Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính Mừng Phật Đản 2643

19/04/201918:07(Xem: 6898)
Kính Mừng Phật Đản 2643

Duc Phat Dan Sanh-1
KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN 2643 

(Vesak năm 2019 tại Việt Nam, với Phật Lịch 2563) (1)

 
Phật lại về khắp năm châu bốn biển
Trong lòng người với nếp sống an nhiên
Hoà hợp nhau thể hiện pháp tịnh thiền (2)
Cao đẹp quá sáng soi cho nhân loại
 
Phật lại về giúp bao người sảng khóai
Vì từ đây Trí Tuệ tiếp dẫn đường (3)
Đối đãi nhau bằng tất cả Tình Thương
Khai Ngộ Nhập hiển bày Tri Kiến Phật (4)
 
Phật lại về buông xả đừng tất bật
Phật ở trong chứ không phải sắc trần
Quán chiếu tâm khất thực sống tri ân
Diệt bản ngã chuyển hoá bao nghiệp lực (5)
 
Phật lại về dạy bao người Phước Đức
Qua tu hành và phụng sự chúng sanh (6)
Chia sẻ nhau giúp đạo quả viên thành
Cùng Giác ngộ thong dong đường giải thoát
 
Khi tất cả mọi người đều cùng đạt
Niềm an vui lợi ích sống thái bình
Chan hoà cho khắp cả mọi chúng sinh
Đấy mới chính Mừng Phật Đản đúng nghĩa
 
Pháp Hoa – Nam Úc, Rằm/3/ Kỷ Hợi (19/04/2019)
Thích Viên Thành (Hạnh Trung)


Ghi chú:
 
(1)           Kễ từ năm 1999 Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công nhận Lễ Phật Đản LHQ (Vesak LHQ) và quyết định, hàng năm tại Trụ Sở LHQ ở New York cũng như cho từng quốc gia đăng cai, đứng ra tổ chức Đại Lễ Vesak (còn gọi là Lễ Tam hợp với ba sự kiện:Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn, đều diễn ra trong tháng Vesak). Năm nay 2019 tại Việt Nam được Liên Hiệp Quốc chọn làm nơi Tổ Chức Vesak, Mừng Phật Đản lần thứ 2643, tức là kỷ niệm ngày Phật Đản sanh, đã được 2643 năm, với gần 120 Quốc gia được mời tham dự, với Phật lịch 2563 (tức là kể từ ngày Phật thành đạo, đến nay đã được 2563, sau 80 năm hoằng pháp, lợi sanh khắp các vùng ở Ấn Độ).
(2)           Bản thể của Tăng Già là Thanh Tịnh và Hoà Hợp: Tăng già là Tăng Bảo, một trong Tam Bảo, là nơi nương tựa vững chắc và quy hướng cho chúng sanh.
(3)           Bản chất cao đẹp của Đạo Phật là Tình Thương và Trí Tuệ, nên từ năm 2009 do Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo và Tâm Linh (ICARUS) họp tại Geneve, Thụy Sĩ, gồm tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo khác, bao gồm Thiên Chúa, Tin Lành, Do thái, Hồi giáo …. Đã bầu chọn, vinh danh Đạo Phật, và trao tặng danh hiệu vô cùng cao quý, đó là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”. vì những lý do chánh như sau:
1 Yêu chuộng hoà bình từ học thuyết đến hành động.
2 Khác với nhiều tôn giáo, đạo Phật không có người lãnh đạo tối cao, nắm mọi quyền hành trong tay.
3 Phật giáo là hiện thân của “nhân bản” của một xã hội công bằng thật sự không người bóc lột và hiếp đáp người.
4 Giáo lý và các Pháp tu của ĐạoPhật sẽ giải quyết được vấn nạn của xã hội hiện đại, nhất là thời kỳ của“cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư” kỷ thuật số 4.0.
(4)           Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã dạy: “Phật vì một đại sự nhân duyên, mới thị hiện xuống cõi trần, đó là: “Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”
(5)           “Tu là quá trình, quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã và chuyển hóa nghiệp lực của mình” ai đã từng trải nghiệm qua những điều trên, thấy có kết quả tốt, đó là an lạc và giải thoát, thì mới Tu đúng đường, bèn không thì hãy lo điều chỉnh lại, kẻo sẽ mãi làm khách phong trần, mỗi ngày mỗi rời xa chân tâm.
(6)           Đức Phật dạy: “Phụng sự chúng sanh tức là cúng dường chư Phật” cho nên, sống biết khiêm cung, biết hướng dẫn nhau cùng tiến lên con đường gải thoát, giác ngộ và phụng sự, chia sẻ với mọi người, đó chính là người con Phật và chúng ta cũng đang cúng dường chư Phật vậy. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 9552)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 8411)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 6877)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang macgiang@y7mail.com
04/08/2010(Xem: 6255)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 6965)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 6697)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 8984)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 12511)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 25262)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 8009)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567