Được thấm nhuần với tâm thuần tịnh

          Và trong sáng, trong chính thân này.

 

                 U-Đa-Dí ! Ví như đây

       Có người ngồi, lấy vải dày trắng tinh

          Khắp cả thân, đầu mình trùm cả

          Không chỗ nào mà gã không trùm

             Cũng vậy, Tỷ Kheo thấm nhuần

       Với Tâm Thuần Tịnh gội nhuần khắp ngay.

 

          Và ở đây, này U-Đa-Dí !

          Đệ tử Ta, thắng trí nhờ đây

              An trú sau chứng ngộ ngay

       Cứu cánh chứng đắc tròn đầy, diệu vi.

 

    12)  Trí Tuệ  :

 

          U-Đa-Di ! Ta lại thuyết giảng

          Con đường tu viên mãn, thẳng ngay

              Biết rằng : Thân của ta đây

       Chính là Sắc pháp, thân này do sanh

          Do bốn đại tác thành hoàn hảo

          Cha mẹ nuôi, cơm cháo, vô thường

             Biến hoại, đoạn tuyệt ; đáng thương

       Phấn toái, hoại diệt. Nhưng nương thân này.

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  028

 

          Thức tánh ta bị giây trói buộc

          Trong thân ấy, lệ thuộc mọi thì.

 

             Ví có hòn ngọc lưu ly

       Rất là quý giá, sánh bì bảo châu

          Rất sáng đẹp, không màu, trong suốt

          Có tám mặt, đã được khéo mài

             Chẳng trầy trụa, rực rỡ thay !

       Lấp lánh chói lọi đêm ngày sáng trưng.        

 

          Các sợi giây xâu từng lần một

          Sợi màu vàng, sợi trắng, đỏ, xanh

             Một người đôi mắt tinh anh

       Nhìn vào hòn ngọc, thấy rành bảo châu

          Là báu vật chẳng đâu thấy có

          Các sợi giây vàng, đỏ, trắng, xanh

             Được xâu lần lượt khéo rành

       Thấy được màu sắc long lanh ngọc ròng.

 

          Đệ tử Ta phần đông an trú

          Sau chứng ngộ nhờ thắng trí này

              Chứng đắc cứu cánh tròn đầy.

 

    13)  Thân do Ý :

 

       Này U-Đa-Dí ! Như Lai dạy rành

          Đường tu hành cho các đệ tử

          Hướng tâm đến Hóa Hiện Thân nơi

              Do ý làm ra tức thời

       Tạo một thân khác từ nơi thân này

          Thân mới ấy cũng tày Sắc pháp

          Do ý sinh, đủ các căn phần

             Mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân

       Toàn thân không thiếu một căn chi nào.

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  029

 

           U-Đa-Dí ! Như vào ví dụ :

          Một trại chủ cầm một cây lau

             Rút lau ra khỏi vỏ lau

       Rồi nghĩ : Đây vỏ, đây lau – khác rồi

          Cây lau khác, vỏ thời khác đó

          Nhưng cây lau từ vỏ rút ra.

 

             Cũng như vỏ kiếm nạm ngà

       Rút ra thanh kiếm sáng lòa, quý thay !

          Thanh kiếm khác, vỏ này khác đó

          Nhưng cây kiếm từ vỏ rút ra.

 

             Hay như con rắn lột da

       Đây là con rắn, đây là vỏ da

          Vỏ da rắn không là con rắn

          Nhưng rắn từ vỏ rắn lột ra

              Đây những thí dụ thấy qua

             Cái này từ cái kia mà có đây.

 

    14) Thần Túc Thông :

 

          U-Đa-Dí ! Như Lai giảng tới

          Hướng tâm tới thần thông xuất trần

             Một thân hiện ra nhiều thân

       Nhiều thân thu lại một thân dễ dàng

          Hiện, biến hình, đi ngang qua vách

          Xuyên qua núi như cách hư không

             Độn thổ, trồi lên đất giồng

       Đi được trên nước cũng không chìm nào

          Ngồi kiết già trên cao vòi vọi                     

          Bay trên không như loại chim bằng

             Với tay chạm mặt trời, trăng

       Có đại oai lực, oai thần uy linh

          Hoặc có thể tự mình bay tới

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  030

 

          Cõi Phạm Thiên vời vợi nơi này.

 

             Ví người thợ gốm khéo tay

       Đất sét nhồi nhuyển, người này làm ra

          Đồ gia dụng tùy qua sở thích.

 

          Hay thợ ngà thực đích lành nghề

             Khéo đẻo chạm với tay nghề

       Đồ ngà tùy thích mọi bề làm ra.

 

          Hay như là thợ vàng rất khéo

          Dùng vàng ròng tạo chế nữ trang

             Các loại trang sức bằng vàng

       Thật là tinh xảo, đẹp sang vô cùng.

 

          Đệ tử Ta phần đông trú vững

          Sau khi chứng nhờ thắng trí này

              Chứng đắc cứu cánh tròn đầy.

 

    15) Thiên Nhĩ Thông :

 

       U-Đa-Dí ! Ta giảng ngay con đường

          Để đệ tử các phương hành kỹ.

          Đạt thiên nhĩ nghe đến vô ngần

             Với Tai thanh tịnh siêu nhân

       Vị ấy có thể nghe gần nghe xa

          Hai loại tiếng : người ta và loại

          Tiếng chư Thiên các cõi nghe rành.

              Ta thuyết giảng con đường lành

       Thuộc về thiên nhĩ tịnh thanh đủ đầy.

 

          U-Đa-Dí ! Như vầy thí dụ :

          Có một người chăm chú qua đàng

             Bỗng nghe tiếng trống rộn ràng

       Trống lớn, trống nhỏ, muôn ngàn âm thanh

          Tiếng xập xỏa, tiếng loa, tiếng kiểng

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  031

 

          Người ấy nghe và hiểu tận tường

             Âm thanh trầm bổng du dương

       Tiếng trong, tiếng đục, âm vương vấn hoài.

 

    16) Tha Tâm Thông :

 

          Ta lại dạy đường ngay nẽo chánh

          Cho đệ tử tinh tấn tu hành

              Đi sâu vào tâm chúng sanh

       Tâm người khác do tâm mình hiểu thâm.

          Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với

          Tha tâm thông, dẫn tới biết ngay

             Tâm của người khác hằng ngày

       Tâm tham cũng biết, không tham biết liền

          Tâm nổi sân, biết liền sân hận

          Tâm không sân không hận cũng tường

             Tâm Si hay không Si  thường

       Chuyên chú, tán loạn biết dường tự tâm

          Đại hành tâm, biết là như vậy

          Hoặc không phải là đại hành tâm

             Tâm vô thượng, biết rõ ràng

       Tâm chưa vô thượng lại càng biết thông

          Tâm thiền định hay không thiền định

          Tâm giải thoát hay dính buộc ràng

             Vị ấy đều biết rõ ràng

       Tâm của người khác ; cả hàng trí, ngu.

          U-Đa-Dí ! Ví như đơn cử

          Có một người thiếu nữ, hay là

             Thanh niên, đàn ông, đàn bà

       Tính ưa trang sức, nhìn vào trong gương

          Thật sáng trưng, hay trong chậu nước

          Thấy mặt mình, biết được thế này :

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  032

 

             Có tỳ vết thì biết ngay

       Nếu không tỳ vết, mặt mày sạch thay !

 

          Cũng như vầy, Ta dạy đệ  tử  

          Tha tâm thông, khi tự đạt xong    

              Các đệ tử Ta phần đông

       An trú, sau chứng ngộ xong nhờ vào   

          Thắng trí sâu, chứng đắc cứu cánh. 

 

    17) Túc Mạng Thông :

 

          Ta lại giảng chân chánh con đường  

              Cho hàng đệ tử các phương

       Tu tập các pháp vô lường uyên thâm.

          Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với

          Túc Mạng Thông, nhớ tới nhiều đời

             Quá khứ với một, hai đời

       Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua

          Một ngàn đời hay là hơn nữa

          Một trăm ngàn đời thuở lâu xa

             Hoại kiếp, thành kiếp trải qua

       Vị ấy nhớ lại như là mới đây.

 

          Tại nơi ấy, tên này ta có

          Thuộc giai cấp, giòng họ thế này

             Uống, ăn, thọ khổ, lạc  rày

       Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao

          Ta tái sinh, nhằm vào làng đó

          Có tên tuổi, giòng họ thế nào

             Cứ thế, nhớ lại biết bao

       Tiền kiếp, tái kiếp không sao đếm rồi.

          Vị ấy nhớ các đời quá khứ

          Với đủ thứ chi tiết, đại cương

              Vị ấy đều biết tỏ tường

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  033

 

       Qua rất nhiều kiếp không lường sánh chi ! 

 

          U-Đa-Di ! Ví như một gã

          Từ làng mình đi quá làng bên

             Từ làng bên lại đi lên

       Đến một làng khác rồi bèn trở lui

          Về làng mình, bùi ngùi nhớ lại :

          Cuộc hành trình đã trải đi qua

             Đến làng bên, gặp người ta

       Đủ cả lớn bé, người già, trẻ con

          Tại nơi ấy, ta còn kỷ niệm

          Ngồi nơi nào, chuyện phiếm ra sao.

 

             Rời làng ấy, ta lại vào

       Một làng khác nữa, biết bao chuyện còn

          Gặp người lớn, trẻ con  thôn ấp

          Nói chuyện gì, cao thấp, đứng ngồi

             Trở về làng cũ của tôi

       Lại rất nhiều chuyện nổi trôi hằng ngày.

 

          Đệ tử Ta như vầy tu tập

          Nhớ tiền kiếp sinh khắp tây đông,

              Và họ an trú phần đông

       Nhờ thắng trí, chứng ngộ xong hòa hài,

          Và chứng đắc tròn đầy cứu cánh.

 

    18) Thiên Nhãn Thông :

 

          Ta lại dạy chân chánh con đường

              Cho hàng đệ tử các phương

       Tu tập các pháp vô lường uyên thâm.

          Vị Tỷ Kheo hướng tâm đến với

          Thiên Nhãn Thông, dẫn tới tuệ minh

             Xét về sinh tử chúng sinh

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  034

 

       Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền

          Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả

          Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang

             Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

       Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.

 

          Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý

          Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền

             Người này thân hoại, tận duyên     

       Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh

          Các cõi dữ, như sinh địa ngục

          Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.

 

             Còn bậc hiền giả, những ai

       Làm những thiện hạnh  ý và lời, thân

          Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển

          Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng

             Sau khi thân hoại mạng chung 

       Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời

          Do thiên nhãn, biết đời sống chết

          Người hạ liệt  hay kẻ giàu sang

             Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

       Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may

          Do hạnh nghiệp kẻ này hành động

          Có kết quả chẳng giống nhau vầy,

              Dữ lành do nghiệp trả vay

       Không ai tánh khỏi trong hai nghiệp này.

           U-Đa-Di ! Như vầy ví dụ : 

          Một tòa lầu có đủ kiều phù

             Lầu này ở giữa ngã tư

       Một người mắt sáng đến từ phương xa

          Lên thượng đài, anh ta thấy rõ

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  035

 

          Người ra vào các ngõ bốn phương

             Nhiều người qua lại trên đường

       Leo lên đài thượng hay dừng ngã tư

          Những người khác đến từ nhiều hướng

          Đi giữa đường hoặc đứng nhìn chơi

             Chỉ bằng đôi mắt sáng ngời

       Người ấy thấy được mọi người rõ nhanh !

 

          Đệ tử Ta tu hành viên mãn   

          Với thiên nhãn thuần tịnh, tinh anh,

              Thấy sự sống chết chúng sanh

       Nhờ thắng trí, chứng ngộ nhanh như vầy,

          Và chứng đắc tròn đầy cứu cánh. 

 

    19)  Lậu Tận Thông :

 

          Ta lại dạy chân chánh con đường

              Cho hàng đệ tử các phương

       Tu tập các pháp vô lường uyên thâm.

          Vị Tỷ Kheo hướng tâm đến với

           Lậu Tận Thông, dẫn tới biết rành

             Lậu Tận Trí, biết ngọn ngành

       Đây là sự Khổ, nguyên nhân đưa vào

          Đây Khổ Diệt, đường nào diệt khổ

          Biết như thật lậu-hoặc loại này

             Nguyên nhân lậu-hoặc là đây

       Diệt trừ lậu-hoặc, biết ngay con đường.

      

          Nhờ hiểu biết, tận tường nhận thức

          Tâm vị ấy rất mực sáng trong

             Dục-lậu, hữu-lậu thoát xong

       Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trói trăn

          Liền hiểu rõ : ‘Tự thân giải thoát

          Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành

Trung Bộ (Tập 3) Đại Kinh 77 :  SAKULUDÀYI     *  MLH –  036

 

             Việc cần làm, đã thực hành

       Sau đời hiện tại, Vô sanh hiển bày’.

          U-Đa-Dí ! Như vầy ví dụ :

          Dãy núi lớn đầy đủ nước trong

             Không cấu nhiễm, sạch trắng bong

       Một người mắt sáng sẽ trông rõ đồ

          Những hòn sạn, con sò, hòn đá

          Những con hến, đàn cá tung tăng

             Trong tâm vị ấy nghĩ rằng

       Nhờ mắt sáng thấy vô ngần điều hay.

      *  Đệ tử Ta như vầy tu tập

          Đoạn tận các lậu-hoặc, vô minh

              Nhờ thắng trí, chứng tự mình

       Chứng đắc cứu cánh Vô sinh tròn đầy.

* * *

          U-Đa-Dí ! Chính đây năm pháp,

          Do năm pháp vi diệu khôn lường

              Đệ tử Ta kính, cúng dường,

       Đảnh lễ, tôn trọng, sống nương tựa hoài

          Vào Như Lai, hướng về giải thoát.

          Chứ không phải năm pháp tầm thường

              Để hàng đệ tử tựa nương

       Sau khi cung kính, cúng dường Như Lai ”.

 

          Nghe Thế Tôn trình bày khúc chiết

          Pháp siêu việt, cao thượng, diệu vi

              Ông Sa-Kú-Lú-Đa-Di

       Hoan hỷ tín thọ uy nghi lời Ngài ./-    

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )

 

*  *  *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 77  :   SAKULUDAYI   Sutta )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2021(Xem: 7333)
Tân niên đáo quê người đất khách Thêm một mùa xa cách quê hương Năm xưa Tết đến quây quần Giờ còn đâu nữa họ hàng gần xa
04/02/2021(Xem: 11379)
L Ờ I N G Ỏ Từ lâu nhóm Phật tử Đà Nẵng chúng tôi đã có tâm nguyện xuất bản một tập thơ của Thầy Viên Minh mà chưa đủ thuận duyên. Nhân hôm Thầy về Đà Nẵng có tặng chúng tôi tập thi kệ CỨ ĐỂ MÂY BAY do sư cô Pháp Hỷ sưu tập và ấn hành nội bộ thì tâm nguyện trên lại trở về hiện thực. Được sự cho phép của Thầy và sự nhiệt tình hỗ trợ của sư Tánh Thuận, cô Pháp Hỷ, chị Thùy Chung, Chơn Phúc, Huyền Hậu, Phong Linh, Minh Nguyên, Minh Nhiên, Tuệ Phương, Thi Hiên, Ý Thảo, Mallika v.v. cùng các anh chị em Công ty Cổ phần in và Dịch vụ Đà Nẵng, việc xin cấp giấy phép xuất bản và in ấn đã được tiến hành thuận lợi.
04/02/2021(Xem: 8216)
Tết Sửu xin mừng những bạn xa, Thầm yêu thiện hữu kết bao nhà… Nhiêu điều cảm nhận bài không rã, Mấy chuyện vòng quanh nẻo vẫn hoà. Sáng tỏ lời hay về đạo nhã, Trong ngần ý đẹp bởi niềm tha. Mong cầu hạnh phúc muôn loài cả, Xướng, luận, thơ,vè mãi nở hoa.
04/02/2021(Xem: 5186)
Chuông ngân tiếng thấy vương tâm dạ Như nhủ ta buông xả giận hờn Đừng nên tính chuyện thiệt hơn Cho lòng thanh thản tâm hồn tịnh yên
03/02/2021(Xem: 7234)
Đón Tết năm nay thấy ...khác xưa , Bạn bè biền biệt ...vãng lai thưa Một mình cô quạnh ..gian nhà trống Ông Táo ngày mai .. vẫn phải đưa ! Xuống phố, ừ ..mua cam, mứt, quả Chuẩn bị tuần nữa cũng là vừa Hai chậu Vạn Thọ trước nhà ... Tết ! Xuân đến ... quan trọng nhất Giao Thừa.
03/02/2021(Xem: 7262)
Tùng xèng tùng xèng Chuông đồng hồ reng Giật mình tỉnh giấc Hăm ba tháng Chạp Mang gấp khẩu trang Kính tâu Ngọc Hoàng
03/02/2021(Xem: 19220)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6413)
Hãy khéo luyện lòng mình luôn quảng đại Để những điều chướng ngại được dung thông Khổ đau buồn tức để chi trong lòng Sống tốt đẹp bằng trái tim rộng mở
01/02/2021(Xem: 7030)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 8359)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]