Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản văn: Pháp Đăng

07/12/201922:25(Xem: 8388)
Tản văn: Pháp Đăng
vhưu 2
Tản văn: PHÁP ĐĂNG
Cuối năm, lên núi thăm Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, hầu chuyện với Thầy trụ trì Thích Nguyên Minh, tôi được Thầy ban tặng một cuốn lịch để về treo đón năm mới Canh Tý 2020.
Mang lịch lên đài Quán Thế Âm lộ thiên, tôi ngồi lặng lẽ giữa khung cảnh im ắng tĩnh mịch mà lật giở từng tờ lịch để ngắm nghía nét họa chim hoa ong bướm, xem đọc và nghiền ngẫm từng câu chữ được thể hiện bằng thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh...
Mang lịch về nhà, tôi kính cẩn treo lên trên vách bên trái gian thờ, thắp nén hương trầm, rồi dành mười phút ngồi tĩnh lặng bên dưới tôn tượng Bổn Sư niêm hoa vi tiếu...
Cuốn lịch 12 tờ giấy roki, được gấp lại với hai bìa dầy và cứng, đã được mở ra.
Hình dáng một cây đèn dầu hiển hiện trên vách.
Cây đèn dầu bình dân bình dị thân quen. Không phải là một cây đèn măng-xông (manchon), cũng không là đèn bão, đèn sạc pin, đèn sạc điện đắt tiền thời văn minh hiện đại, mà thật khiêm tốn mộc mạc khi chỉ là một cây đèn dầu. Thật ấn tượng, thích thú!
Tôi biết, tôi hiểu đó là ngọn đèn dầu đến từ thiền môn. Nhưng tôi không thích gọi là "Thiền Đăng", vì sẽ có sự uyển chuyển biến hóa của ngôn ngữ tiếng Việt qua nghệ thuật "nói lái" mà trở thành "Thằng Điên", hi ha hi hô... Vả lại, gọi là "Thiền Đăng" nghe có vẻ cao siêu quá, huyền bí huyền ảo quá, lại thấy xa xăm đâu đó trên mây trên trời mờ mờ mịt mịt, trong khi trước mắt ta đang là một ngọn đèn dầu gần gũi vô cùng. Nên tôi thích gọi đó là "Pháp Đăng", ngọn đèn được thắp sáng bằng pháp đạo soi rọi nẻo trần...
Pháp Phật nhiệm mầu. Nhiệm mầu ngay từ những câu chữ nét chân phương, những thanh âm nhẹ nhàng, những thông điệp chân chất, đọc sao thấy vậy, nghe đâu hiểu đó...
"Con đã về từng bước chân thanh thản"
"Hạnh phúc của ba má là gia tài quý nhất mà ba má để lại cho chúng con"
"Quẳng gánh lo đi"
"Buông bỏ được thì có hạnh phúc tức thì"
"Nghe bằng âm từ bi"
"Có bùn mới có sen"...
Xin cảm ơn Bùn, cảm ơn hôi tanh, cảm ơn chướng duyên, cảm ơn đau khổ... Thơ rằng:
Có Đời mới có Đạo soi
Không Đời thì Đạo trưng chơi khỏi dùng
Có Sen nhờ có vũng Bùn
Không Bùn sao có sắc hương Sen đài?
Có Bùn mới thấy xấu sai
Bùn tanh Bùn sệch thiệt thòi tên kêu
Sen tên thánh thiện mỹ miều
Thơm xinh được biết bao nhiêu nhờ Bùn
Đời lao đao với vô thường
Giữa Bùn mà sống xin đừng bi quan
Đời là bể khổ mênh mang
Làm hoa Sen trắng hồng vàng thanh cao
Cảm ơn Bùn đã tanh tao
Cho Sen xinh đẹp, ngạt ngào hương đưa
Cho Sen thơm ngát cõi Chùa...
Cư sĩ Vĩnh Hữu

vhưu 3

vhưu 1

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 11882)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15078)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
21/10/2010(Xem: 10485)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11172)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 11987)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 7784)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10339)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 10649)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
11/10/2010(Xem: 9082)
Một lá thư là đủ cho anh vượt qua và hướng về em để nói khi ngọn gió thổi qua đêm dùng nó như máu để viết bài thơ bí mật nhắc nhở anh mỗi lời đều là lời cuối
11/10/2010(Xem: 14021)
tọa chủ Ấn Nhất Tâm trang viện người Thầy đã dẫn dắt tôi trở về cùng Danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật và cõi tịnh độ trang nghiêm. với niềm tri ân không thể tỏ bày nơi đây...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]