Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cao Đẹp Người Tu (thơ)

08/09/201817:05(Xem: 5987)
Cao Đẹp Người Tu (thơ)

khat thuc

CAO ĐẸP NGƯỜI TU
 
Trì bình khất thực hạnh Tăng Già (1)
Đệ tử truyền thừa Đức Thích Ca
Một bát ba y (2) hành chánh Pháp
Bát phong (3) tam độc chuyển thành hoa
Thong dong tự tại trên đường giác
Lận đận cứu mê thoát lửa nhà (4)
Pháp Ấn (5) cẩm nang hành Phật sự
Ta Bà Tịnh Độ vốn không xa (6)
 
Pháp Hoa – Nam Úc
Cuối Mùa Vu Lan - Mậu Tuất (2018)
Thích Viên Thành




Ghi Chú:

(1)   Khất thực hạnh của Tăng Già,
Trên cầu Phật đạo giác tha dân lành,
Ba y một bát tinh anh,
Diệt trừ ngã chấp, tịnh thanh cõi lòng,
Đơn giản không bệnh thong dong,
Gần gủi sanh chúng tiêu vong não phiền.
(2)   Tam y, nhất bát: Trong Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân, điều thứ bảy có ghi:…Thường niệm tam y, Ngoã bát pháp khí (tức là: Thường nhớ ba y, Pháp khí bình bát)…, vì đó là y phước điền, y giải thoát trong giới đức tinh nghiêm biểu hiện sự trang sức, là lễ phục đẹp nhất của người tu sĩ Phật giáo. Ngoài tấm yra, thì “bình bát” của Đức Phật được xem là bảo vật, là thọ mạng của Tăng Già, vì “bát” dùng để hàng ngày đi xin ăn nuôi sống thân mạng...Nên biểu tượng của việc "Truyền Tâm Ấn" cũng là truyền “Y Bát” tức là truyền pháp Y và Bát, gọi ngắn là "y bát".
(3)   Bát phong: Lợi, Suy, Vui, Khổ, Vinh, Nhục, Khen và Chê. tức là Tám Ngọn Gió làm ảnh hưởng, rối loạn tâm thần con người. Người Tu nên nhắc nhau: phải sống thật vững vàng, dù cho phải thường xuyên đối mặt với tám gió thổi mà không lay động (bát phong xuy bất động).
 Tam độc: Tham sân Si: 
là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người.
(4)   Nhà lửa: Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật ví Thế gian này như “nhà lửa”, nhưng chúng sanh đang đắm mê, vui chơi trong đó, để phải khổ lụy, nên Ngài phải dùng phương tiện để dụ dẫn ra…
(5)   Trong tất cả các Kinh, Đức Phật chỉ truyền duy nhất một Thông Điệp đó là Tam Pháp Ấn: Vô Thường - Khổ - Vô Ngã. Nếu không có những Pháp Ấn này thì không phải là Kinh Phật. Ai ngộ được một trong ba Pháp Ấn này, cũng xem như đã Ngộ Đạo được một phần.
(6)   Tâm tịnh là Quốc độ tịnh. Nếu biết Tu thì Phiền não tức Bồ Đề, thì Ta Bà hoá thành Tịnh Độ đâu xa !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2023(Xem: 2114)
Kính đa tạ Giảng Sư đã giới thiệu pháp “Lục Căn Sám hối” Là cách tu nhiếp tịnh ba nghiệp Ý, khẩu, thân Do vua Trần Thái Tông tự thực hiện thành tâm Nhằm tẩy sạch cấu uế các căn qua Giới, Định !
16/06/2023(Xem: 2354)
Hôm nay Thầy giảng về Thiền Căn cơ Cư sĩ hợp duyên pháp nào Pháp thiền đạo Phật diệu mầu Giúp ta giải thoát khổ sầu sanh ly Thiền là Thiền định quy y Là Giới ĐịnhTuệ hành trì tinh chuyên
15/06/2023(Xem: 2697)
Khi sinh ra là chúng ta bắt đầu cuộc hành trình đi đến nấm mồ của chính mình. Chúng ta thường lãng quên một điều rằng mỗi người có mặt trên thế gian này để sống – để trưởng thành, nghĩa là đi sâu vào bản thân mình chứ không chỉ bước theo bước thời gian đến cõi hư vô….mà phải chiêm nghiệm được rằng:
15/06/2023(Xem: 13040)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
09/06/2023(Xem: 1831)
Muốn làm con Phật thật hay không Động lực từ đâu tự hỏi lòng Chán cảnh trôi lăn vòng sanh tử Đoạn lìa khổ sở dứt long đong
08/06/2023(Xem: 2689)
Một thoáng đi về ở kiếp sơ, Cõi ấy hư không không bến bờ. Không trời không đất không mây gió, Không cả ngày đêm không phút giờ.
08/06/2023(Xem: 2162)
Sáu nhân tương ứng với bốn duyên Trổ quả vị lai hoặc hiện tiền Hành hoạt thiện lành hay tà ác Hiểu rằng sướng khổ chẳng ngẫu nhiên
02/06/2023(Xem: 2224)
Say mê ngũ dục hại thân tâm Danh sắc vây quanh kín lục căn Lục phủ da bì xương máu mủ Cớ chi vì chúng mãi tham sân Giới quy nuôi dưỡng tâm an lạc Duyên hợp vô thường tạo tác nhân Phật pháp dung thông vô lậu hoặc Tư tu trạch Pháp dứt trầm luân
01/06/2023(Xem: 3832)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
01/06/2023(Xem: 3768)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567