Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá Trầu Khô Dâng Mẹ (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do Phật tử Tường Dinh diễn đọc)

08/05/202008:55(Xem: 7514)
Lá Trầu Khô Dâng Mẹ (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do Phật tử Tường Dinh diễn đọc)

Me hien-3
Lá Trầu Khô Dâng Mẹ
Truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm

do Phật tử Tường Dinh diễn đọc





Mẹ kể: không biết Mẹ đã ăn trầu từ khi nào, chỉ nhớ là khi về làm dâu Nội. Vì Ông Bà Ngoại mất sớm nên khi làm dâu Mẹ như dồn hết tình thương cho Ông Bà Nội, như con gái ruột trong nhà. Và từ đó sau những ngày đồng áng nương rẫy, Mẹ tận tụy chăm sóc cho Ông Bà, những chuyện vui buồn Bà thường sẽ chia với Mẹ, những buổi chiều tối trời se lạnh, những buổi sáng mưa bấc cóng người thì miếng trầu như thật gần gũi ấm lòng. Và tình thương Mẫu tử thiêng liêng ấy cứ tăng dần lên cho đến khi Ông Bà quá vãng.

Con trai Mẹ, đứa trẻ lém lỉnh từ thuở nhỏ, cứ mỗi lần nhìn thấy hàm răng đen của Mẹ thì thắc mắc đến khi Mẹ giải thích vừa bụng mới thôi, cái cơi trầu bằng mành tre Cha đan cho Mẹ và chiếc ngoáy trầu bằng tút vít đạn do Cha cắt ra như những vật thân thương với con của Mẹ từ thời tấm bé. Thuở nhỏ, những buổi chiều đi học về, không có gì hạnh phúc bằng khi được Mẹ gọi đi mua ốp trầu và vài trái cau của Bà Hai đầu làng. Trên tay, tung tăng như một chiến tích kiêu hùng, vừa đi vừa la rân cho lũ bạn cùng trang lứa biết…

Thế rồi, hơn 6 hay 7 tuổi gì đó, con trai Mẹ cũng tập “phá”, têm trầu bổ cau cho Mẹ, những lần bổ cau không được, bị đứt tay nhưng vẫn năn nỉ Mẹ cho bằng được . Và từ ấy, những lần têm trầu cho Mẹ như một thứ gì đó vui thích trong lòng, thậm chí có lúc Mẹ sợ cau trầu đắc đỏ, không dám ăn, cũng năn nỉ Mẹ ăn để têm trầu cho Mẹ.


trau cau


Lúc đầu, cố làm lấy được, nhiều lần vì Mẹ chìu con trai nên vôi nhiều quá mà bị bỏng môi, nhưng Mẹ vẫn cười, sau này biết khôn hơn, mỗi khi quết miếng vôi lên lá trầu là tay giơ lên, quơ chạy một vòng trong nhà, vừa để Mẹ khẳng định vôi vừa hay không và cũng như để khoe công với anh chị.
Những tháng ngày tuổi thơ như vậy cứ êm đềm trôi qua như dòng sông tĩnh lặng. Mấy cây cau cũng đã lớn và trái nhiều hơn, mấy bụi trầu phía sau nhà được Cha xin giống về trồng cũng dần đâm nhánh, đầy khắp mấy cây vông.

Thế rồi con của Mẹ đã vào chùa, không còn trong vòng tay thân thương của Mẹ nữa, những ngày đầu tiên vào chùa thật nhớ nhà lắm, nhưng nhớ nhiều nhất là những buổi sớm mai không có têm trầu cho Mẹ. Mùi khói nhang chùa bay vào mắt mà cứ ngỡ như những lần lén ăn mấy miếng trầu để Mẹ la. Thỉnh thoảng ra phía sau vườn chùa, như cố tìm kiếm một góc trầu thân thương hay cây cau ở đâu đó.

Nhớ nhất là sau chiều mồng hai tết mỗi năm, được Sư Phụ cho về thăm gia đình, Cha Mẹ mấy ngày ở nhà điều thích làm nhất là cũng như ngày nào, têm trầu và ngồi nghe Mẹ nói chuyện đời xưa. Thật sự những câu chuyện ấy con Mẹ đã thuộc lòng trong từng lời Mẹ kể, nhưng không hiểu sao, bao năm vẫn thế, vẫn thích ngồi nghe. Trong tâm cảm của con không những chỉ nghe Mẹ kể chuyện mà còn nghe những nhịp đập của con tim chính mình, những giọng nói và nụ cười của Mẹ như một trời thân thương, ấm áp mà con không thể nào tìm kiếm ở nơi đâu.

Sau thời gian con của Mẹ vào trường Phật Học Nội Trú, thời gian về nhà không còn được như trước, nhưng mỗi lần về là thấy Mẹ ăn trầu ít đi, ngày càng giảm. Sau mấy năm nữa, có lần về nhà, nước mắt không kìm được, Mẹ nói bây giờ Mẹ không còn ăn trầu thường được. Mẹ đã yếu nhiều. Mái tóc dài của Mẹ ngày xưa giờ cũng không còn nữa, mọi thứ như đã báo hiệu. Con Mẹ buồn thật buồn lòng như se thắt lại mỗi khi rời nhà. Về đến chùa rồi nhưng lòng cứ lo âu, những tháng ngày sống nhớ thương Cha Mẹ càng tha thiết, mỗi đêm nghe tiếng chuông điện thoại kiêu vang ở văn phòng nhà trường như một nỗi ám ảnh trong lòng.

Dòng đời cứ cuộn chảy, con của Mẹ vẫn cứ biền biệt, chỉ có những lá thư viết tay gửi bưu điện về với những lời thăm hỏi, cứ lần lượt trôi qua. Cây cau đã già, bụi trầu phía sau vườn giờ cũng đã cằn cỗi, từng lá trầu úa trong cơi trầu của Mẹ càng nhiều…

Thật khó cho con của Mẹ khi quyết định đi xa, nhưng đến bây giờ con vẫn luôn tự hỏi, con người sanh ra phải chăng để được sống đạm bạc, bình an hay rong duỗi giữa trường đời đầy gió lộng…?, những hạnh phúc nhất của cuộc đời lại vô tình hay vì lý do gì đó phải rời xa…?, phải chăng tất cả cũng chỉ là những ảo ảnh của phù du đã được đắp lên bằng nhiều kiểu sơn màu khác nhau cho đẹp đẽ, nhưng tất cả không phải là giá trị đích thực của đời người.
Hai tuần về ở nhà với Cha Mẹ, nhưng niềm vui ngày nào giờ gần như không còn nữa, nỗi buồn lo lắng luôn ngự trị trong lòng. Trong thời gian ấy, Mẹ ngồi gắng gượng để con vui, và những miếng trầu cau ngon nhất Mẹ cũng nhai từng miếng thật khó khăn. Con biết, Mẹ cố gắng để con vui mà yên tâm tu học…

Trong đêm tối, chiếc máy bay cất cánh, lần đầu tiên nhìn ngắm bầu trời cao rộng, trong lòng suy nghĩ miên man, suốt chặng đường từ Việt Nam sang Úc gần như không chợp mắt được chút nào, nhìn lên màn hình, từng chặng đường đi qua, nơi thôn xóm nhỏ có bờ cây bến nước, có Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ và đặc biệt chiếc nhớ cơi trầu chan chứa cả suối nguồn tình thương của tuổi thơ thần tiên bé bỏng. Lúc máy bay qua hết địa phận Việt Nam, mắt bỗng lệ nhòa, chắc từ đây không còn có cơ hội ngồi nghe Mẹ kể chuyện đời xưa và không còn diễm phúc được têm trầu cho Mẹ…

Mẹ bệnh nặng, con Mẹ dù chưa được ổn định tại xứ người nhưng vẫn thu xếp mọi chuyện về lo tròn đạo hiếu. Nhìn Mẹ nằm im, tim con như tan nát từng mảnh nhỏ, cố nén từng dòng bi thương cuộn chảy trong lòng. Mẹ không nói, nhưng con vẫn cảm nhận được Mẹ đang nói gì từ suối nguồn yêu thương của Mẹ.

Một tuần sau, Mẹ từ biệt cõi đời, những ngày cuối năm thật quặn đau lòng thắt, nhìn hoa vạn thọ nở mà nhớ Mẹ không biết chừng nào. Con cố vặn hỏi cái cơi trầu của Mẹ, cả nhà ai cũng biết rất thương quý cái Cơi Trầu như một bảo vật của Gia đình. Sau này Cha cho biết , khi con Mẹ rời quê hương cũng là lúc Mẹ không còn ăn trầu nữa, chiếc Cơi trầu giờ đã trở thành hình ảnh thiêng liêng ở trong lòng.

………….
Trong tâm trạng thương đau, khi trở về lại Úc, cảm giác như mất tất cả, tất cả như sụp đổ trong con. Ngày nào còn Mẹ như một động lực thiêng liêng nuôi dưỡng con qua nhiều chặng đường gian khổ. Những lần cúng Mẹ, thật khó ở đây để kiếm được lá trầu tươi. Có lần may mắn nhờ Phật tử mua được mấy lá trầu khô và chút vôi. Trong bữa cúng Mẹ, con cảm xúc vô cùng, ký ức tuổi thơ nhưng đang cuộn chảy trong… Lá trầu khô nhưng mắt cay và lòng như thắt lại, bao ý nghĩa thiêng liêng đang sống lại trong con giữa cuộc đời đầy thị phi nhân ngã:

Đây Lá Trầu Khô con dâng Mẹ
Đây suối nguồn diễm lệ của đời con

Đêm Mùa Thu Úc quốc, 2020
Con của Mẹ
Thích Hạnh Phẩm


trau cau-2

Cơi trầu của nội



Trong ký ức của tôi, tất cả đàn bà trong làng đều có tục ăn trầu. Người nào không có thói quen này đều bị chê là “để miệng mồm nhợt nhạt khó coi”. Vì thế, nhà nào cũng có trồng ít nọc trầu, vài ba cây cau để tự cung tự cầu.

Mỗi người đàn bà trong nhà đều có một cơi trầu riêng, trong đó luôn đầy đủ: trầu, cau, bình vôi, hộp thuốc lá, con dao nhỏ… ăn một miếng trầu phải có đủ lệ bộ kèm theo. Trầu, cau, thuốc lá đã có sẵn trong vườn nhưng xác giún (một loại vỏ cây để ăn chung với trầu, thường là vỏ cây bò cạp), vôi thì phải mua ở chợ.

Bà nội tôi cũng có một cơi trầu như thế. Khi tôi lớn lên, mắt bà đã lòa, răng không còn chiếc nào. Trong cơi trầu của bà vì thế, có thêm một ống ngoáy (cối) để giã trầu cho nát trước khi ăn.

Bà nội tôi không đi chợ được nên những món cần dùng phải nhờ người quen mua giùm, hoặc sai chị em tôi “chạy” ra quán một chút. Cây cau, nọc trầu do ông nội tôi trồng. Chị em tôi có bổn phận chiều nào cũng xách nước (từ giếng) tưới trầu cho bà. Để nọc trầu khô héo không chỉ bà nội không có cái ăn mà còn bị… thất lộc. Ông nội thường bảo thế để nhắc nhở chúng tôi đừng quên bổn phận. Hái trầu cũng là phần việc của chị em tôi. Bà dặn không hái lá trầu lương (lá mọc từ dây trầu cái) hoặc lá quá non. Cũng không được chừa cuống lá còn dính lại trên dây trầu.

Riêng việc trèo cau là phần của chị tôi, đơn giản vì tôi không biết trèo. Chị dùng tay chuối khô kết lại thành chiếc hài hình số 8, cho hai bàn chân vào đó để có thể bám vào thân cau mà trèo lên. Chọn buồng cau nào dưới cùng, hái một trái thả xuống cho tôi bửa (chẻ) ra thử coi vừa chưa. Ruột cau còn bộng (trống) là còn non, không hái.

Bà nội tôi ăn trầu với cau tươi. Nếu nhiều quá thì chẻ ra lấy ruột phơi khô, khi ăn đem ngâm vào nước cho mềm. Vỏ cau bà bảo đem bỏ ra ngoài đường để xe và người giẫm lên cho… cau được mỏng vỏ.

Tôi thường lân la ngồi bên bà nội, giành lấy việc têm trầu, chẻ cau, ngoáy trầu cho bà, tinh nghịch bóp đôi vỏ cau lại (phần trên của vỏ) gắn dính vào môi một cách thích thú. Những lúc ấy bà nội hay đưa tay xoa đầu tôi với nụ cười móm mém.

Bà nội tôi đã đi xa, bây giờ dường như cũng không còn mấy ai ăn trầu nữa, nhưng trong tôi vẫn không quên được cơi trầu ngày xưa của bà.

Trà Kim Long



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2024(Xem: 3657)
Đến một lúc chợt bàng hoàng thảng thốt! Thì ra cuộc sống này phù du đến thế ư? Chỉ là bao gồm ý nghĩa của những danh từ “Tư tưởng, ý niệm, hành xử, cảm xúc” Trước đối tượng Cảnh, Người được ta liên tục nhận thức !
03/04/2024(Xem: 1606)
Lạy Mẹ hiền Quán Thế Âm Diệu âm tiếng dội ngàn năm Tạ ơn tình thương cao cả Con nguyện đốt đuốc soi đường. Hình hài một tấm sơ sinh Nguyên vẹn ánh đạo quang minh Thanh tâm này kim chỉ hướng Tây phương là chốn con về.
03/04/2024(Xem: 3876)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
01/04/2024(Xem: 2545)
Quay vòng lại tháng tư rồi Muôn hoa nở rộ, đất trời thắm xanh Sáng nay trời đẹp, nắng hanh Kia làn mây trắng nhẹ nhàng bay bay
01/04/2024(Xem: 32908)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
27/03/2024(Xem: 3325)
Cầu nguyện, ước nguyện là trạng thái tâm lý ! Phản ảnh sự mong chờ điều gì sẽ diễn ra Sẽ thành tựu đúng như ý …đó mà Và không biết có chính đáng hay còn tham bắt? Cũng không còn ai thắc mắc khi lễ tượng Bồ Tát ! Về sự hiện thân người nữ của Đức Ngài Một trong 32 hoá thân ứng hợp với mọi loài Từ Đế Thích,Tỳ kheo, Thần Kim Cang, Ưu bà Tắc ! Bao trùm sức mạnh huyền diệu, lòng đại từ chân thật !
27/03/2024(Xem: 1653)
Em tôi đập đá mua hạt vàng Đôi tay rướm máu nắng chang chang Mồ hôi mặn hay giọt lệ đắng Khóc tuổi thơ từ thuở mất cha. Em tôi bán từng tấm vé số Ngày lang thang trên mọi nẻo đường Tối về lấy vỉa hè làm tổ Đêm ngủ mơ vòng tay yêu thương.
27/03/2024(Xem: 3418)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]