- Tăng Nhân Đất Quảng (thơ)
- Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa
- Đại Sư Như Điển (thơ)
- Phước Đức Vẹn Toàn (thơ)
- Quảng Nam-Địa Linh Nhân Kiệt (thơ)
- Vài hồi ức về Hòa Thượng Thích Như Điển
- Kỷ Niệm 40 Năm Chùa Viên Giác Hannover & 40 Hội Phật Tử VNTN tại CHLB Đức
- Vằng Vặc Một Mảnh Lòng, Tuyển Tập Chúc Mừng Sinh Nhật HT Thích Như Điển
- Hình ảnh Lễ Mừng Thọ 70 HT Thích Như Điển
- Sự hình thành, phát triển và tồn tại của Chi Bộ Đức Quốc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hơn 40 năm qua(1979-2019)
- Niệm Ân Hòa Thượng (thơ)
- Thành Kính Mừng Thượng Thọ 70
- 40 Năm Hoằng Pháp của Thầy Tôi
- Tôi đã được nghe như thế này (thơ)
- Cơ Duyên Thuở Trước
- Hoa Trong Đá, Lá Muôn Ngàn (thơ)
- Thư Mời Tham Dự Những Ngày Đại Lễ Tại Chùa Viên Giác - Đức Quốc (từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019)
- Tiểu Sử Hòa Thượng Toàn Nhâm-Vi Ý-Quán Thông (1798-1883)
- Những năm tháng làm báo Viên Giác
- Chân dung một nhà văn
- Hòa Thượng Thích Như Điển
- Cảm Niệm Tri Ân Hòa Thượng Thích Như Điển
- Hòa Thượng Thích Như Điển lễ Pháp Hoa Kinh mỗi chữ một lạy
- Hòa Thượng Thích Như Điển lễ Niết Bàn Kinh mỗi chữ một lạy
- Email Kính thăm Ôn từ phương xa
- Kỷ Yếu Hoằng Pháp
- Chương Trình Văn Nghệ "Về Lại Chùa Xưa" trong Đại Lễ Mừng Chu Niên 40 Năm Thành Lập Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc (27-30/6/2019)
- Pháp Hội Tụng Kinh Đại Bát Nhã tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
- Dâng Thầy Một Đóa Hoa Tâm
- Kính ngưỡng Pháp Hội Bát Nhã
- Mùa Đông Xứ Người (thơ)
- Kính Mừng Pháp Hội Bát Nhã viên mãn
- Cảm nghĩ của một Phật tử từ phương xa về Lễ mừng Khánh Tuế HT Như Điển
- Tạ Ân Thầy (thơ)
- Tường thuật Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm thành lập Chùa Viên Giác (1978-2018)
- Nguyên Đạo Văn Công Tuấn Giới Thiệu Sách Mới tại Viên Giác 27.06.2019
- Thách thức và thành công giữa Toàn cầu hóa & Giữ gìn truyền thống. Về người tiên phong xây dựng ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, Hòa thượng Thích Như Điển.
- Niệm Ân Thầy (thơ)
- Đặc San Văn Hóa Phật Giáo_40 Năm Viên Giác_Đức Quốc
- Chương Trình chi tiết của những buổi lễ tại Chùa Viên Giác Hannover từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 (thứ năm đến chủ nhật)
- Photo Đại Lễ 40 Năm Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
- Một Chuyến Hành Hương... ngập tràn an lạc...
- Ngưỡng Mộ (thơ)
- Người Trồng Sen Trên Tuyết (thơ)
- Lối Mòn
- Đức Chúng Như Hải
- Khánh Tuế Đạo Thọ (thơ)
- Clip nhạc: Kính Mừng Khánh Thọ (Gia Huy Music:Tâm ca)
- Giấc mơ trở thành sự thật
- Kính mừng Khánh Thọ Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác
- Clip nhạc: Có Không- Gia Huy Music: Tâm Ca
- Mãi Một Niềm Hoài Vọng Với Quê Hương, kính dâng Hòa Thượng Thích Như Điên nhân lễ mừng khánh tuế 70 tuổi
- Nhân bệnh dạy Chúng- Gia huy music: Tâm ca
- Video: Đại Lễ Khánh Thọ 70 Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển
- Những bài thơ và câu Sinh nhật lần thứ 70 Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển
- Chuyện bên lề Đại Lễ Chùa Viên Giác
- Trẩy Hội Đại Lễ Chùa Viên Giác (Trần Thị Nhật Hưng)
- Pháp Ngữ của Hòa Thượng Thích Như Điển
- Niềm Vui Nơi Lễ Hội
- Tâm Bao Thái Hư, Lượng Châu Sa Giới
- Mừng hai sự kiện lớn tại chùa Viên Giác Hannover
Vào năm 2005 tôi đọc được trong một tạp chí của Làng Mai, HT Thích Nhất Hạnh trong bài Tịnh độ cầm tay ( The portable Pureland) đã cho rằng cây Phật Giáo VN đem trồng sang Âu châu và Châu Mỹ mới chỉ là những cây trồng trong chậu và khó phát triển tươi tốt được như Phật Giáo Tây Tạng, lúc ấy tôi vẫn nghĩ là tình trạng này sẽ còn tệ hơn khi lớp trẻ càng ngày càng ít đến chùa vì đã hội nhập vào văn hóa Âu Mỹ, với nền công nghệ và văn minh tân tiến .
Nhưng năm nay 2019, nhân được cơ duyên theo dõi những chuyến hoằng pháp Âu Châu mới đây và có dịp xem lại những chuyến hoằng pháp Âu Châu và Mỹ Châu khác cũng do HT Thích Như Điển hướng dẫn trong suốt nhiều năm qua thì nhận thức ấy đã hoàn toàn thay đổi trong tôi ...
Qua bài viết " Sự hình thành, phát triển và tồn tại của chi bộ Đức Quốc thuộc Giáo hội Phật Giáo VN thống nhất hơn 40 năm qua " của HT Thích Như Điển và cũng nhờ đọc " Kỷ yếu hoằng pháp " của TT Thích Nguyện Tạng chủ biên cũng như bài viết của TT Thích Hạnh Giới " 40 năm hoằng pháp của Thầy tôi " tôi mới được biết thêm về sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của Ngài và công đức Ngài đã tích lũy được trong bao năm không thể kể được ...
Con xin viết đôi dòng tán dương, kính ngưỡng bậc chân tu quý kính, một bậc Minh Sư mà hàng đệ tử khắp nơi đang quy tụ về để tri ân và thành kính dâng lời chúc mừng nhân ngày Khánh thọ và Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập chùa Viên Giác (1978-2018 )
Quảng Nam lòng đất nở hoa,
Chuyển về Nhật, Đức ....ngồi toà Chân Như !
Tuệ giác nguồn chảy vẫn ...dư,
Hướng về đệ tử ...thuyền Từ chở trăng .
Phước điền công đức càng... tăng,
Diễn dương Chánh pháp, ánh quang rạng ngời ...
Đỉnh xuân từng bước thảnh thơi
Dòng thiêng tiếp nối ... trì...lời Minh Sư
Có một điều lạ mà không hiểu tại sao mắt tôi bổng nhiên như rưng lệ khi đọc những dòng chữ này trong thư mời các Phật tử khắp nơi về tham dự Đại Lễ tại chùa Viên Giác của HT Thích Như Điển:
- Từ ngày 15.06 đến ngày 26.06.2019, Thượng Toạ Thích Hạnh Tấn, Trụ Trì Tu Viện Vô Lượng Thọ sẽ hướng dẫn Môn Phong Pháp Phái Viên Giác cùng chư Tôn Đức Tăng Ni Phật Tử trì tụng bộ Đại Bát Nhã 600 cuốn của Cố Hoà Thượng Thích Trí Nghiêm dịch ra Việt ngữ. Quý Ngài và Quý Vị muốn tham gia Đại Pháp Hội này xin liên lạc về Chùa Viên Giác để ghi danh.
- Suốt trong thời gian những ngày Đại Lễ, chùa không thâu lệ phí ẩm thực. Chùa Linh Thứu tại Berlin phát tâm trang trí Chánh Điện và Hội Trường và cúng dường 300 bình bát cho chư Tăng Ni và 4.000 đĩa đựng thức ăn.
- Sư Cô Thích Nữ Hạnh Trang, Trụ Trì Chùa Viên Quang Tuebbingen, phát tâm thực hiện việc ẩm thực cho Chư tăng Ni trong suốt 4 ngày Đại Lễ.
- Một vài chùa và các Chi Hội địa phương ở Đức phát tâm nấu thức ăn cúng dường trong suốt những ngày Đại Lễ.
- Phái Đoàn Tăng Ni và Phật Tử đến từ Quảng Nam phát tâm cúng dường mì Quảng
Sao mà cảm động quá đệ tử xa xôi từ Quảng Nam đến mà cũng phát tâm cúng dường ....Phải chăng bao nhiêu ân đức Ngài trao ra đều không một ai có thể quên ! Còn nữa ...nói làm sao được sự ngưỡng mộ trong tôi đối với sự bày tỏ lòng tri ân của TT Thích Hạnh Tấn đến với Sư Phụ mình một cách mãnh liệt và tha thiết đến thế và tôi đã tìm đọc lại vài phẩm kinh mà tôi đã chép lại như lời dạy của Phật thì tôi biết rằng ... TT Thích Hạnh Tấn đã chứng tỏ được rằng Thầy đã thấu hiểu rõ lời dạy của ĐấngThế Tôn truyền giảng trong suốt 22 năm với đại kinh Bát Nhã mà. trong đó lời dạy chủ yếu về Phước Đức là "Tâm sinh Phước nhiều gấp bội phần Điền sinh Phước ( phẩm 33) " và Thầy đã ứng dụng vào sự tu tập và bày tỏ lòng tri ân đó đến với Minh Sư của mình, thế nên chỉ cần Thầy vừa có ý nghĩ là tụng trì kinhĐại Bát Nhã này để tạ ân Minh Sư của mình thì Phước báu đã trùm khắp và Phước ấy sẽ tự động đến HT Thích Như Điển để cúng dường ...
Ngoài ra việc đọc tụng thật lớn tiếng và chung nhiều người cùng tâm nguyện cũng rất là hiệu quả và linh nghiệm, trong thời gian bắt đầu học Đạo tôi đã biết thế nào khi đọc lớn tiếng bằng cách áp dụng phương cách đọc tụng kinh của Lạt Ma Zopa Rinpoche trong kinh Chánh Pháp Sanghata ( thuộc hệ kinh Đại tập Bộ ) nên tôi đã nhận ra TT Thích Hạnh Tấn đã áp dụng phương cách này vào việc đọc tụng kinh Đại Bát Nhã nơi đây :
" Kinh văn có nhiều đoạn là lời nói trước tiếp của Phật nên đọc kinh là mang giọng nói của mình làm sống lại tiếng lời của Phật trong thế giới hôm nay
Nhất là Bộ kinh Bát nhã mà Phật đã dành trọn 22 năm để thuyết giảng đo đó đọc kinh này không những gặt hái được cho mình một kho tàng công đức đồ sộ mà còn góp phần trực tiếp vào việc bảo vệ hoằng dương chánh pháp
Cũng như khi đọc kinh ta hãy quán tưởng rằng Đức Phật đang truyền thọ giáo pháp đến cho mình vào ta sẽ thật sự cảm giác một sự thành tựu vi diệu nào đó trong tim mình ngay lúc đang đọc ...
Nhất là khi đọc lớn tiếng ta hãy tự nghĩ rằng mình cũng đang nói pháp ấy cho tất cả mọi loài trong 6 cõi luân hồi cùng nghe vì Kinh Phật là liều thuốc thần diệu chữa lành bịnh vọng tâm vô minh và sẽ giải thoát mọi phiền não nhiễm ô ác nghiệp.
Khi hoàn kinh hãy quán tưởng rằng mình và tất cả chúng sinh hữu tình đều nhận được vô lượng ánh sáng cam lồ từ vô lượng Bồ tát nhờ đó thanh tịnh được vô lượng nghiệp chướng "
Và cũng theo Cố HT Thích Thiện Siêu trong lời mở đầu của Luận Đại Trí Độ ( gồm 5 quyển cả thảy hơn 5000 trang ) năm 402 Tây lịch pháp Sư Tây Tạng Cưu Ma La Thập đã dịch Đại phẩm Bát Nhã ra thành kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa ( tương đương với Hội thứ hai trong kinh Đại Bát Nhã 600 quyển của Ngài Huyền Trang dịch và đã được Cố HT Thích Trí Nghiêm Việt dịch lại ) và Đại trí độ luận cũng do Ngài Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch gồm 100 quyển với 90 phẩm từ Phẩm Tựa cho đến phẩm Chúc Lụy .
Theo Ngài Thiện Siêu thì kinh Đại Phẩm Bát Nhã nhấn mạnh về lý thật tướng diệu hữu . Ngài cũng nhấn mạnh rằng nếu không thấu triệt được tính Chơn không của hiện hữu thì hữu ấy chỉ là vọng hữu, chỉ khi nào ta thấu triệt tính Chơn không của hiện hữu thì hữu ấy được gọi là DIỆU HỮU.
Như vậy làm sao những kẻ phàm phu căn cơ kém như tôi có thể hiểu được đây ...nhưng tất cả đều do Tâm chuyển ta cứ đọc tụng thật lớn thì Phước báu tích tụ dần sẽ có một ngày ....hiểu thấu .
Theo trangnhaquangduc /Facebook tôi được biết đây là Pháp hội Bát Nhã lần đầu tiên được tổ chức tại Chùa Viên Giác mà chưa nơi nào trong và ngoài nước có thể thực hiện , đây cũng là điều hiển nhiên vì hãy nghĩ tưởng đến Đức Phật đã phải dùng đến 22 năm để truyền giảng mà chưa biết số người thâm hiểu là bao nhiêu thì chuyện người có tâm để thọ trì đọc tụng bộ kinh gồm cả ngàn trang không phải là một chuyện rất hy hữu giữa thế gian trong thời hiện đại này sao ?
Theo thiển ý của hậu bối ( một Phật tử phương xa cách nửa vòng bay thế giới ) Phật giáo không những là con đường thoát khổ mà còn là nét đẹp đời sống tâm linh, là nền tảng trí tuệ, đạo đức cho những sinh hoạt nhân văn xã hội: tâm lý, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, kể cả lãnh vực khoa học tự nhiên v.v… đã đem lại một đời sống hạnh phúc toàn diện cho quê hương đất nước – mà chùa là nơi thể hiện tinh thần lợi lạc quần sanh vô ngã vị tha – đã gắn bó với dân tộc Việt qua hàng ngàn năm lịch sử.
Việc HT Thích Như Điển đã đào tạo biết bao nhiêu đệ tử xuất gia và giúp họ kiến tạo biết bao nhiêu ngôi chùa trên nhiều quốc gia khác nhau tại Âu Châu và Việt Nam thì bất cứ người đệ tử nào cũng nên học theo đạo tâm như TT Thích Hạnh Tấn và riêng cá nhân tôi cũng đã hiểu vì sao TT Thích Nguyên Tạng đã đem hết công sức để hoàn thành quyển Kỷ Yếu Hoằng Pháp nhằm dâng lên lòng Tri ân của mình đến bậc chân tu thạc đức kính quý nhân ngày Khánh Tuế Hoàng Kim 71 tuổi của Ngài và nhân dịp đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập chùa Viên Giác ( Hannover/ Đức Quốc ) và trong tôi niềm cảm phục và ngưỡng mộ giới đức của TT Nguyên Tạng đã tăng thêm hơn trước nhiều lắm ...
Tôi cũng nguyện rằng mình sẽ noi gương TT Thích Hạnh Tấn, TT Thích Nguyên Tạng cũng như tất cả đệ tử xuất gia và tại gia của HT Thích Như Điển nói chung, phải làm sao được kính dâng đến Ngài lòng tri ân của một Phật tử hậu bối và kính chúc Ngài mãi vững như Thạch Trụ cho ngôi nhà Phật giáo tại hãi ngoại .
Lời cuối một lần nữa, kính xin dâng đến Ngài vài vần thơ quy ngưỡng rất chân thành của hậu bối như lời chúc Thọ và tán dương
Tâm thành kính ngưỡng....tán dương Phương Trượng
Nẻo về bến Giác ...hùng lực chở niềm tin .
Giáo diễn chân truyền, giới Đức quang minh ,
Hãi ngoại đất thiêng ....hội tụ người tinh tấn !
Cơ nghiệp nhiệm mầu ...tay trao Pháp ấn,
Đệ tử bốn phương .. một dạ tri ân .
Trí Bi tuỳ thuận ...thể hiện toàn Chân
Tuổi hạc vút bay ..ngại gì sương tuyết ..
.
Chấp tay sen kính ngưỡng ...Đạo Tâm ưu việt!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Huệ Hương
Melbourne 27/6/2019