Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gần Phật Và Xa Phật (thơ)

28/08/201818:28(Xem: 8276)
Gần Phật Và Xa Phật (thơ)

GẦN PHẬT

VÀ XA PHẬT

Buddha_15 

Ở trong tịnh xá Kỳ Hoàn

Nơi thành Xá Vệ hương ngàn thênh thang

Cỏ cây rực rỡ ánh vàng

Phật ngồi thuyết pháp cho hàng chư Thiên.

Bấy giờ ở nước kế bên

Hai thầy tu nọ lòng riêng ước thầm

Mong sao gặp Phật một lần,

Rủ nhau đi, chẳng ngại ngần đường xa.

Vượt vùng đồng đất bao la

Giữa nơi biên giới không nhà dân gian,

Nơi đây hạn hán quanh năm

Xác xơ đồng ruộng, khô cằn hồ ao

Hai người vất vả biết bao

Khát khô cả cổ. Nước nào tìm ra!

Đi hồi lâu thấy xa xa

Vũng lầy có nước. Nhưng mà khổ thay

Đầy trùng lúc nhúc trong đây

Uống vào uống cả trùng này mất thôi

Thế là phạm giới luật rồi,

Một người vội vã thốt lời can ngăn:

"Hãy theo lời Phật khuyên răn

Nhân từ làm gốc, giữ tâm trong lành

Nếu ta giết hại chúng sanh

Để mình tranh sống, cũng thành uổng đi

Dù sau thấy Phật ích gì

Hãy nên giữ giới. Sá chi thân mình!"

Người kia suy nghĩ, làm thinh

Rồi lên tiếng nói: "Khát đành chết sao?

Tạm thời hãy uống nước vào

Sống mà gặp Phật! Còn bao dặm đường!

Quanh đây vắng khách thập phương

Nào ai thấy được mà vương bận lòng!".

*

Hai người, hai ý bất đồng;

Người không giữ giới uống xong đi liền

Riêng mình mạng sống tạm yên

Lên đường tìm Phật nơi miền xa xôi.

Người kia Phật dạy, nhớ lời

Quanh năm giữ giới, suốt đời tu tâm

Giờ tuy chết khát chẳng cần,

Trên đường tìm Phật tiến gần biết bao

Cõi trời Đao Lợi sanh vào

Vội tìm lễ Phật. Đứng hầu một bên.

Còn người phá giới bình yên

Tới thành Xá Vệ, quỳ bên Phật đài

Sụt sùi giọt ngắn giọt dài

Cúi đầu bạch Phật: "Lúc ngoài đồng hoang

Con còn người bạn chung đường

Thiết tha tìm Phật tâm thường hằng mong

Chẳng may khát nước mệnh chung

Tiếc rằng không được đến cùng Thế Tôn!"

Phật bèn dạy, giọng ôn tồn:

"Ta hay biết chuyện mà con nói rồi!"

Chỉ người đứng cạnh bên ngài

Phật thêm: "Đây chính là người bạn con

Một lòng giữ giới cho tròn

Sau khi mãn kiếp lên luôn cõi Trời

Đủ duyên đến với ta thôi;

Còn con tuy đã tới nơi chốn này

Cũng là uổng phí công thay

Vì con phạm giới vừa đây trên đường!

Vẫn là xa cách ngàn trùng

Gặp ta thật đấy mà dường như không

Giới điều còn, Phật pháp còn

Giữ nghiêm giới luật: ghi lòng khắc tâm!"

Thầy tu phạm giới thẹn thầm

Cúi đầu nghĩ lại lỗi lầm vừa qua

Trong lòng sám hối thiết tha:

"Muốn gần Đức Phật, chớ xa giới điều!".

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa phỏng theo Truyện Cổ Phật Giáo)

__________________________________________________

 

Ý kiến bạn đọc
16/12/201812:15
Khách
tranh phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 11923)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15128)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
21/10/2010(Xem: 10503)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11191)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 12035)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 7800)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10366)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 10668)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
11/10/2010(Xem: 9096)
Một lá thư là đủ cho anh vượt qua và hướng về em để nói khi ngọn gió thổi qua đêm dùng nó như máu để viết bài thơ bí mật nhắc nhở anh mỗi lời đều là lời cuối
11/10/2010(Xem: 14028)
tọa chủ Ấn Nhất Tâm trang viện người Thầy đã dẫn dắt tôi trở về cùng Danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật và cõi tịnh độ trang nghiêm. với niềm tri ân không thể tỏ bày nơi đây...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]