Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

121. Kinh Tiểu Không

19/05/202011:30(Xem: 8916)
121. Kinh Tiểu Không

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


121. Kinh TIỂU KHÔNG

( Cùlasunnata sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, đức Thế Tôn Thiện Thệ 

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ – trú qua

              Đông Viên – Púp-Bá-Ra-Ma,  (1)

       Mi-Ga-Ra-Má-Tú-Pa-Sá-Đà,  (2)

          Cũng chính là Giảng đường Lộc Mẫu.

 

          Với thiền thời hành đạo trải qua

              Vị Tôn-giả A-Nan-Đa

       Độc cư Thiền tịnh đã qua, buổi chiều

          Vì có điều Tôn-giả thắc mắc

          Nên đi đến hương thất Thế Tôn,

              Đến nơi, đảnh lễ Thế Tôn

       Một bên ngồi xuống, ôn tồn thưa ra :

 

    – “ Bạch Phật Đà ! Khi Ngài trú nghỉ

          Giữa các vị Sắc-Ká (Thích Ca)

              Thị trấn Na-Ga-Ra-Ka  (3)

       Tại đấy, con được nghe qua, nhớ là

          Ngài dạy : ‘A-Nan-Đa ! Nhờ có

          An trú vào ‘Không’ đó, nên Ta

              An trú rất nhiều an hòa’.

       Con đã nghe, nhớ đúng là điều đây ? ”.

    ______________________________

 

(1) : Pubbaràma : Đông Phương Tự tại thành Xá-Vệ (Savatthi ) do

      Nữ đại thí chủ Visakhà dâng cúng cho Phật và Chúng Tăng.

(2) : Migaramatupasada : Lộc Mẫu giảng đường.

(3) : Nagaraka là tên một thị trấn của người Sakka.  

 

    – “ Điều ông nghe như vầy, đúng cả.            

          A-Nan-Đa ! Ròng rã xưa nay

              Ta nhờ an trú ‘Không’ vầy

       Nên nay an trú đêm ngày nhiều thay !

          Như lâu đài Lộc Mẫu không có

          Voi, bò, ngựa – không có bạc, vàng,

              Đà bà, đàn ông tụ đoàn

       Cũng không có. Chỉ có mang một điều

          Không phải ‘không’, tức điều được chỉ

          Sự nhất trí (tức Ê-Kát-Tăng)           (Ekattam)

              Do duyên Chúng Tỷ Kheo Tăng.

       Cũng vậy, không tác ý phần trải qua

          Thôn tưởng và cũng không tác ý,

          Nhân tưởng – chỉ tác ý tương liên,

              Đến sự nhất trí – do duyên

       Lâm tưởng. Tâm vị ấy liền hân hoan

          Thích thú và trú an, hướng tới

          Lâm tưởng. Rồi nghĩ ngợi như vầy :

 

             ‘Các sự ưu phiền như vầy

       Do duyên thôn tưởng không rày có ra

          Ưu phiền mà do duyên nhân tưởng

          Không có mặt, ảnh hưởng xảy ra

              Chỉ có một ưu phiền là

       Sự nhất trí do lâm tưởng mà tương quan’.

 

          Vị ấy tuệ tri rằng : ‘Tưởng đó

          Thì không có thôn tưởng’. Hay là

             ‘Không có nhân tưởng đó mà !

       Chỉ có một cái này là phải thông :

          Không phải không, là sự nhất trí

          Do đích thị lâm tưởng làm duyên.

              Cái gì không có hiện tiền

       Xem như không có. Tuy nhiên cái còn

          Vị ấy nghĩ : ‘Cái kia có mặt,

          Thì quả thật cái này có rồi’.

              A-Nan-Đa ! Như vậy thời

       Cái này đối với vị nơi như vầy

          Là thật có, không hay điên đảo,

          Sự thực hiện hoàn hảo, tịnh thanh

              Và cũng không tánh, hiểu rành. 

 

       Lại nữa, này các tịnh lành Tỷ Kheo !

          Vị Tỷ Kheo nào không tác ý

          Nhân tưởng, lâm tưởng, chỉ chú tâm

              Vào sự nhất trí trong tầm,

       Do duyên địa tưởng, thì tâm vị này

          Thích thú ngay, trú an, hoan hỷ

          Hướng đến chỉ địa tưởng, trải qua.

 

              Ví như, này A-Nan-Đa !

       Tấm da bò đực căng ra phơi nằm

          Trên hàng trăm cột gỗ như vậy,

          Đặc tánh tấm do ấy đoạn trừ.

 

              Này A-Nan-Đa ! Cũng như

       Tỷ Kheo không tác ý từ có nên

          Với tất cả vật trên đất đó

          Đất khô nỏ, sông hồ, vùng lầy,

              Các cây có thân, có gai,

       Đất bằng và núi. Vị này tương liên

          Tác ý liền vào sự nhất trí,

          Do duyên chỉ địa tưởng  trải sang,

              Vị ấy thích thú, trú an

       Hướng đến địa tưởng, tâm càng vui thay !

          Tuệ tri ngay : ‘Các ưu phiền đó

          Do nhân tưởng không có mặt đây,

              Cũng không có lâm tưởng đây,

       Chỉ có một ưu phiền này tương liên

          Là do duyên địa tưởng này vậy.

 

          Rồi vị ấy tuệ tri như vầy :

             ‘Không có nhân tưởng loại này,

       Không có lâm tường loại này ở đây,

          Chỉ có một cái này quả thật

          Không phải không sự nhất trí này’,

              Do duyên địa tưởng, hiểu vầy

       Cái gì không có mặt đây, tức là

          Vị ấy xem như là không có.

          Nhưng do đó, với cái còn đây

              Vị ấy tuệ tri như vầy :

      ‘Cái kia có thì cái này có ra’.

 

          A-Nan-Đa ! Cái này đối với

          Vị ấy bởi như vậy là duyên

              Thật có, và không đảo điên

       Thực hiện không tánh và tuyền tịnh thanh.

 

          Lại nữa, vị tịnh lành Khất-Sĩ

          Không tác ý lâm tưởng, cùng là

              Không tác ý địa tưởng, mà

       Tác ý sự nhất trí là do duyên

          Không Vô Biên Xứ – tâm vị ấy

          Liền cảm thấy thích thú, hân hoan,

              An trú, hướng đến hoàn toàn

       Không Vô Biên Xứ. Lan man nghĩ liền :

         ‘Các ưu phiền do duyên lâm tưởng

          Hay địa tưởng, không có ở đây 

              Chỉ có một ưu phiền này               

       Là sự nhất trí, có vầy do duyên

          Không Vô Biên Xứ Tưởng. Vị ấy

          Tuệ tri : ‘Loại tưởng đấy thực ra

              Không có lâm tưởng, cùng là

       Không có địa tưởng, có qua chỉ là

          Một cái mà ‘không phải không’ đó,

          Là sự có nhất trí do duyên

              Của Xứ Tưởng Không Vô Biên.

       Cái gì không có hiện tiền ở đây

          Vị đó xem cái này không có.

          Cái còn lại, vị đó biết ngay

             ‘Cái kia có, có cái này’.

 

       A-Nan ! Đối với vị đây như vầy

          Là thật có, không hay điên đảo

          Sự thực hiện hoàn hảo, tịnh thanh

              Vả cũng không tánh, hiểu rành.

 

       Lại nữa, vị Tỷ Kheo lành chánh chân

          Không tác ý về phần địa tưởng,

          Không Vô Biên Xứ Tưởng cũng không,

              Chỉ tác ý sự đồng lòng

       Do Thức Vô Biên Xứ đồng làm duyên.

          Rồi do duyên Vô Sở Hữu Xứ,

          Rồi Tưởng Xứ Phi Tưởng Phi Phi.

 

              Như vầy vị ấy tuệ tri : 

      ‘Các ưu phiền đã mọi thì do duyên

          Thức Vô Biên – Vô Sở Hữu Xứ  –

          Xứ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng này

              Đều không có mặt ở đây.

       Cái gì không có mặt đây, như vầy  

          Vị ấy xem cái này không có.

          Bên cạnh đó, cái còn lại chi

              Ở đây vị ấy tuệ tri :

      ‘Cái kia có, cái này thì có ngay’.

 

          A-Nan này ! Điều này thực tế 

          Với vị ấy là thế, đương nhiên,

              Thật có và không đảo điên

       Không tánh thực hiện hoàn toàn tịnh an.

 

          Lại nữa, này A-Nan ! Vị ấy

          Không tác ý với các tưởng đây :

              Vô Sở Hữu Xứ tưởng này,

       Phi Tưởng Phi Phi Tưởng đây cũng vầy.

          Tác ý ngay với sự nhất trí

          Do Vô Tưởng Tâm Định làm duyên,

              Tâm vị ấy thích thú liền

       Hân hoan, an trú, ưu tiên hướng về

          Để cận kề Vô Tưởng Tâm Định,

          Rồi an tĩnh tuệ tri như vầy :

             Chính ‘Vô tưởng tâm định’ này

       Thuộc hữu vi, do tâm rày tạo nên.

          Phàm cái gì tạo nên do bởi

          Tâm tư hay thuộc bởi hữu vi

              Cái ấy vô thường bất kỳ,

       Chịu sự đoạn diệt. Tuệ tri như vầy :

 

         ‘Do vị này tuệ tri như vậy  

          Thấy như vậy, tâm được an nhiên

              Giải thoát khỏi mọi dục phiền,

       Tâm được giải thoát, thoát liền trói trăn

          Khỏi dục-lậu, khỏi phần hữu-lậu,

          Vô-minh-lậu cũng giải thoát ngay,           

              Và trong sự giải thoát đây

       Là sự hiểu biết rằng ngay lúc này

          Được giải thoát như vầy rốt ráo.

 

          Vị hành đạo tuệ tri : ‘Sự sanh

              Đã tận, Phạm hạnh đã thành

       Việc cần làm đã thực hành đinh ninh.

          Không còn phải tái sinh trở lại’.

 

          Rồi vị ấy tuệ tri : ‘Ưu phiền

              Bởi do dục lậu phan duyên,

       Hữu lậu, vô minh lậu liền hiện nay

          Không có mặt ở đây. Như thế

          Chỉ có thể một ưu phiền đây

              Là sáu nhập duyên mạng này

       Và nó duyên với thân đây rõ ràng’.

 

          Vị ấy tuệ tri rằng : ‘Tưởng đó

          Thì không có dục lậu lộ bày,

              Không có hữu lậu dính giây,

       Không có vô minh lậu này ở đây,

          Chỉ có một cái này được thấy

          Không phải không’. Như vậy có ngay

              Sáu nhập duyên mạng thân này.

       Cái gì vắng mặt nơi này, vị đây

          Xem cái này là không có vậy.

          Đối với cái còn lại, vị này

              Đã có hiểu biết như vầy :  

      ‘Cái kia có khi cái này có đây’.

 

          Này A-Nan ! Cái này đối với

          Vị ấy bởi như vậy là duyên

              Thật có và không đảo điên,

       Thực hiện ‘không tánh’ và tuyền tịnh thanh.

          A-Nan ! Những tịnh lành Phích-Khú

          Hay Phạm-chí quá khứ các đời

              Sau khi đã chứng đạt rồi

       An trú cứu cánh vô thượng, thời tịnh thanh

          Không tánh (Sun-Na-Tăng) (1). Các vị

          Khi chứng đạt đều chỉ trú ngay

              Vào ‘Không tánh vô thượng’ này.

 

       Tương lai, hiện tại phàm ngay các vì

          Sau chứng đạt, tức thì trú hướng

          Vào cứu cánh vô thượng tịnh thanh.

             ‘Không tánh’ siêu việt như vầy

       Do vậy, ngay cả Như Lai khi mà

          Đã chứng đạt, trải qua an trú

          Vào ‘không tánh’ tròn đủ, viên thông.

 

              Này A-Nan ! Nên các ông  

       Cần phải học tập cho thông, hành trì ”.

 

          Nghe đấng Chánh Biến Tri thuyết giảng

          Pháp viên mãn, Tôn-giả A-Nan

              Cùng Chư Tăng trong đạo tràng

       Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*   *

 

( Chấm dứt Kinh số 121 :  TIỂU KHÔNG   –

CÙLASUNNATA  Sutta )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2021(Xem: 7333)
Tân niên đáo quê người đất khách Thêm một mùa xa cách quê hương Năm xưa Tết đến quây quần Giờ còn đâu nữa họ hàng gần xa
04/02/2021(Xem: 11379)
L Ờ I N G Ỏ Từ lâu nhóm Phật tử Đà Nẵng chúng tôi đã có tâm nguyện xuất bản một tập thơ của Thầy Viên Minh mà chưa đủ thuận duyên. Nhân hôm Thầy về Đà Nẵng có tặng chúng tôi tập thi kệ CỨ ĐỂ MÂY BAY do sư cô Pháp Hỷ sưu tập và ấn hành nội bộ thì tâm nguyện trên lại trở về hiện thực. Được sự cho phép của Thầy và sự nhiệt tình hỗ trợ của sư Tánh Thuận, cô Pháp Hỷ, chị Thùy Chung, Chơn Phúc, Huyền Hậu, Phong Linh, Minh Nguyên, Minh Nhiên, Tuệ Phương, Thi Hiên, Ý Thảo, Mallika v.v. cùng các anh chị em Công ty Cổ phần in và Dịch vụ Đà Nẵng, việc xin cấp giấy phép xuất bản và in ấn đã được tiến hành thuận lợi.
04/02/2021(Xem: 8216)
Tết Sửu xin mừng những bạn xa, Thầm yêu thiện hữu kết bao nhà… Nhiêu điều cảm nhận bài không rã, Mấy chuyện vòng quanh nẻo vẫn hoà. Sáng tỏ lời hay về đạo nhã, Trong ngần ý đẹp bởi niềm tha. Mong cầu hạnh phúc muôn loài cả, Xướng, luận, thơ,vè mãi nở hoa.
04/02/2021(Xem: 5186)
Chuông ngân tiếng thấy vương tâm dạ Như nhủ ta buông xả giận hờn Đừng nên tính chuyện thiệt hơn Cho lòng thanh thản tâm hồn tịnh yên
03/02/2021(Xem: 7234)
Đón Tết năm nay thấy ...khác xưa , Bạn bè biền biệt ...vãng lai thưa Một mình cô quạnh ..gian nhà trống Ông Táo ngày mai .. vẫn phải đưa ! Xuống phố, ừ ..mua cam, mứt, quả Chuẩn bị tuần nữa cũng là vừa Hai chậu Vạn Thọ trước nhà ... Tết ! Xuân đến ... quan trọng nhất Giao Thừa.
03/02/2021(Xem: 7262)
Tùng xèng tùng xèng Chuông đồng hồ reng Giật mình tỉnh giấc Hăm ba tháng Chạp Mang gấp khẩu trang Kính tâu Ngọc Hoàng
03/02/2021(Xem: 19220)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6413)
Hãy khéo luyện lòng mình luôn quảng đại Để những điều chướng ngại được dung thông Khổ đau buồn tức để chi trong lòng Sống tốt đẹp bằng trái tim rộng mở
01/02/2021(Xem: 7030)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 8359)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]